Kiến thức tài chính

Diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933

4.7/5 - (3 votes)

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ tháng 9/1929 diễn ra tại Mỹ và nhanh chóng lan sang các nước khác. Đây cũng chính là khởi nguồn cho thế chiến thứ II. Bắt nguồn từ các nước tư bản chạy theo công nghiệp hóa, sản xuất ồ ạt, dẫn đến lượng cung lớn hơn cầu, hàng hóa ế thừa. Hàng trăm triệu người thất nghiệp, cũng là tiền đề của các cuộc cách mạng, phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi. Cùng Infina tìm hiểu cụ thể cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 qua bài viết này nhé!

Bối cảnh

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 ở Mỹ là cuộc đại khủng hoảng gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước trên thế giới.

Tháng 9/1929, một cuộc suy thoái kinh tế diễn ra tại nước Mỹ và lan sang các nước trên thế giới và đại khủng hoảng đó bắt đầu vào ngày thứ 3 đen tối (29/10/1929) với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán tại Mỹ. 

Nguyên nhân

Hoa Kỳ là nước được hưởng lợi từ việc bán vũ khí cho 2 phe tham chiến, cách xa chiến trường. Nền kinh tế bước vào thời kỳ phồn vinh bậc nhất thế giới. Thế nhưng, khi phố Wall sụp đổ, nước Mỹ đã rơi vào kỳ khủng hoảng trầm trọng.

Các nhà tài chính thế giới đổ lỗi rằng cuộc khủng hoảng thế giới là do thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ một cách bất ngờ. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những hậu quả tất yếu của việc chạy đua sản xuất tư bản.

Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 chủ yếu do sự tham lam của nền móng tư bản. Các nước tư bản chạy đua sản xuất hàng hóa ồ ạt, dẫn đến lượng cầu ít hơn cung, giá trị hàng hoá bị giảm sút, giảm phát tăng cao. 

Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế học còn cho rằng nguyên nhân gây ra khủng hoảng là do nợ. Chính phủ các nước khó thu hồi nợ, giảm phát nợ và tình trạng nợ nần chồng chất giữa các nước. 

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 đến 1933

Trước thời kỳ đại khủng hoảng

Đây được coi là thời kỳ phồn thịnh nhất của các nước tư bản. Bao gồm khối liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ. Bởi các nước này có số lượng thuộc địa lớn, các mẫu quốc hưởng lợi từ khai thác tài nguyên và tiêu thụ hàng hoá. Bên cạnh đó, Mỹ là đất nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh. Khi cách xa chiến trường, bán vũ khí và hàng hoá cho 2 phe tham chiến. Nền kinh tế Mỹ được đánh giá là anh cả thế giới vào trước khi phố Wall sụp đổ.

Đại khủng hoảng 1929

Tháng 9/1929, cả thế giới chấn động khi thị trường chứng khoán Mỹ bất ngờ sụp đổ. Tất cả các nền kinh tế trọng điểm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sản lượng công nghiệp bị giảm sút 50% vì trì trệ. Sản xuất gang thép giảm 75%, ô tô giảm 90%. Hàng loạt xí nghiệp lớn phá sản, nông dân thất thu nghèo khổ. Mâu thuẫn sắc tộc, giai cấp trầm trọng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 ở mĩ nhanh chóng lan sang các nước khác. Tại nước Anh, sản lượng gang thép giảm sút 50% vào năm 1931. Ngành thương nghiệp sụt giảm nặng nề. Nước Đức đến năm 1930 cũng bị sụt giảm sản lượng công nghiệp một cách nghiêm trọng. Pháp kéo dài khủng hoảng từ năm 1930 – 1936, sụt giảm công nghiệp 30%. Và nông nghiệp giảm 40%, thu nhập quốc dân giảm 30%.

Hậu quả

Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 thực chất xuất phát từ sự tham lam vô độ của chế độ đế quốc và thực dân. Dẫn đến cảnh người dân khốn cùng, nghèo đói. Buộc họ phải đứng lên đấu tranh giành lại sự sống và quyền con người. Đó cũng là khởi nguồn cho chiến tranh thế giới mới bùng nổ.

Chính sách khôi phục kinh tế của các nước

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước đã đưa ra chính sách nhằm khôi phục nền kinh tế quốc gia. Nổi bật nhất là sự phân chia thuộc địa và “chính sách mới của Mỹ”.

Chính sách mới của Mỹ

Chính sách kinh tế mới gắn liền với vị tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, Franklin Delano Roosevelt. Ông đã thực hiện các chiến lược về nông nghiệp, an sinh xã hội, công nghiệp, ngân hàng và tài chính giúp nước Mỹ thoát khỏi sự suy thoái tồi tệ nhất.

  • Tài chính, ngân hàng: Đóng cửa các ngân hàng quốc gia không có khả năng trả nợ. Cho phép lạm phát vừa phải để nâng cao giá trị hàng hoá, giúp giảm bớt gánh nặng nợ nần. Thị trường chứng khoán được hoạt động lại khi có sự bảo trợ của các liên bang.
  • An sinh xã hội: Tập hợp người thất nghiệp và chia thành nhiều nhóm để phát triển các dự án chính phủ.Từ đó giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp, trợ cấp trả lương và chi phí thất nghiệp cho người dân.
  • Nông nghiệp: Cắt bỏ sản lượng nông nghiệp trên thị trường để giúp giá nông sản tăng lên. Và các nông dân tự nguyện cắt giảm sản lượng sẽ được đền bù thông qua các Công ty Tín dụng Nông sản.

  • Công, thương nghiệp: Thông qua Luật Quan hệ Lao động Quốc gia, Ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) được thành lập để giám sát các cuộc thương lượng tập thể. Giúp điều hành các cuộc bầu cử và bảo đảm cho công nhân quyền lựa chọn tổ chức đại diện cho họ trong việc thương lượng với giới chủ. Chính điều này giúp cho người lao động có được nhiều hơn quyền “được làm việc”. Từ đó sản lượng tăng cao hơn trong những năm 1935 – 1940.

Chiến lược phân chia thuộc địa

Để thoát khỏi khủng hoảng, các nước tư bản đã tiến hành phân chia lại thuộc địa. Một số nước ít thuộc địa, phát hành chính sách Phát xít để xâm chiếm thuộc địa của các nước khác. Đây được coi là cuộc chiến tàn bạo nhất lịch sử thế giới nhằm phân chia lại bản đồ trên thế giới. Thế chiến thứ II có sự tham gia của hơn 30 nước trên thế giới, gây ra cái chết của 85 triệu người dân trên thế giới. 

Chiến tranh thế giới thứ 2 được bắt đầu khi phát xít Đức xâm lược Ba-lan. Và kết thúc khi các phong trào chống thực dân nổ ra và thành công. Chấm dứt chiến tranh vũ trang lớn nhất thế giới, các nước chuyển sang chiến tranh lạnh. 

Kết luận

Năm 2023, khi mà thế giới lâm vào cảnh suy thoái toàn cầu, chiến tranh Nga – Ukraine, dịch bệnh, thất nghiệp, lạm phát tăng cao tại các nước. Liệu có sản sinh ra nền kinh tế mới hay sẽ dấy lên hồi chuông cảnh báo cho chiến tranh thế giới mới?

Bạn nghĩ sao về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933 ở mỹ và tình hình suy thoái hiện nay? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Phượng Võ

Share
Published by
Phượng Võ

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

3 hours ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

4 hours ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

4 hours ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

5 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

5 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

6 days ago