TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 1/8 – 7/8/2024

Top 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 5/9 - 11/9/2024
5/5 - (1 vote)

1. Chuyện gì đây: Warren Buffett bán ròng cổ phiếu 7 quý liên tiếp?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 1/8 - 7/8/2024

Thị trường chứng khoán Mỹ đang bị thu hút bởi thông tin giao dịch của Berkshire Hathaway khi đế chế nhà Warren Buffett đã tích trữ đến 277 tỷ USD trong quý II/2024 sau khi bán sạch một loạt cổ phiếu, bao gồm một nửa cổ phần nắm giữ tại Apple.

Nổi tiếng với việc nắm giữ cổ phần Apple từ năm 2016 nhưng báo cáo mới đây của Berkshire cho thấy Warren Buffett đã bán 390 triệu cổ phiếu Apple trong quý II/2024, sau khi đã bán 115 triệu cổ phiếu trước đó vào quý I nhằm chốt lời khi giá mã này tăng 23%.

Tính đến cuối tháng 6/2024, Berkshire vẫn nắm giữ 400 triệu cổ phiếu Apple, tương đương tổng giá trị 84,2 tỷ USD, sau khi đã bán đến gần 49% số cổ phiếu nắm giữ trước đó.

Tờ New York Times (NYT) cho hay tổng số tiền mặt mà Buffett tích trữ đã tăng từ 189 tỷ USD quý I/2024 lên 277 tỷ USD hiện nay chủ yếu là còn nhờ việc bán 75,5 tỷ USD cổ phiếu của nhiều hãng khác, bao gồm ngân hàng Bank of America (BoA).

Hiện Berkshire vẫn nắm giữ 41,1 tỷ USD cổ phiếu tại BoA tính đến cuối tháng 6/2024.

Tuy nhiên đây đã là quý thứ 7 liên tiếp Berkshire bán ròng cổ phiếu, nghĩa là bán ra chốt lời nhiều hơn mua vào.

Lợi nhuận từ một số hoạt động kinh doanh, đầu tư trong quý II của Berkshire đã tăng 15% lên 11,6 tỷ USD, cao hơn so với 10,04 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Gần một nửa số này đến từ khoản đầu tư mảng bảo hiểm của Buffett. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Phân tích cổ phiếu FPT – Câu chuyện dài còn ở phía trước

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 1/8 - 7/8/2024

Triển vọng doanh nghiệp

1, Thị trường công nghệ trong nước đang trong giai đoạn phát triển mạnh

– Thị trường công nghệ thông tin trong nước đang ở một pha tăng trưởng nhanh so với nhiều nước trong khu vực theo thống kê năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện tỷ lệ đóng góp của Kinh tế số vào GDP là hơn 16% cho thấy tầm quan trọng của việc đưa mọi nền tảng kinh tế – xã hội lên môi trường số. Ngoài ra, với chiến lược của Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra đối với lĩnh vực này là mức tăng trưởng 20 – 25% cho giai đoạn 2024 – 2025 và kéo tỷ trọng của của lĩnh vực này lên 20% tỷ lệ GDP cả nước, cho thấy nhiều khả năng Nhà nước sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ giúp đốc thúc tiến độ tiến lên kinh tế số ở nhiều ngành nghề – lĩnh vực (tỷ trọng kinh tế số ở mỗi lĩnh vực phải đảm bảo tối thiểu 10% theo thông tin của Bộ), từ đó sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho các doanh nghiệp tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số và làm công nghệ nội địa như FPT.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực phát triển công nghiệp ICT/công nghệ số của Việt Nam vẫn đang được duy trì xu hướng tăng trưởng tốt, điều này góp phần tạo thêm nguồn công việc và cơ hội về nhu cầu các công nghệ mới của các doanh nghiệp, cá nhân và cả Chính phủ. Với danh mục đầu tư và công nghệ cũng rất đa dạng thì FPT có lẽ kỳ vọng sẽ là nhà cung cấp dẫn đầu xu thế mới và nhập vào Việt Nam.

2. Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang là điểm đến hấp dẫn của IT outsourcing, trong đó FPT được hưởng lợi nhiều

Thị trường outsourcing IT do các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật đều thiếu nhân sự lành nghề so với tốc độ phát triển của công nghệ mới dẫn tới thị trường IT outsourcing, đặc biệt là off-shored có nhu cầu tăng trưởng rất lớn với tốc độ tăng trưởng 2 chữ số theo dự báo của Statista tới năm 2028. Trong đó, so sánh về chi phí trung bình của các vùng lãnh thổ thì Châu Á và Châu Phi hiện là hai vùng có giá thành nhân công rẻ nhất.

Trong đó, Châu Á nổi bật hơn vì ngoài giá thành rẻ, chất lượng nhân sự IT ở Châu Á, đặc biệt ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam có lượng nhân công dồi dào và được đào tạo để đáp ứng các nhu cầu thuộc nhiều phân khúc. Chính vì vậy, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn của nhu cầu outsource lực lượng lao động mảng công nghệ thông tin. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Shark Minh Beta bắt tay ông lớn AEON, chi 5.000 tỷ đồng mở 50 rạp chiếu phim khắp Việt Nam?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 1/8 - 7/8/2024

50 cụm rạp Aeon Beta Cinema sẽ được xây dựng với nguồn vốn đầu tư dự kiến vài ngàn tỉ đồng, theo hợp tác giữa Beta Media và AEON Entertainment.

16-06-2020 Rạp chiếu bủa vây trong khó khăn vì Covid-19, Minh Beta vẫn gọi vốn thành công 8 triệu USD, định giá Beta Media đạt mốc 1.000 tỷ đồng

Beta Media của Shark Minh Beta và AEON Entertainment – công ty con của AEON (Nhật Bản) vừa chính thức công bố công ty liên doanh tại Việt Nam.

Liên doanh này sẽ tập trung vào việc phát triển và vận hành chuỗi rạp chiếu phim cao cấp, cũng như đầu tư sản xuất phim điện ảnh và phát hành các bộ phim Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế tại thị trường Việt Nam.

Theo công bố, hai bên sẽ đầu tư để xây dựng hơn 50 cụm rạp chiếu phim cho tới năm 2035. Rạp chiếu phim đầu tiên sẽ được khai trương vào năm 2025.

Dự án sẽ xây dựng hơn 50 cụm rạp chiếu phim với thương hiệu Aeon Beta Cinema ở các tỉnh, thành trong cả nước đến năm 2035, với chi phí đầu tư vài chục tỉ yen (tương đương vài ngàn tỉ đồng).

Trước câu hỏi mỗi cụm rạp chiếu phim cao cấp ở Việt Nam cần đầu tư từ 3 – 7 triệu USD, trung bình khoảng 100 tỷ đồng, Shark Bùi Quang Minh (Minh Beta) – Chủ tịch Beta Group – chia sẻ trên Tuổi trẻ: “Con số này còn phụ thuộc vào việc mỗi rạp có bao nhiêu phòng chiếu và lựa chọn trang bị cơ sở vật chất như thế nào”.

“Để xây dựng một cụm rạp cao cấp, con số 100 tỉ khá phù hợp. Tuy vậy, với năng lực quản trị dự án và tối ưu chi phí, chúng tôi tin tưởng sẽ có thể xây dựng những cụm rạp đẹp và tốt nhất có thể với một ngân sách nhất định”, Shark Minh nói.

Với lĩnh vực sản xuất, phát hành phim, các dự án sẽ được triển khai với thương hiệu Aeon Beta.

Beta Media được thành lập từ năm 2014, là một công ty thuộc hệ sinh thái Beta Group của Shark Minh Beta. Đây là công ty phát triển và vận hành chuỗi rạp chiếu phim nhắm vào phân khúc tầm trung tại Việt Nam, hiện có 20 cụm rạp trên cả nước. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. 9 mẹo tiết kiệm khi còn là sinh viên

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 1/8 - 7/8/2024

Trong nhóm mình sinh viên cũng chiếm 30-50% nên mình chia sẻ một số kinh nghiệm tiết kiệm còn đầu tư Chứng Khoán từ nhỏ.

