Định phí là gì? Định phí và biến phí ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh và kinh tế học vĩ mô? Cùng Infina tìm hiểu về công thức tính biến phí và định phí trong doanh nghiệp nhé!
Định phí hay còn gọi là fixed cost đây là chi phí cố định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là những khoản chi phí mà tổng sẽ không thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động.
Biến phí hay gọi variable cost là chi phí biến đổi trong hoạt động kinh doanh. Đó là các khoản chi phí thường tỷ lệ với mức độ hoạt động. Hoạt động kinh doanh càng nhiều thì chi phí càng lớn.
Đòn cân định phí hay còn gọi là mức độ đòn bẩy hoạt động. Trong tiếng anh là Degree of Operating Leverage (DOL). Đây là bội số đo lường mức độ thu nhập hoạt động của một công ty phụ thuộc theo sự thay đổi của doanh số bán hàng.
Hoặc hiểu một cách đơn giản, đòn cân định phí là số liệu đo lường giữa định phí và biến phí. Các công ty có tỷ trọng lớn giữa chi phí cố định với chi phí biến đổi có mức đòn bẩy hoạt động cao hơn 1.
Tỷ lệ DOL hỗ trợ các nhà phân tích có thể xác định tác động của bất kỳ thay đổi nào trong doanh số đến thu nhập hoặc lợi nhuận của công ty.
Hao phí định mức là chi phí tiêu hao năng lượng cho các chi phí cố định. Nhờ có cách xác định chi phí này mà doanh nghiệp có thể xác định chính xác tổng chi phí cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là tất cả những khoản mục chi phí để sản xuất ra một sản phẩm/dịch vụ. Tổng biến phí sẽ thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. Tổng Biến phí cùng với tổng định phí tạo thành tổng chi phí của doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao tài sản cố định là tất cả các chi phí nguyên giá của tài sản cố định. Thông qua việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định ban đầu. Đưa chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Chi phí khấu hao tài sản cố định liên quan đến các chi phí bảo trì, vận hành, hao mòn tài sản. Đó là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.
Chi phí thanh lý tài sản cố định là chi phí dùng để thanh lý những tài sản cố định không còn hoạt động tốt. Hoặc những tài sản lạc hậu về kỹ thuật và không còn phù hợp với mô hình sản xuất hiện tại của doanh nghiệp.
Biến phí và định phí là 2 chi phí quan trọng của doanh nghiệp. Vậy chúng mang ý nghĩa và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh?
Đây là 2 chi phí cơ bản để duy trì hoạt động kinh doanh của một công ty bất kỳ. Nhờ xác định được các chi phí này mà doanh nghiệp có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh tốt hơn. Dưới đây là những ý nghĩa của biến phí và định phí:
Để xác định được chi phí cố định và chi phí thay đổi. Các nhà kinh tế học đã áp dụng công thức tính sau.
Định phí sẽ được tính theo công thức: y = b
Biến phí sẽ được tính theo công thức: y = a.x
Trong đó: a là biến phí đơn vị và x là mức độ hoạt động.
Ví dụ, biến phí và định phí với công ty mới khởi nghiệp như sau:
Một công ty A sản xuất và bán hàng take away. Với các mặt hàng về thức ăn, cà phê, nước uống. Giao hàng tận nơi với 3 nhân viên bán hàng. Lương mỗi nhân viên là 5 triệu/tháng. Chi phí cố định cho việc vận hành cửa hàng là 20 triệu/ tháng. Nếu công ty A muốn mở thêm chi nhánh 2 với quy mô như vậy cần tổng 6 nhân viên.
Biến phí sẽ là: y = 5 x 6 = 30 triệu.
Bài viết đã khái quát về định phí là gì và sự khác biệt giữa định phí lẫn biến phí. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn.
Bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…
Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…
1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…