Kiến thức tài chính

Chính sách tài khóa là gì? Tất tần tật những thông tin liên quan tới chính sách tài khóa

4.5/5 - (2 votes)

Chính sách tài khóa là công cụ hữu ích được nhà nước đưa ra với mục tiêu cải thiện tình hình kinh tế. Chính vì vậy, chính sách này có tác động rất lớn tới nền kinh tế của một quốc gia. Vậy hãy cùng Infina đi tìm hiểu xem chính sách tài khóa thực chất là gì? Vai trò, công cụ của chính sách này trong nền kinh tế Việt Nam ra sao nhé.

Tài khóa là gì?

Tài khóa được hiểu đơn giản là chu kỳ 12 tháng cho các loại báo cáo dự toán và báo cáo quyết toán hàng năm của các doanh nghiệp nói riêng và của ngân sách nhà nước nói chung. Như vậy tài khóa được hiểu tương tự với năm tài chính và năm quyết toán thuế.

Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa là công cụ được Chính phủ đưa ra với mục đích điều hành nền kinh tế trong nước. Khi này, Chính phủ sẽ tiến hành điều chỉnh thuế suất cũng như các khoản chi tiêu để đạt được các mục tiêu vĩ mô, ví dụ như giúp tăng trưởng kinh tế hoặc tạo ra thêm các việc làm trong xã hội, giúp bình ổn giá hàng tiêu dùng,…

Phân chia 2 loại chính sách tài khóa hiện nay

Hiện nay, Chính phủ đưa ra 2 loại chính sách tài khóa khác nhau, đó là chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt. Tác động và mục tiêu của mỗi loại chính sách này là khác nhau, cụ thể:

Chính sách tài khóa mở rộng

Đây còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt. Khi này, Chính phủ sẽ tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ và tiến hành giảm các nguồn thu từ thuế. Mục tiêu của chính sách này đó là làm tăng sản lượng của nền kinh tế, tăng tổng cầu. Điều này sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân, kích thích để nền kinh tế phát triển.

Chính sách này thường sẽ được Chính phủ đưa ra nếu nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, kém phát triển hoặc tăng trưởng chậm. Ngoài ra nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng thì Chính phủ cũng buộc phải nghiên cứu và triển khai chính sách này. 

Chính sách tài khóa mở rộng thường song hành cùng với chính sách tiền tệ. Như vậy, kinh tế xã hội mới bước vào giai đoạn ổn định và tăng trưởng hiệu quả nhất.

Chính sách tài khóa thắt chặt

Khi thực hiện chính sách này, Chính phủ sẽ tiến hành cắt giảm chi tiêu chính phủ, tăng thu thuế. Điều này sẽ làm giảm sản lượng của nền kinh tế, giảm tổng cầu, khiến kinh tế trong nước không phát triển quá nóng.

Với mục tiêu như vậy, nên chính sách tài khóa thắt chặt thường được Chính phủ nghiên cứu và áp dụng khi nền kinh tế trong nước phát triển quá nhanh, thiếu ổn định, lạm phát nhanh. Trong trường hợp này, việc cần làm nhất của Chính phủ đó là đưa nền kinh tế trong nước trở về điểm cân bằng, ổn định.

Vai trò của chính sách tài khóa với nền kinh tế

Chính sách tài khóa có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế của một quốc gia. Tùy vào từng tình hình kinh tế khác nhau mà Chính phủ sẽ nghiên cứu và đưa ra những chính sách riêng sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên về cơ bản, vai trò của chính sách này có tác động tới nền kinh tế như sau:

  • Đây là công cụ quan trọng để Chính phủ có thể tác động đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, giúp ổn định nền kinh tế đang gặp nhiều biến động.
  • Giúp phân bổ các nguồn lực kinh tế được hiệu quả hơn. Khi này, Nhà nước có thể sẽ tập trung sâu hơn vào một lĩnh vực nào đó, lấy lĩnh vực đó làm trọng tâm phát triển của đất nước.
  • Giúp phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân, tạo nên môi trường an toàn và ổn định để thu hút đầu tư và tăng trưởng.
  • Giúp tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của quốc gia.

Những điểm hạn chế của chính sách tài khóa

Bên cạnh những tác động tích cực thì việc đưa ra các chính sách tài khóa cũng tiềm ẩn những điểm hạn chế. Cụ thể:

  • Để đưa ra chính sách này, Chính phủ sẽ cần những số liệu đáng tin cậy nhất về nền kinh tế vi mô trong khoảng thời gian đủ dài, có thể là 6 tháng. Sau đó, sẽ cần thêm một khoảng thời gian nữa để đưa ra quyết sách và mất thêm thời gian để tác động tới nền kinh tế. Vậy nên chính sách này sẽ có độ trễ về mặt thời gian.
  • Rất khó để Chính phủ nắm bắt được mức độ tác động của chính sách lên quy mô thực tế. Vậy nên sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra các điều chỉnh.
  • Nếu nền kinh tế đang rơi vào trạng thái suy thoái mà tăng thêm chi tiêu chính phủ thì rất có thể đất nước sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách. Điều này vừa gia tăng tình trạng lạm phát vừa làm tăng thêm nợ chính phủ.
  • Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới các tầng lớp dân cư.

Các công cụ thường thấy của chính sách tài khóa

Hiện nay, Chính phủ tác động tới nền kinh tế quốc gia thông qua 2 công cụ quan trọng của chính sách tài khóa đó chính là chi tiêu chính phủ và thuế thu ngân sách.

Chi tiêu chính phủ

Các khoản chi tiêu chính phủ đóng vai trò rất quan trọng tới chính sách tài khóa của một quốc gia. Các khoản chi tiêu ở đây bao gồm chi mua hàng hóa, dịch vụ và chi chuyển nhượng.

Trong đó, các khoản chi mua hàng hóa dịch vụ sẽ được sử dụng để đầu tư cho quốc phòng, cho cơ sở hạ tầng nhà nước và dùng để chi tiền lương cho cán bộ nhà nước,… Trong khi đó, chi chuyển nhượng lại dùng để hỗ trợ cho những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, ví dụ như người nghèo, người khuyết tật, thương – bệnh binh,…

Nếu Chính phủ tăng chi tiêu tiền để mua hàng hóa dịch vụ thì nhu cầu hàng hóa sẽ tăng, đồng nghĩa với việc tổng cầu nền kinh tế tăng. Trong trường hợp, nếu Chính phủ tăng trợ cấp xã hội, tăng thu nhập của người dân thì cũng khiến họ mua sắm nhiều hơn và cũng làm tăng tổng cầu của đất nước.

Nhu cầu của xã hội, của người dân tăng sẽ khiến nguồn cung phải tăng lên. Điều này sẽ giúp nền kinh tế của quốc gia được phục hồi, tăng trưởng và dần ổn định. Tuy nhiên trong trường hợp chi tiêu chính phủ giảm lại khiến tổng cầu của dân giảm và làm ổn định lại sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế trong nước.

Thuế (thu ngân sách)

Thuế là khoản thu bắt buộc đối với cá nhân và tổ chức trong một quốc gia. Thu thuế nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì các mục tiêu, lợi ích chung.

Thuế cũng được chia thành 2 loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Trong đó thuế trực thu sẽ đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản của người chịu thuế. Loại thuế trực thu này sẽ bao gồm thuế TNCN, thuế TNDN, thuế tài sản, thuế đất…

Trong khi đó thuế gián thu lại là thuế được thu thông qua giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Một số loại thuế gián thu thường gặp đó là thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,… Khi này người chịu thuế sẽ không nộp trực tiếp khoản thuế đó cho Nhà nước mà sẽ nộp thông qua nhà sản xuất.

Các khoản thu thuế có tác động ngược lại so với chi tiêu chính phủ. Nếu chi tiêu chính phủ tăng thì tổng cầu tăng. Tuy nhiên với thuế thì lại khác. Nếu thuế tăng thì đồng nghĩa với thu nhập của người dân, của doanh nghiệp sẽ giảm. Điều này khiến họ tiêu dùng ít hơn, tổng cầu giảm và GDP của một quốc gia cũng sẽ giảm.

So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đều là những công cụ quan trọng dùng để điều khiển một nền kinh tế. Tuy nhiên giữa 2 công cụ này sẽ tồn tại nhiều điểm khác biệt.

Tiêu chí so sánhChính sách tài khóaChính sách tiền tệ
Công cụ thực hiệnChi tiêu chính phủ và các khoản thuế nộp vào ngân sách nhà nướcLãi suất, các khoản dự trữ bắt buộc, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách nới lỏng định lượng hay các nghiệp vụ ngân hàng mở… Nói chung đó là các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối.
Người tạo ra chính sáchChính phủNgân hàng trung ương
Mục đíchThúc đẩy tăng sản lượng và việc làm trong xã hộiBình ổn, ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng GDP và giảm tỉ lệ thất nghiệp

Kết luận

Như vậy có thể thấy rằng chính sách tài khóa có tác động rất lớn tới nền kinh tế xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên để đưa ra đường hướng, quyết sách này một cách hợp lý, phù hợp với nền kinh tế lại không phải là một điều đơn giản.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Nguyễn Thành

Tôi tên là Nguyễn Phúc Trường Thành, hiện nay tôi đang là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung liên quan đến lãi suất ngân hàng, tình hình lãi suất hiện nay, các tin tức liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm hay tích lũy,... Tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến cho người đọc. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất đến từ tôi nhé!

Share
Published by
Nguyễn Thành

Recent Posts

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

3 hours ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

5 hours ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

22 hours ago

AI là gì? Những ứng dụng AI miễn phí hữu ích

1. Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Trí tuệ nhân tạo (AI), hay Artificial Intelligence,…

1 day ago

Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng

1. Thẻ ghi nợ là gì?  1.1. Thẻ ghi nợ là gì Thẻ ghi nợ…

2 days ago

Lãi suất ngân hàng Nam Á Bank mới nhất ngày 07/01/2025

Trong cuộc cập nhật ngày 5/8 vừa qua, Ngân hàng Nam A đã giảm lãi…

2 days ago