1. Tiền nhàn rỗi thì nên làm gì? Mình chọn để nó tự “làm việc” cho mình
Mình biết đến Infina cách đây không lâu, lúc đang tìm một nơi vừa an toàn như gửi ngân hàng, vừa có lãi suất tốt hơn một chút để tối ưu khoản tiền nhàn rỗi. Bất ngờ là Infina đang có ưu đãi lãi 10%/năm trong 30 ngày đầu – nghe đã thấy hấp dẫn.
Cách nhận ưu đãi này cũng đơn giản lắm. Bạn chỉ cần:
Nạp tiền lần đầu tiên, hoặc
Đặt lịch nạp trong 7 ngày đầu từ khi đăng ký tài khoản
Là Infina sẽ giữ cho bạn mức lãi 10%/năm suốt 30 ngày đầu. Mình thấy rất tiện, vì mọi thứ được quản lý và theo dõi rõ ràng ngay trên app. Giao diện dễ dùng, nạp/rút nhanh chóng, không rườm rà.
À, có một điều mình thấy “thơm” nữa là chương trình giới thiệu bạn bè. Nếu bạn giới thiệu người thân, bạn bè sử dụng Infina, họ sẽ được hưởng ưu đãi, còn bạn có thể nhận được gói quà lên đến 550.000 đồng. Mình đã thử và đúng là “vừa đầu tư, vừa có quà”.
Nói thật, trong thời buổi này để tiền nằm yên là lãng phí. Mình đã chọn để tiền bắt đầu làm việc – và mình thấy đây là một trong những quyết định tài chính khôn ngoan hơn mình từng làm.
Nếu bạn cũng đang có khoản tiền nhàn rỗi và muốn bắt đầu đầu tư nhẹ nhàng, mình nghĩ Infina là điểm khởi đầu khá ổn. Vừa an toàn, vừa sinh lời, lại không cần phải rành rọt tài chính quá nhiều. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Thu nhập 75 triệu/tháng… nhưng chẳng bao giờ dám nói với ai.
Anh họ tôi – một người sống giản dị, đi làm về là lặng lẽ ăn tối một mình, chăm cha mẹ già, chẳng tụ tập, chẳng ồn ào.
Chỉ có mẹ tôi biết:
- Mỗi tháng anh gửi bà 5 triệu “mua thuốc bổ” dù bà không ốm.
- Mỗi lần về, lại có món đồ điện tử mới cho ba, chỉ vì “ba thích nghịch máy”.
- Anh kiếm được 70-75 triệu/tháng. Nhưng chưa bao giờ khoe.
Bởi vì nếu nói ra, người ta sẽ hỏi:
- “Sao chưa lấy vợ?”
- “Kiếm thế thì cho bố mẹ bao nhiêu?”
- “Chắc xây nhà to rồi nhỉ?”
Và rồi nếu một ngày thu nhập giảm, những ánh mắt từng ngưỡng mộ lại dễ dàng quay lưng:
“Lúc trước làm màu, giờ thất thế rồi đấy!”
Anh từng ăn mì tôm suốt tháng để tiết kiệm học phí. Từng làm thêm từ năm nhất.
Anh hiểu:
- Kiếm được tiền đã khó. Giữ được sự bình yên… còn khó hơn.
- Nên anh chọn im lặng. Không vì sợ ganh tị.
- Mà vì hiểu rằng, có những thứ khoe ra là mất.
Và người thực sự giàu, là người vẫn sống giản dị, dù trong túi đã đầy ắp thành công. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Vì sao fed có thể không “nghe lời” chính phủ Mỹ?
Có bao giờ bạn thắc mắc: Tổng thống Mỹ, người đứng đầu quốc gia quyền lực nhất thế giới, nhưng lại không thể “”ra lệnh”” cho FED giảm lãi suất hay bơm tiền vào thị trường? Câu trả lời nằm trong một bài học lịch sử và cơ chế rất đặc biệt của nước Mỹ.
