Có nên mua cổ phiếu BIDV trong năm 2023 không?

5/5 - (2 votes)

Cổ phiếu BIDV đang được dòm ngó bởi các nhà đầu tư lớn không chỉ ở Việt Nam mà ở cả thế giới. Hôm nay, Infina sẽ giới thiệu và phân tích về tiềm năng cũng như giá cổ phiếu BID từ nay đến cuối năm cho Quý nhà đầu tư có thể dữ liệu để tham khảo và cân nhắc vào danh mục đầu tư của mình.

Tìm hiểu về mã cổ phiếu BIDV

Thông tin chung

  • Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  • Tên giao dịch tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam.
  • Mã chứng khoán: BID.
  • Thời gian thành lập: 26/04/1957.
  • Ngành nghề hoạt động: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính, huy động vốn,…
  • Website: www.bidv.com.vn

Ban lãnh đạo BID

Tên lãnh đạoChức vụ
Ông Phan Đức TúChủ tịch HĐQT
Ông Lê Ngọc Lâm

Bà Nguyễn Thị Thu Hương

Bà Phan Thị Chinh

Ông Ngô Văn Dũng

Ông Phạm Quang Tùng

Ông Yoo Je Bong

Ông Lê Kim Hòa

Ông Trần Xuân Hoàng

Ủy viên HĐQT
Ông Nguyễn Văn ThạnhỦy viên HĐQT độc lập

Cột mốc quan trọng của BIDV

Lịch sử ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam trải qua 4 lần đổi tên phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước:

  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ.
  • Năm 1990, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  • Năm 1995, chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại với số vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng.
  • Năm 2001 – 2006, thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng. Tăng vốn điều lệ từ 1.100 tỷ đồng lên 4.077 tỷ đồng.
  • Năm 2010, tăng vốn điều lệ, đạt mức 14.600 tỷ đồng.
  • Năm 2011, điều chỉnh giảm vốn điều lệ xuống mức 12.947 tỷ đồng.
  • Ngày 27/04/2012: Chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0100150619 (đăng ký lần đầu ngày 03/04/1993, thay đổi lần thứ 13 ngày 27/04/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp) với số vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng.
  • Ngày 16/01/2014: Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chấp nhận niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Năm 2013, vốn điều lệ của công ty là 28.112.026.440.000 đồng.
  • Ngày 13/8/2022, vốn điều lệ công ty nâng lên 50,585.2 tỷ đồng.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Phân tích mã cổ phiếu BIDV

Vị thế của BIDV trong ngành

Vừa qua BIDV được công bố là 1 trong 10 công ty uy tín nhất ngành Ngân hàng – Bảo hiểm Việt Nam 2022 bởi Vietnam Report. Đây là lần thứ 5 liên tiếp BIDV được vinh danh giải thưởng lớn như thế này.

Trong nhiều năm liền, BIDV lọt TOP 2.000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, TOP 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2022 lần thứ 7, Thương hiệu quốc gia lần thứ 6, Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam,… và nhiều giải thưởng danh giá nhất.

Nhắc đến BIDV, người ta nghĩ ngay đến bề dày hoạt động nhiều năm kinh nghiệm. Hiện nay, BIDV cũng là ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất hiện nay.

Tình hình hoạt động kinh doanh

Quý 2/2022, BIDV đã có kết quả kinh doanh rất tích cực. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 14.619 tỷ đồng (+14,0% QoQ, +13,1% YoY); thu nhập ngoài lãi đạt 3.527 tỷ đồng (+3,7% QoQ, -19,2% YoY) khiến TOI đạt 18.145 tỷ đồng (+11,8% QoQ, +4,9% YoY).

CIR đạt 28,6%, tăng 487bps YoY trong khi đó chi phí trích lập dự phòng giảm, đạt 6.381 tỷ đồng (-13,7% QoQ, -25,1% YoY) khiến cho LNTT quý 2/2022 đạt 6.570 tỷ đồng, tăng 40,9% YoY.

Tỷ lệ nợ xấu quý 2/2022 tăng nhẹ so với quý trước, đạt 1,02% (+5bps QoQ) với nợ nhóm 5 tăng nhẹ 9bps QoQ.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.503 tỷ đồng (+17,9% QoQ, -13,7% YoY); lãi từ các hoạt động FX tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt 624 tỷ đồng (+6,8% QoQ, +54,0% YoY).

Định hướng phát triển

BIDV đang nhắm đến nhóm khách hàng bán lẻ. Ngân hàng sẽ chào bán thêm hơn 455 triệu cổ phiếu bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tỷ lệ phát hành dự kiến là 9%. Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2022-2023.

Nhóm bán lẻ là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong quý II/2022 đạt 614.080 tỷ VND, tăng 34,1% so với cùng kỳ. Tỷ trọng nhóm khách hàng bán lẻ trong tổng dư nợ đạt 42%, tăng 4,3% so với quý trước. Việc tái cơ cấu sang nhóm bán lẻ với lãi suất đầu ra tốt hơn so với nhóm doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng đóng góp cải thiện NIM của BID trong thời gian tới.

Chi trả cổ tức năm 2022

Ngân hàng sẽ phát hành hơn 607 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ chia cổ tức là 12%. Nếu cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách sẽ được hưởng thêm 12 cổ phiếu miễn phí. Thời gian thực hiện là quý 3 và quý 4 năm 2022. Đây là cách để BIDV tăng vốn để đạt mục tiêu đẩy mạnh vốn điều lệ đến cuối năm 2022 là 60.000 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu BID

Cổ phiếu BID được phát hành lần đầu ra công chúng vào tháng 12/2012 với mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Qua 10 năm IPO, giá cổ phiếu đã chạm mốc 39,200 đồng/cổ phiếu tính đến tháng 8/2022.

Các chuyên gia KBSV kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu BID trong năm 2022 là 43.900 đồng/cp.

Kết luận

Với những thông tin phân tích về cổ phiếu ngân hàng BIDV thì Quý nhà đầu đã có ít nhiều những dự định tham khảo về tiềm năng đầu tư của BID trong thời gian sắp tới. BIDV vẫn đang có nguồn lực tốt và đang tích cực tái cơ cấu tổ chức. Trong thời gian dài hạn, giá cổ phiếu BIDV còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu từ tổng quát đến chi tiết cổ phiếu BIDV để có những nguyên tắc đánh giá riêng. Từ đó mới có thể giúp quý nhà đầu tư có lợi nhuận cao nhất khi đưa ra bất cứ một quyết định đầu tư nào.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Lê Đạt

Tôi tên là Lê Đạt, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến kinh tế thế giới, FED, ECB, biến động vĩ mô,...

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

5 hours ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

5 hours ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

6 hours ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

19 hours ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

2 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

2 days ago