Tiền ảo

Staking là gì? Hướng dẫn Staking cho người mới bắt đầu từ A-Z

3.2/5 - (4 votes)

Trên các sàn giao dịch tiền ảo, Staking đang trở thành một xu hướng nóng nhất hiện nay. Các nhà đầu tư đang kiếm tìm thêm cách thu nhập thụ động từ tiền điện tử thông qua Staking. Bài viết này Infina sẽ giúp bạn hiểu rõ Staking là gì? Cách Staking cho người mới bắt đầu trên sân chơi điện tử như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Staking coin là gì?

Staking hay Staking coin là một hành động giữ và khóa một số lượng coin nhất định để hưởng phần thưởng từ chúng. Số lượng coin này có thể khóa trong ví hoặc trong nhóm Staking Pool trong một thời gian. Phần thưởng có được sẽ dựa trên công sức người dùng đã bỏ ra gồm lượng coin stake và thời lượng stake.

Trong Staking Pool, Stake là cổ phần đại diện cho quyền biểu quyết trong một dự án cụ thể kiếm được sau khi mua một số lượng tiền tối thiểu. Stake coin là việc kiếm Crypto trên sàn điện tử, để hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn cần nắm rõ cơ chế hoạt động của PoS (Proof of Stake).

Staking có những cơ chế nào?

Proof of Stake là gì?

Proof of Stake hay còn gọi là PoS được xây dựng từ ý tưởng những người tham gia có thể khóa tài sản điện trong một khoản thời gian nhất định. Giao thức sẽ được sắp xếp một cách ngẫu nhiên trong một thời gian để xác nhận Block tiếp theo. Trung bình xác suất được chấp thuận tỷ lệ thuận với số lượng tiền điện tử, tức là nhà đầu tư sở hữu càng nhiều tiền, cơ hội được chấp thuận càng lớn.

Việc sản xuất các block thông qua Staking cho phép khả năng về mở rộng quy mô Blockchain. Do vậy, đây là lý do khiến mạng Ethereum lên kế hoạch chuyển từ cơ chế truyền thống sang PoS với tên gọi ETH 2.0.

Xem thêm: Blockchain là gì? Blockchain có tác dụng như thế nào trong cuộc sống?

Delegated Proof of Stake là gì?

Delegated Proof of Stake hay còn gọi là DPoS, làm cách tăng tốc độ giao dịch và tạo Block mà không ảnh hưởng đến cơ chế khuyến khích phi tập trung của Blockchain. DPoS thực hiện điều này một cách dân chủ tạo ra một hệ thống biểu quyết phụ thuộc vào danh tiếng của ngươi tham gia.

Sau đó, một người hoặc một tổ chức xác nhận giao dịch, đóng Block của đồng coin được gọi là node hoặc masternode. Nếu bất kỳ một node nào hoạt động không theo quy tắc, họ sẽ nhanh chóng bị trục xuất và được node khác thay thế.

Leased Proof of Stake là gì?

Leased Proof of Stake hay còn được gọi là LPoS tương tự như PoS, ngoại trừ việc người dùng có thể tùy chọn cho người khác thuê Staking của họ.

Người dùng sẽ cho thuê một lượng tiền điện tử tối thiểu cho các node có chất lượng cao và sẽ kiếm lại được thu nhập thu động từ lợi nhận phần trăm số tiền thưởng.

Masternode Proof of Stake là gì?

Masternode Proof of Stake (MPoS) được giới thiệu vào năm 2019, gần giống như PoS nhưng nó mở rộng hơn nhằm điều hướng các nhà đầu tư rất lớn. Với quy mô đầu tư này, họ sẽ nhận thêm đặc quyền và tiền thưởng hơn so với cơ chế PoS. Khi masternode cam kế Staking một lượng tiền ảo, họ có thể nhận tiền thưởng cố định liên tục, thậm chí có thể nhận lên đến 45% tiền thưởng.

Hướng dẫn các bước Staking cơ bản cho người mới

Điều kiện thực hiện Staking là gì?

Bạn cần nhớ những điều kiện chung phổ biến như sau:

  • Ví trực tuyến 24/7.
  • Ví hỗ trợ Staking.
  • Có lượng tiền ảo tổi thiếu.

