Kiến thức tài chính

Tạm báo khóa có là gì? Những trường hợp nào sẽ vướng vào tạm khóa báo có?

5/5 - (2 votes)

Trong thời gian qua, một số thông tin về sao kê ngân hàng của các nghệ sĩ khi làm từ thiện rất được quan tâm. Và cả việc ngân hàng SCB cũng gặp một số tai tiếng không đáng có trên thị trường tài chính. Khiến cho người dân quan tâm đến nhiều thuật ngữ ngân hàng như tạm khóa báo có là gì? Trường hợp nào thì bị tạm khóa tài khoản ngân hàng? Cùng Infina tìm hiểu về ý nghĩa của chúng qua bài viết sau nhé!

Tạm khóa báo có là gì?

Đây cũng có thể coi là một cách “treo” tài khoản, tài khoản bị treo này vẫn nhận được tiền sau khi mở lại bình thường và trường hợp người khác chuyển vào tài khoản đang tạm khoá báo có thì vẫn chuyển được như bình thường.

Cũng có thể hiểu là thông báo đến khách hàng về việc khóa thẻ tạm thời trong trường hợp mất thẻ, thẻ bị thất lạc hay phát sinh giao dịch giả mạo.

Tạm khóa báo có vào tài khoản là gì?

Là việc ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng. Theo đó, về nguyên tắc, tài khoản tạm khóa báo có sẽ không ghi có bất cứ giao dịch chuyển tiền đến nào kể từ thời điểm ngân hàng thực hiện khóa chiều “ghi có” theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng khách hàng vẫn có thể chuyển, thanh toán tiền trong tài khoản theo chiều đi.

Quy định

Có nhận được tiền khi tài khoản tạm khóa báo có không?

Theo thông tư số 23/2014/TT-NHNN quy định về việc cung ứng dịch vụ thanh toán khi tài khoản tạm khóa. Theo đó khi tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng, tài khoản này sẽ không thể nhận được tiền chuyển vào cho đến khi mở trở lại.

Như vậy, sau khi tạm khóa báo có tài khoản, số tiền chuyển khoản vào sẽ bị treo trên hệ thống. Với các tính chất khóa một chiều với tài khoản người nhận, ngân hàng sẽ làm việc và giải quyết theo quy định. Có thể dựa trên ý chí của người nhận hoặc do tính chất theo quy định pháp luật.

Có thể sẽ hoàn trả lại tài khoản gửi trong thời gian 2-3 ngày làm việc tiếp theo của ngân hàng. Với thời gian này không tín đến ngày nghỉ cuối tuần. Nếu trong khoảng thời gian đó, tài khoản người nhận chưa được mở lại. 

Trường hợp bị tạm khóa

Dưới đây là những trường hợp bị tạm khóa báo có tài khoản mà các bạn cần biết khi có tài khoản ngân hàng:

  • Khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản);
  • Theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
  • Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền.

Phân biệt tạm khóa báo có tài khoản và phong tỏa tài khoản, tạm khóa tài khoản

Tạm khoá báo có tài khoảnTạm khóa tài khoảnPhong tỏa tài khoản
Khái niệmLà việc ngân hàng tạm dừng giao dịch ghi có vào tài khoản của khách hàng.Là việc tạm khóa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng.Việc tài khoản bị các tổ chức tín dụng khóa một phần hoặc toàn bộ trong một thời hạn nhất định mà không được thực hiện bất kỳ một giao dịch nào.
Đặc điểmChỉ khoá chiều báo tiền đến tài khoản. Khi được yêu cầu của chủ tài khoản hoặc theo thoả thuận của ngân hàng với chủ tài khoản.Khoá 1 phần hoặc toàn bộ số tiền trong tài khoản thanh toán của khách hàng. Tuỳ theo thoả thuận của ngân hàng và khách hàng bằng văn bản.Bị phong tỏa khi vi phạm một số quy định được nhà nước ban hành theo quy định của từng ngân hàng.
Dòng tiềnTiền chuyển đến tài khoản sẽ bị treo trên hệ thống trong thời gian tạm khóa.Tiền chuyển đến tài khoản sẽ bị treo trên hệ thống trong thời gian tạm khóa.Bị phong tỏa theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi nào thì mở lại tài khoản?Khi yêu cầu của chủ tài khoản. Hoặc theo thoả thuận của ngân hàng và chủ tài khoản.Khi yêu cầu của chủ tài khoản. Hoặc theo thoả thuận của ngân hàng và chủ tài khoản.Thông thường việc phong tỏa rơi vào trường hợp bị thanh tra, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tẩu tán tài sản nên sẽ không được mở lại đến khi có văn bản của nhà nước có thẩm quyền.

Cách tạm khóa báo có tài khoản ngân hàng

Vì quyền lợi của mình trong một số trường hợp nhất định, các chủ tài khoản có thể yêu cầu tạm khoá báo có tài khoản như: Mất thẻ ATM, thẻ tín dụng, nghi ngờ bị mất tiền trong tài khoản,…

Hướng dẫn cách tạm khóa báo có tài khoản

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của chính chủ tài khoản. Khi phát hiện ra tài khoản có vấn đề sai sót, nhầm lẫn nào liên quan đến dịch vụ thanh toán. Bạn nên thực hiện tạm khóa báo có tài khoản. Và bạn có thể thực hiện tạm khóa thông qua các cách sau:

  • Liên hệ trực tiếp tại quầy dịch vụ khách hàng chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.
  • Liên hệ theo số hotline ngân hàng.
  • Thực hiện dịch vụ trên cổng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Khi nào thì chấm dứt tạm khóa tài khoản?

Căn cứ  và các nghị định và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước và quy định nội bộ tại các Ngân hàng. Việc chấm dứt “tạm khóa báo có” sẽ được thực hiện khi:

  • Theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
  • Kết thúc thời hạn phong tỏa.
  • Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán.
  • Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền.
  • Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung.  về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

Kết luận

Như vậy, với việc tạm khoá báo có tài khoản, chủ tài khoản hoàn toàn có thể nhận được tiền. Và việc tạm khóa tài khoản hoàn toàn khác với phong tỏa tài khoản. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tạm khóa báo có là gì cùng những trường hợp phải chịu tạm khóa báo có.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Phượng Võ

Share
Published by
Phượng Võ

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

20 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

20 hours ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

21 hours ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

6 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

6 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago