Letter of Credit là gì? Vì sao đây là chứng từ cực kì quan trọng trong việc thanh toán quốc tế?
5/5 - (1 vote)
Khi tham gia vào quá trình thanh toán Quốc tế, bạn đã nghe nói đến khái niệm Letter of credit là gì chưa? Nếu chưa thì quả là một thiếu sót khá lớn vì lợi ích của công cụ này hỗ trợ trong việc thanh toán quốc tế rất nhiều. Không dài dòng nữa, cùng Infina tìm hiểu tất tần tật về Letter of credit là gì nào!
Nội dung chính
Letter of credit là gì?
Letter of credit (LC hay L/C) là một chứng từ được phát hành bởi các Ngân hàng theo yêu cầu của các tổ chức, nhằm mục đích đảm bảo một khoản tín dụng sẽ được thanh toán cho đối tác theo đúng số lượng và đúng thời gian khi đạt được các yêu cầu của bên yêu cầu phát hành.
Ở Việt Nam, LC thường được gọi là Chứng thư bảo lãnh thanh toán hoặc dân chuyên ngành gọi là Chứng thư bảo lãnh thanh toán.
Các loại Letter of credit
Chứng thư bảo lãnh thanh toán có thể hủy bỏ (Revocable L/C).
Chứng thư bảo lãnh thanh toán không thể hủy ngang (Irrevocable L/C).
Chứng thư bảo lãnh thanh toán có xác nhận (Confirmed L/C).
Chứng thư bảo lãnh thanh toán chuyển nhượng (Transferable L/C).
Chứng thư bảo lãnh thanh toán giáp lưng (Back to Back L/C).
Chứng thư bảo lãnh thanh toán tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).
Chứng thư bảo lãnh thanh toán dự phòng (Standby Letter of Credit).
Chứng thư bảo lãnh thanh toán đối ứng (Reciprocal L/C).
Chứng thư bảo lãnh thanh toán có điều khoản đỏ (Red Clause L/C).
Trong tất cả các loại trên, chứng thư bảo lãnh không hủy ngang và L/C chuyển nhượng là 2 loại được sử dụng phổ biến nhất. Mỗi một loại L/C là một loại SWIFT Message được quy định bởi các tổ chức thanh toán trên thế giới.
Các đối tượng tham gia trong Letter of credit là gì?
Người xin mở L/C (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
Người thụ hưởng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
Ngân hàng thông báo: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng của bên bán.
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng thanh toán (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở chứng thư và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.
Định dạng nội dung của Letter of credit là gì?
Mã số loại L/C, địa điểm, ngày phát hành L/C.
Loại L/C.
Tên và địa chỉ các bên liên quan: Bên yêu cầu L/C, Bên thụ hưởng, các ngân hàng phải có tùy loại L/C…
Số tiền, loại tiền được dùng để thanh toán.
Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng.
Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng…
Nội dung về sản phẩm hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì…
Những chứng từ bên thụ hưởng phải xuất trình: Là nội dung quan trọng nhất của chứng thư bảo lãnh thanh toán, bởi vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng chứng minh rằng bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng.
Cam kết của ngân hàng phát hành L/C.
Các nội dung khác.
Điều kiện để đăng ký mở Letter of credit
Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng các giấy tờ sau:
Giấy đăng ký kinh doanh (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng (muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào tài khoản chuẩn bị mở) cùng với các giấy tờ sau:
Quyết định thành lập Doanh Nghiệp.
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng.
Đơn yêu cầu phát hành LC.
Quyết định thành lập Doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
Đăng ký mã số XNK nếu có (đối với các công ty lần đầu thực hiện giao dịch).
Bản gốc hợp đồng ngoại thương (nếu ký hợp đồng qua FAX thì phải ký và đóng dấu trên bản photo).
Hợp đồng nhập khẩu ủy thác bên thứ 3 (nếu có).
Giấy phép nhập khẩu (trong trường hợp mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu của Thủ tướng Chính phủ).
Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng (trong trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở LC trả chậm của NH (trong trường hợp mở LC trả chậm).
Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có).
Bản giải trình mở LC do phòng tín dụng của chi nhánh lập và được giám đốc chi nhánh hoặc người được ủy quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá LC).
Các loại giấy tờ trên phải nộp bản photo có đóng dấu treo của doanh nghiệp và xuất trình bản gốc.
Các hồ sơ sau bắt buộc phải nộp bản gốc:
Cam kết thanh toán.
Hợp đồng vay vốn.
Hợp đồng mua bán ngoại tệ.
Đơn xin mở LC của khách hàng.
Bản giải trình mở LC.
Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng Letter of credit
Thể hiện tiềm lực tài chính và tính thanh khoản của tổ chức.
Là một sự cam kết trong việc thanh toán đầy đủ theo số lượng được ghi trong L/C theo đúng thời gian và điều kiện yêu cầu.
Do một bên phát hành nhưng có thể cùng lúc một hoặc nhiều người thụ hưởng, người phát hành chứng từ này phải là các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng.
L/C được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế.
Loại bỏ rào cản trong việc thiếu niềm tin giữa các đối tác xuyên quốc gia trong những lần hợp tác đầu tiên.
Lợi ích và hạn chế của phương thức thanh toán L/C
Lợi ích đối với bên bán
Tổ chức ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong L/C bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán sẽ được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có thể ứng trước và sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng
Lợi ích đối với bên mua
Khi hàng hóa thực sự được giao và có sự xác nhận thì người mua mới phải thanh toán tiền.
Người mua có thể yên tâm là bên bán sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc sẽ được thanh toán tiền (nếu không sẽ rất mất thời gian trong việc xác nhận và có thể sẽ mất tiền).
Lợi ích đối với Ngân hàng
Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…)
Hạn chế
Hạn chế lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán cực kỳ tỉ mỹ.
Đối với các tổ chức, chỉ cần sai sót nhỏ trong việc lập chứng từ cũng đã bị từ chối thanh toán.
Đối với Ngân hàng, kiểm tra chứng từ sai sót cũng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Tổng kết
Vậy là Infina đã giới thiệu cho các độc giả một phương thức hỗ trợ việc thanh toán Quốc tế được rất nhiều các tổ chức sử dụng. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ letter of credit là gì cũng như các lợi ích và hạn chế của L/C.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!