Người đầu tư có thể chọn 1 trong 3 công cụ dưới đây để Staking:

  • Thực hiện với máy tính kết nối mạng internet 24/7.
  • Sử dụng máy chủ ảo (VPS).
  • Sử dụng dịch vụ Staking.

Khi sử dụng 2 công cụ đầu tiên, nhà đầu tư sẽ tự quản lý mã PIN giao dịch, trong khi công cụ thứ 3 sẽ do bên thứ 3 quản lý.

Chọn các sàn giao dịch tiền điện tử áp dụng cơ chế Staking

Hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch áp dụng cơ chế Staking, các sàn sẽ tính phí dịch vụ của người dùng. Các sàn giao dịch Staking phổ biến như:

  • Binance
  • Crypto.com
  • BlockFi
  • Coinbase
  • CEX
  • Tezos

Khi sử dụng dịch vụ trên các sàn, bạn sẽ không nhận được toàn bộ lợi nhuận thụ động và không được tự quản lý mã PIN giao dịch.

4 bước thực hiện Staking

  1. Chọn 1 loại coin có áp dụng cơ chế Staking, cái này tùy thuộc vào nhu cầu và nguồn vốn, kỳ vọng của người đầu tư.
  2. Cài đặt ví điện tử và chuẩn bị máy tính để sẵn sàng thực hiện Staking.
  3. Nạp coin vào ví điện tử hoặc nạp tiền trên các sàn giao dịch uy tín.
  4. Theo dõi các thông tin về lãi suất, lạm phát, giá, độ tuổi và số lượng của đồng coin (gọi chung là Weight), tiếp tục chờ đến khi coin trưởng thành và hưởng tiền thưởng thụ động.

Lưu ý một số loại tiền điện tử có thể Staking

các loại tiền ảo Staking phổ biến nhất hiện nay:

  • Tezos
  • Komodo
  • QTUM
  • Decred
  • ICON
  • ZCoin
  • PIVX
  • Ethereum

Những rủi ro trong Staking mà NĐT có thể gặp trong đầu tư

Staking có rất nhiều điều khiến nhà đầu tư cảm thấy thích thú. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý đến những rủi ro khi Staking như sau:

  • Dễ gặp thất bại: Tiền điện tử luôn chứa nhiều rủi ro cao, do vậy bạn có nguy cơ mất trắng số vốn ban đầu. Việc mất tài sản có thể do nhiều cách như: sơ suất, bị hack và lừa đảo.

  • Biến động tỷ giá: Tỷ giá tiền ảo dao động rất lớn, điều này gây phiền toái hơn khi Staking vì giá trị tài sản có thể bị giảm xuống ngay cả khi đang “khóa”.
  • Bị phạt do vi phạm: Những lỗi bị áp dụng Slashing bao gồm: Lỗi Liveness, lỗi quản trị và lỗi ảo mật.

Các thuật ngữ liên quan đến Staking

Equity stake là gì?

Equity stake là tỷ lệ cổ phần được thỏa thuận giữa những công ty startup và những người đầu tư.

Cách thức hoạt động: Trước khi thỏa thuận để huy động vốn, các Startup sẽ định mức giá trị (hay còn gọi là Valuation) công ty của mình. Sau đó, dựa vào mức định giá và số vốn của những người đầu tư cung cấp, họ sẽ sở hữu một lượng cổ phần nhất định của công ty gọi vốn. Khi công ty gọi vốn hoạt động có lời thì nhà đầu tư sẽ được nhận lợi tức theo tỷ lệ sở hữu cổ phần.

Staking Binance là gì?

Staking Binance cho phép người dùng tham gia Stake để đổi lấy cơ hội nhận thưởng trong môi trường thân thiện với người dùng thông qua nhiều sản phẩm khác nhau, ví dụ như Staking ETH 2.0 và Staking cố định.

Tổng kết

Staking mở ra rất nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận cho người đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu điểm, nhà đầu tư cần chú ý đến những rủi ro. Do vậy, bạn cần cẩn trọng khi đứng trước quyết định đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo.

Bạn đã hiểu staking là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Lưu Khánh Huyền

Tôi tên là Lưu Khánh Huyền, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu hằng ngày cho Infina.

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

4 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

5 hours ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

5 hours ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

5 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

5 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago