TOP 5 bài viết nổi bật nhất tại cộng đồng Infina tuần 17 – 23/7/2025

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 17 - 23/7/2025
5/5 - (1 vote)

1. Giá thuê nhà trọ và chung cư mini tại Hà Nội đồng loạt tăng mạnh, nhiều nơi chạm ngưỡng 6,5 triệu đồng/tháng

TOP 5 bài viết nổi bật nhất tại cộng đồng Infina tuần 17 - 23/7/2025

Theo ghi nhận, giá thuê nhà trọ tại nhiều khu vực ở Hà Nội đang ở mức cao, đặc biệt là tại các phường như Yên Hòa, Thanh Xuân, Mỹ Đình, Mễ Trì và Cầu Giấy.

  • Phố Trung Kính (Yên Hòa): Phòng khép kín 20m² giá 3,8 triệu đồng/tháng.
  • Trần Duy Hưng (Yên Hòa): Phòng tầng 4 (thang bộ) giá 4,3 – 4,5 triệu đồng/tháng.
  • Thanh Xuân: Phòng đầy đủ nội thất giá thuê 4 – 5 triệu đồng/tháng.
  • Mỹ Đình: Phòng 20 – 25m² không nội thất tăng lên 2,8 – 3,4 triệu đồng/tháng.
  • Mễ Trì: Phòng 18 – 25m² tăng từ 2,2 – 2,3 triệu lên 2,4 – 2,6 triệu đồng/tháng.
  • Phú Đô, Tân Mỹ, Nhân Mỹ: Giá thuê tăng từ 2 – 2,7 triệu lên 2,3 – 3 triệu đồng/tháng.

Phân khúc chung cư mini tại Nam Từ Liêm cũng tăng rõ rệt:

  • Mỹ Đình cũ: Căn 25 – 40m² tăng lên 4,5 – 5,5 triệu đồng/tháng.
  • Mễ Trì cũ: Tăng lên 4,7 – 6 triệu đồng/tháng.
  • Dịch Vọng Hậu: Phòng 20m² tăng lên 2,8 – 3 triệu đồng/tháng.
  • Quan Hoa: Phòng 25 – 30m² tăng lên 3,5 – 4 triệu đồng/tháng.
  • Yên Hòa: Phòng 25 – 30m² tăng lên 3,3 – 4 triệu đồng/tháng.
  • Cầu Giấy, Yên Hòa: Chung cư mini tăng lên 4,7 – 6,5 triệu đồng/tháng.
  • Hà Đông (Văn Quán, Mộ Lao): Giá thuê tăng lên 3,6 – 5,2 triệu đồng/tháng. Nguồn: Lao động. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. 25 triệu đầu tư đầu đời – nên bắt đầu như thế nào khi là người mới?

TOP 5 bài viết nổi bật nhất tại cộng đồng Infina tuần 17 - 23/7/2025

Một bạn trẻ 25 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội với mức lương 15 triệu đồng/tháng, hiện đang thuê trọ và mới bắt đầu quan tâm đến đầu tư tài chính cá nhân. Sau 1 năm tích lũy, bạn đã để dành được 25 triệu đồng – khoản tiền đầu tiên cho hành trình đầu tư.

Bạn đang phân vân:

  • Nên chia nhỏ hay giữ nguyên khoản tiền? – Có nên dành một phần để học kiến thức, một phần để đầu tư thử và một phần dự phòng?
  • Nên đầu tư vào đâu? – Giữa tiết kiệm ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu, vàng hay crypto, đâu là lựa chọn phù hợp với người mới?
  • Nên học đầu tư như thế nào? – Tự học hay tham gia khóa học? Làm sao để không mất tiền vì “học phí” đầu tư đầu đời?

Dù số tiền nhỏ, nhưng đây là một bước khởi đầu quan trọng. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để đầu tư vừa học vừa làm, rủi ro thấp, và hiệu quả cao? Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Đề xuất lộ trình chuyển đổi 400.000 xe xăng sang điện của TP HCM

TOP 5 bài viết nổi bật nhất tại cộng đồng Infina tuần 17 - 23/7/2025

Theo dự thảo của Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM (HIDS), toàn bộ 400.000 xe máy xăng đang được sử dụng bởi tài xế công nghệ và giao hàng sẽ được chuyển đổi sang xe điện từ 2026 đến cuối năm 2028.

  • Đầu 2026: Tài xế mới bắt buộc dùng xe điện khi đăng ký nền tảng.
  • Cuối 2026: Hoàn thành 30% quá trình chuyển đổi.
  • Năm 2027: Đạt 80% số lượng chuyển đổi.
  • Đến cuối 2028: Hoàn tất 100%. Từ 2029, cấm xe xăng hoạt động giao hàng và xe ôm công nghệ.

Chính sách hỗ trợ tài chính cho tài xế:

  • Hỗ trợ lãi suất vay mua xe: ít nhất 2% trong 2 năm đầu.
  • Miễn thuế VAT và lệ phí trước bạ.
  • Giảm hỗ trợ còn 50% vào năm thứ ba.
  • Hỗ trợ đặc biệt cho nhóm tài xế khó khăn và cận nghèo.

Doanh nghiệp công nghệ cũng sẽ tham gia hỗ trợ:

  • Khuyến khích tài xế dùng xe điện bằng điểm thưởng.
  • Khuyến khích khách hàng lựa chọn chuyến xe thân thiện môi trường. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Gen Z: Đã đến lúc ngừng phán xét – bắt đầu thấu hiểu

TOP 5 bài viết nổi bật nhất tại cộng đồng Infina tuần 17 - 23/7/2025

Gen Z không lười. Họ đang vật lộn trong một thị trường lao động bất công, nơi thành tích học tập chưa đảm bảo được một công việc đúng ngành nghề.

  • 63% người trẻ thất nghiệp hoặc làm trái ngành.
  • 35% chọn công việc tự do ngắn hạn (freelance, gig).
  • Chỉ 2% tìm được việc đúng ngành và thu nhập ổn định.

Nguyên nhân:

  • Giáo dục chưa gắn với thực tiễn.
  • Doanh nghiệp thiếu chính sách hỗ trợ người mới.
  • Một bộ phận người trẻ thiếu kỹ năng và định hướng.

Chúng ta cần hiểu rằng Gen Z đang sống trong một bối cảnh rất khác, nơi mà sự nỗ lực cá nhân không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với kết quả. Thay vì phán xét, hãy tìm cách đồng hành. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Công thức tính lạm phát là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết

TOP 5 bài viết nổi bật nhất tại cộng đồng Infina tuần 17 - 23/7/2025

Lạm phát là sự tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, dẫn đến sự suy giảm giá trị của tiền tệ. Ví dụ:

  • Trước đây với 10.000 đồng bạn mua được 1 ổ bánh mì, giờ chỉ mua được nửa ổ.

Lưu ý:

  • Tăng giá dịp lễ tết không phải là lạm phát – vì không kéo dài liên tục.
  • Lạm phát được tính trung bình dựa trên nhiều mặt hàng, không thể dựa vào giá của một vài sản phẩm riêng lẻ.

Cách tính lạm phát:

Giả sử bạn thường xuyên mua các mặt hàng: gạo (3kg), rau (1kg), cá (2kg), thịt (1kg), dầu ăn (1 lít). Bạn sẽ tính lạm phát dựa trên tổng chi phí của các mặt hàng này theo thời gian và so sánh sự thay đổi giá. Đọc thêm & thảo luận tại đây