1. Mượn hoặc xin giáo trình:

Đặc thù của học Đại học đó là có những môn chỉ học 1 kỳ và sau đó tuyệt nhiên không cần dùng lại nữa. Vì thế mua những cuốn giáo trình và chỉ dùng trong thời gian ngắn thực sự rất tốn kém và lãng phí so với túi tiền của sinh viên. Hãy tận dụng nguồn sách của thư viện.

2. Phải phân biệt giữa “Cần” và “Thích”:

Thích thì vô cùng còn Cần chỉ có hạn. Ví dụ, bạn Thích một chiếc iPhone nhưng thực tế bạn chỉ Cần một chiếc điện thoại để nghe gọi và lướt web, giá 1/2 chiếc Iphone đó. Vì thế hãy hiểu rõ cái bạn thật sự Cần chứ không phải cái bạn Thích và luôn nhớ mình là sinh viên, chi tiêu cần giới hạn.

3. Mua trước đồ thiết yếu khi đi chơi:

Sinh viên là giai đoạn khá dư dả thời gian đồng thời cũng rất “máu me” việc đi chơi. Để tiết kiệm chi phí trong mỗi chuyến đi, bạn hãy chuẩn bị trước những đồ dùng thiết yếu.

4. Chia sẻ phòng trọ và chia nhau sắm:

Chi phí thuê phòng chiếm khá lớn trong chi tiêu hàng tháng. Bạn nên ở ghép với một hoặc một vài bạn khác. Đồ gia dụng các bạn nên chia ra mỗi người mua một loại để tránh lãng phí: người sắm nồi cơm điện, người mua bếp ga… Căn phòng của bạn sẽ đầy đủ vật dụng mà chi phí vẫn được san sẻ.

5. Luôn ghi lại các khoản chi tiêu:

Bạn hãy tập cho mình thói quen ghi lại những khoản chi tiêu hàng ngày dù lớn hay nhỏ. Từ đó bạn sẽ biết được lý do tại sao tháng này bạn tiêu nhiều tiền, tháng kia bạn tiêu ít tiền. Từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm để cân bằng chi tiêu hàng tháng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Vì sao bạn nên đầu tư chứng khoán

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 1/8 - 7/8/2024

Đầu tư chứng khoán mang lại nhiều lợi ích:

  • Kiếm lời từ nền kinh tế đang phát triển: Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của doanh nghiệp cũng tăng theo. Điều này rất dễ hiểu: tăng trưởng kinh tế tạo ra việc làm, tạo ra thu nhập và tạo ra doanh thu. Tiền lương càng cao thì nhu cầu của người tiêu dùng càng tăng lên, từ đó thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ và nắm vững các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, bao gồm mở rộng, đạt đỉnh, suy thoái và chạm đáy, là điều rất quan trọng.
  • Vượt qua lạm phát: Về mặt lịch sử, trong dài hạn, cổ phiếu thường mang lại mức lợi nhuận hàng năm khá cao. Ví dụ: tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2022, lợi nhuận trung bình 10 năm của chỉ số S&P 500 là 15,43%. Con số này cao hơn tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư trong khoảng thời gian khá dài. Với phương pháp này, bạn có thể mua và nắm giữ cổ phiếu ngay cả khi giá cổ phiếu tạm thời giảm xuống.
  • Dễ mua: Sự tồn tại của thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng mua cổ phiếu của các doanh nghiệp. Bạn có thể mua cổ phiếu thông qua một công ty môi giới. các nhà hoạch định kế hoạch tài chính hoặc mua cổ phiếu trực tuyến. Sau khi mở tài khoản, bạn có thể mua cổ phiếu trong vài phút. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn thậm chí có thể đầu tư vào cổ phiếu thông qua doanh nghiệp của mình.
  • Không cần nhiều tiền để bắt đầu đầu tư: Hầu hết các nhà môi giới bán lẻ như Charles Schwab cho phép bạn mua và bán cổ phiếu mà không phải trả bất cứ khoản phí môi giới (hoa hồng) nào cho công ty. Một số nhà môi giới như Fidelity thì không đòi hỏi tài khoản phải đáp ứng yêu cầu số dư tối thiểu. Nếu cổ phiếu bạn muốn mua quá đắt, bạn cũng có thể mua cổ phiếu lẻ nếu nhà môi giới của bạn cung cấp phương thức đầu tư này. Đọc thêm & thảo luận tại đây