Thị trường tài chính ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, do vậy họ muốn thúc đẩy các nghiệp vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Muốn như vậy, người kinh doanh phải Due Diligence. Vậy, cụ thể Due Diligence là gì? Những người quản trị doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thực hiện Due Diligence? Hãy cùng Infina giải đáp các thắc mắc dưới bài viết này nhé.
Due Diligence là thuật ngữ để chỉ hoạt động thẩm định, tức là một cuộc điều tra về một công ty hoặc chủ thể nào đó trước khi tiến hành thực hiện hợp đồng. Thông thường quá trình Due Diligence luôn có những tiêu chuẩn nhất định nhằm đánh giá một cách chính xác và đầy đủ, khác quan nhất.
Việc thẩm định sẽ giúp đánh giá lại những rủi ro tiềm ẩn cũng như những cơ hội phát triển của một công ty trong tương lai.
Khi những nhà đầu tư đầu tư vào một doanh nghiệp, họ sẽ trực tiếp thuê một công ty chuyên về thẩm định để thực hiện việc đánh giá doanh nghiệp đó. Mỗi nhà đầu tư có giả định và tiêu chí khác nhau, do vậy, họ có thể yêu cầu thẩm định theo nhiều khía cạnh khác nhau. Việc thẩm định thường sẽ bao gồm những hoạt động sau:
Hầu hết các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam thường gặp phải các vấn đề có liên quan đến Thẩm định về pháp lý (LDD).
FDD hay còn gọi là thẩm định tài chính, là một khâu rất quan trọng khi thực hiện thẩm định. FDD tập trung vào việc rà soát những thông tin liên quan đến tài chính của một công ty. Đó là thu nhập, tài sản ròng, các dòng tiền ra vào, khoản vay, công nợ, thuế, chính sách lương thưởng, kế hoạch tài chính… Từ đó, có thể đưa ra kết luận, đánh giá, nhận định hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty có đang hiệu quả hay không.
Legal Due Diligence được viết tắt là LDD, đánh giá về hồ sơ lập về hoạt động, vốn, chủ sở hữu, nhân sự quản lý và cơ cấu tổ chức công ty. Ngoài ra, nó còn đánh giá quản trị quan hệ lao động và các chính sách, hợp đồng đang có hiệu lực,…
Nói một cách dễ hiểu hơn, LDD là quá trình thẩm định pháp lý nhằm tìm hiểu, rà soát những thông tin pháp lý và đánh giá lại những rủi ro pháp lý của một doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Đặc biệt, quá trình này rất cần thiết đối với những doanh nghiệp đang Start up.
Hầu hết không ai mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp mới, lại không đủ tính minh bạch. Do vậy, nếu phát hiện các lỗ hổng về mặt pháp lý trong doanh nghiệp có thể kéo dài thêm thời gian thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.
CDD là thẩm định thương mại, là quá trình thẩm định chỉ tập trung vào môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp này đang hướng tới. CDD bao gồm các hoạt động như đánh giá khách hàng, đánh giá đối thủ cạnh tranh, đánh giá các giả định sử dụng sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
CDD có thể coi là hoạt động thẩm định bổ sung cho FDD vì nó chỉ ra tương lai phát triển của doanh nghiệp đó.
Tax Due diligence là hoạt động thẩm định thuế, giúp lượng hóa các rủi ro tiềm ẩn trong một công ty. Từ đó, nhà đầu tư kinh doanh có thể đưa ra những quyết định rót vốn phù hợp nhất.
Due Diligence bao gồm những khía cạnh thuế doanh nghiệp, thông thường sẽ bao gồm các nội dung sau:
Như chúng ta đã biết, hoạt động Due Diligence thường được thực hiện bởi một bên thứ ba nhằm đảm bảo tính khách quan cho các chủ thể tham gia trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên, nếu không phải là nhân sự bên trong doanh nghiệp thì việc thực hiện thẩm định cũng sẽ gặp phải một số hạn chế nhất định. Sau đây là các lưu ý khi thực hiện việc Due Diligence:
Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.
Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy với lợi nhuận 10,5%/năm. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn với lãi suất lên đến 9.2%/năm cực hấp dẫn.
Trên đây là những thông tin cần thiết về Due Diligence. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu rõ khái niệm Due Diligence là gì cũng như cách thức hoạt động và những lưu ý cần thiết khi thực hiện Due Diligence. Hãy là một nhà đầu tư thông minh. Chúc bạn luôn có những bước đi thành công.
Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…
1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…
Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…