FED là một hệ thống tổ chức quyền lực độc lập, vừa đứng ngoài chính trị, vừa điều hành chính sách tiền tệ của nước Mỹ và có sức ảnh hưởng đến toàn thế giới.
1. Lý do FED ra đời: Khủng hoảng tài chính và nỗi sợ… thị trường tự do
Trước năm 1913, Mỹ không có ngân hàng trung ương. Mỗi lần xảy ra khủng hoảng, nền kinh tế chỉ biết cầu cứu các ông trùm tài chính như J.P. Morgan.
Khủng hoảng 1907 khiến Quốc hội Mỹ “tỉnh ngộ” và thành lập Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve – FED) để:
👉 Ổn định hệ thống tài chính
👉 Quản lý cung tiền và lãi suất
👉 Giữ cân bằng giữa tăng trưởng, việc làm và kiểm soát lạm phát
2. Cơ cấu của FED: Thiết kế để độc lập nhưng không độc đoán
FED không phải chỉ là 1 ngân hàng, mà là cả một hệ thống có tổ chức:
a. Hội đồng Thống đốc (Board of Governors)
+ Gồm 7 người, do Tổng thống bổ nhiệm, Thượng viện phê duyệt
+ Nhiệm kỳ 14 năm, gần như không thể bị sa thải
+ Trụ sở tại Washington D.C, điều phối chính sách quốc gia
b. 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực
+ Mỗi ngân hàng đại diện cho 1 vùng kinh tế lớn của Mỹ
+ Hoạt động như “”chi nhánh trung ương”” nhưng có quyền tự chủ cao
c. FOMC – Ủy ban Thị trường Mở Liên bang
Đây là nơi ra các quyết định quan trọng như tăng/giảm lãi suất, mua bán trái phiếu để điều tiết tiền tệ.
Gồm:
+ 7 thành viên Hội đồng Thống đốc
+ Chủ tịch FED New York (luôn có ghế)
+ 4 Chủ tịch ngân hàng FED khu vực khác (luân phiên)
3. Cơ chế ra quyết định: Minh bạch và khoa học
+ FOMC họp định kỳ 8 lần/năm. Mỗi lần họp kéo dài 2 ngày.
+ Thành viên phân tích dữ liệu kinh tế: GDP, lạm phát, thất nghiệp, tài chính toàn cầu, tâm lý thị trường…
+ Sau đó, biểu quyết lãi suất theo nguyên tắc đa số. Kết quả được công bố công khai cùng với biên bản cuộc họp.
Đặc biệt: FED sử dụng công cụ “dot plot” để thể hiện quan điểm cá nhân của từng thành viên về lãi suất trong tương lai.
Dot plot là biểu đồ chấm, trong đó mỗi chấm đại diện cho kỳ vọng của một thành viên FOMC về mức lãi suất phù hợp vào cuối từng năm (thường trong 3 năm tới và dài hạn). Dù không ghi tên cụ thể ai chọn mức nào, nhưng dot plot giúp thị trường hiểu được xu hướng chung của FED: thắt chặt hay nới lỏng, và mức độ chia rẽ nội bộ ra sao. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Chuẩn bị tốt cho đàm phán thuế đối ứng với Mỹ
Theo Thủ tướng, từ khi thương mại toàn cầu có diễn biến mới, Mỹ đưa ra chính sách thuế đối ứng, Việt Nam đã có đối sách thích ứng kịp thời, linh hoạt, phù hợp và thể hiện sự bình tĩnh, chủ động, bản lĩnh trước diễn biến tình hình, được phía Mỹ đánh giá là tích cực.
Không để ảnh hưởng các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Mỹ đồng thời tăng cường đối thoại, tránh căng thẳng; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng; hài hòa lợi ích, vì lợi ích của mỗi nước, có lợi cho các doanh nghiệp và cho người tiêu dùng hai bên.
Cũng theo ông, hàng hóa của Việt Nam không cạnh tranh với Mỹ, quan hệ thương mại hai bên từ trước đến nay cuối cùng là có lợi cho người tiêu dùng Mỹ và thúc đẩy động lực xuất khẩu của Việt Nam. Do đó Việt Nam sẵn sàng đàm phán theo các đề nghị của Mỹ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là đoàn đàm phán, chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với phía Mỹ. Đặc biệt việc đàm phán cần không làm phức tạp vấn đề; không ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; không vì việc này mà ảnh hưởng đến việc khác; không vì thị trường này mà ảnh hưởng tới thị trường khác; có giải pháp hợp lý để hai bên cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Theo Thủ tướng, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc lại động lực xuất khẩu, tái cấu trúc doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Vì vậy cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đi vào các sản phẩm công nghệ cao, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ… dựa vào khoa học, công nghệ, chuyển đổi số theo xu thế của thế giới.
Các bộ, ngành, địa phương phối hợp và giải quyết các vấn đề mà phía Mỹ quan tâm, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành phải xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện để vừa thúc đẩy phát triển vừa quản lý và bảo vệ sản xuất, nhất là về xuất xứ hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả hàng nhái…
Cơ hội mở rộng đối tác, giảm rủi ro
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Mạnh Cầm, phó chánh văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), chia sẻ việc Mỹ hoãn 90 ngày áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại (ngoại trừ Trung Quốc) và chỉ áp dụng mức cơ sở 10% đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và dệt may nói riêng “dễ thở” hơn nhưng việc xuất khẩu sang thị trường này vẫn bị tác động. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới Qualcomm tính xây trung tâm R&D AI lớn tại Việt Nam
Chiều 16/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã tiếp ông Jilei Hou, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách kỹ thuật của Qualcomm – tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông và bán dẫn. Tại cuộc gặp: Qualcomm dự kiến xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam – trung tâm R&D lớn thứ ba của hãng trên toàn cầu, chỉ sau Ấn Độ và Ireland.
Ông Jilei Hou cho biết, với giá trị vốn hóa khoảng 154 tỷ USD, Qualcomm không chỉ dẫn đầu trong công nghệ 5G mà còn đang mở rộng mạnh mẽ sang các lĩnh vực như AI, xe tự hành, máy tính và Internet vạn vật (IoT). Tại Việt Nam, tập đoàn đã có mặt từ năm 2020 với Trung tâm R&D đầu tiên tại Hà Nội – cũng là trung tâm đầu tiên của hãng ở Đông Nam Á.
Mới đây, Qualcomm đã chính thức mua lại MovianAI – công ty hàng đầu trong lĩnh vực AI tạo sinh, sở hữu đội ngũ Nhà khoa học và phòng lab chất lượng cao. “Thương vụ này thể hiện cam kết lâu dài và chiến lược của Qualcomm với lĩnh vực AI, đặc biệt tại Việt Nam”, ông Hou nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ sự hoan nghênh đối với kế hoạch này, khẳng định Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến phát triển công nghệ cao và kỳ vọng Qualcomm sẽ trở thành đối tác chiến lược trong thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, bán dẫn và AI tại Việt Nam. Ông cũng đề xuất Qualcomm sớm có kế hoạch cụ thể cho việc phát triển trung tâm R&D tại Việt Nam, đồng thời mở rộng hợp tác trong đào tạo nhân lực và hỗ trợ startup AI, bán dẫn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phó Thủ tướng gợi mở: “Song song với phát triển công nghệ, Qualcomm nên xem xét triển khai một chương trình STEM dành cho trẻ em Việt Nam – để thế hệ trẻ tiếp cận AI từ sớm và hình thành lớp nhân tài công nghệ trong tương lai”.
Cũng trong buổi tiếp, Phó Thủ tướng khuyến khích Qualcomm mở rộng sản xuất tại Việt Nam, nhấn mạnh các lợi thế như hệ sinh thái công nghệ đang phát triển mạnh, hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng và sự ổn định chính trị – tất cả tạo nên môi trường lý tưởng cho các “đại bàng” công nghệ. Đọc thêm & thảo luận tại đây