1. Chạy trốn áp lực: Quyết định nghỉ việc để tìm lại bình yên
Mình vừa báo xin nghỉ việc mọi người ạ. Mình đang có 1 công việc với mức lương ~50 tr/tháng chưa kể thưởng. Mình đã tham khảo rất nhiều bài viết trong nhóm, về vấn đề nghỉ việc vào giai đoạn khó khăn này. 10 người thì 9 người khuyên đừng nghỉ. Cơ mà mình thấy bản thân đuối quá.
Mình làm ở 1 bank tầm trung, cv nói là áp lực thì cũng ko phải quá áp lực so với những cv trước đó mình làm, mtrg ổn, Sếp lớn rất nice, đồng nghiệp lành, vậy mà mình lại nghỉ, ở giai đoạn này. Có lẽ mình đang trầm cảm, hoặc như nhiều ng nói có lẽ mình đang rửng mỡ… Chắc tất cả những áp lực từ ngày trước dồn lại khiến hiện tại mình muốn dừng lại 1 thời gian.
Về kinh tế, gia đình mình cũng bthg, đã có nhà HN, xe thì chưa mua vì thấy cũng ko cần thiết lắm với nhu cầu hiện tại, mới có 1 bé, cũng định đẻ thêm mà thú thực là nhiều thứ khiến mình ko có động lực lắm, cứ lấn cấn mãi.
Mức lương trên kia là mình mới đc lên nthe tầm 1 năm trở lại đây, trc đó cũng chỉ tầm 3x 4x. Chồng mình lương 2x, và chắc cũng khó để lên nữa vì bằng cấp, trình độ… cả ck và mình đều biết ck mình ở mức nào, nếu như ko kinh doanh hay chịu khó làm thêm.
Nhưng vấn đề là ck mình ko kdoanh đc, cũng ko chịu khó làm thêm, mỗi lần kdoanh 1 cái gì đó là lại làm cho vui cho có, chưa bao h thu lại đc vốn chứ ko nói là lãi, cả thèm chóng chán, làm dăm bữa nửa tháng lại uể oải bỏ ngang. Nói là ck ko giúp đc mình cái gì thì ko đúng, vì ck đi làm đc bnhieu thì đều đưa hết cho mình, chỉ giữ lại 1 phần để chi tiêu xăng xe, cần gì tiêu gì thêm thì bảo mình đưa. Việc nhà cũng san sẻ với mình, mình đi làm hay phải đi sớm về muộn thì ck cũng đỡ đần mình việc con cái cơm nước kha khá, khi nào nhà muốn ăn gì ngon ngon phức tạp thì mình nấu, còn ko những ngày thường ăn uống đơn giản thì ck mình vào bếp. Lẽ ra cs như vậy đã phải rất okie, cứ vậy mà phát triển đi lên thôi đúng ko?
Nhưng mình lại bị stress kinh khủng, vì gần như toàn bộ việc lớn trong nhà, kể cả việc xoay tiền mua nhà, trả nợ, có công buổi phát sinh, có khoản gì lớn cần chi chẳng hạn ng thân hay bố mẹ 2 bên ốm đau, xây nhà ở quê… chồng mình đều phó mặc cho mình tự lo tự quyết. Thiếu thì mình tự xoay thêm, thừa thì mình tự cất, nói chung ck mình chỉ cần mỗi tháng đưa lương cho mình là xong, mà lương thì cũng có những lần ck mình nghỉ việc lương ko có, hay lương bị trừ đi do phải bồi thường khoản gì đó bị giảm đi, thì ck cũng ko quan tâm phần hụt đi đó mình làm tnao, xoay xở thế nào…
Thực ra trước giờ mình ko đến nỗi quá chật vật về kinh tế, mình lo được, xoay được, tính toán được. Nhưng mình mệt về tinh thần mọi ng ạ, có chị em nào hiểu cảm giác này của mình không? Mình chẳng biết phải chia sẻ với ai để giải toả. Chồng mình là vậy, gần như chỉ như vậy, anh có thể làm việc tay chân đỡ đần mình việc nhà con cái nvay, nhưng về tinh thần, dù chỉ 1 câu hỏi han khi mình mệt mỏi cũng ko có, 1 câu hỏi rằng “em có xoay đc ko? Có lo đc ko?” “Em có mệt ko?” cũng ko bao giờ.
Tất cả những kế hoạch hay sự kiện gì trong gđ cũng là mình tự lên, tự làm, anh tham gia theo kiểu mình bảo gì anh làm nấy. Kể cả việc đi du lịch đổi gió hằng năm, mình tự thiết kế, tự tất tật, anh chỉ việc bế con đi, chơi với con… Cs vk ck cũng vì thế mà nhạt nhẽo dần, mình cũng ko còn nhiệt huyết nữa. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Tự do tài chính cho người đi làm: Hiểu đúng và làm thật
Tự do tài chính không phải là một khái niệm xa vời hay chỉ dành cho những người sở hữu biệt thự, siêu xe hay những chuyến du lịch xa xỉ mỗi tháng. Thực tế, tự do tài chính chính là khả năng không bị buộc phải làm việc vì tiền. Nghĩa là bạn có đủ tài chính để quyết định làm việc vì đam mê, không phải vì nhu cầu tài chính.
Tự Do Tài Chính Cho Người Đi Làm: Hiểu Rõ Và Làm Thật
Vậy làm thế nào để đạt được tự do tài chính, đặc biệt là đối với những người đi làm? Dưới đây là công thức đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để bạn có thể xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh và đạt được tự do tài chính trong tương lai.
1. Xây Nền Tảng Tài Chính Vững Mạnh
Bước đầu tiên để đạt được tự do tài chính chính là xây dựng nền tảng tài chính vững chắc. Để làm được điều này, bạn cần phải:
Quản Lý Chi Tiêu:
Biết rõ thu – chi: Lập kế hoạch tài chính, phân bổ hợp lý nguồn thu nhập.
Kiểm soát nợ: Tránh các khoản vay không cần thiết, trả nợ đúng hạn để giảm gánh nặng tài chính.
Tích Lũy Quỹ Khẩn Cấp:
Bạn cần có ít nhất 6 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ khẩn cấp để phòng tránh rủi ro trong trường hợp mất việc hoặc các tình huống bất ngờ.
2. Đầu Tư Để Tăng Tài Sản
Sau khi xây dựng nền tảng tài chính vững chắc, bước tiếp theo là đầu tư tài chính để gia tăng tài sản của bạn.
50-70% Thu Nhập Dư Thừa:
Đầu tư vào tài sản sinh lời là cách hiệu quả nhất để làm tăng tài sản của bạn. Bạn có thể đầu tư vào những kênh như:
Cổ phiếu và trái phiếu: Đây là những lựa chọn đầu tư cổ điển giúp bạn sinh lời theo thời gian.
Bất động sản: Đầu tư vào bất động sản có thể mang lại lợi nhuận lâu dài.
Quỹ mở, ETF: Đây là các quỹ đầu tư giúp bạn tham gia thị trường tài chính mà không cần nhiều kiến thức chuyên sâu.
Kinh doanh nhỏ: Bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ giúp bạn xây dựng thêm thu nhập phụ.
Tích sản ngoại tệ: Đây là một cách hiệu quả để bảo vệ tài sản của bạn khỏi sự biến động của tỷ giá.
3. Tạo Thu Nhập Thụ Động
Một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được tự do tài chính là tạo ra thu nhập thụ động. Điều này giúp bạn có thể kiếm tiền mà không phải làm việc trực tiếp. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Thế “kẹt giữa 2 làn sóng” của ông Musk khi Mỹ – Trung căng thẳng thuế quan
Giờ đây, ông Musk và Tesla đang phải đối mặt với mức thuế quan gia tăng tại một trong những thị trường quan trọng nhất của họ.
Tesla đã tạm ngừng nhận đơn đặt hàng đối với 2 mẫu xe trên trang web Trung Quốc vào ngày 11/4, trong bối cảnh Bắc Kinh nâng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên tới 125%, nhằm đáp trả Washington.
Dù Tesla không đưa ra lý do cụ thể cho việc ngừng nhận đơn hàng, động thái này có thể là dấu hiệu cho thấy ông Elon Musk – một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Trump – và công ty của ông đang chuẩn bị ứng phó với những hệ quả của cuộc chiến thuế quan giữa 2 siêu cường kinh tế.
“Việc họ vẫn bán xe nhưng không nhập khẩu nữa chỉ ra một điều rõ ràng: tác động từ thuế quan đang ảnh hưởng đến doanh số quốc tế của Tesla”, Maxwell Shulman, nhà phân tích tại Beacon Policy Advisors, nhận định.
Xung đột thuế quan ngày càng gay gắt đang đặt lợi ích kinh doanh của Tesla và ông Musk – người từng đóng góp hàng triệu USD cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump và vận động cho ông tại các bang chiến địa – vào tình thế khó khăn.
“Chính trị thậm chí còn chẳng giúp được gì cho Musk để né tránh mức thuế đang gây tổn hại đến công ty của ông ấy”, Sarah Kreps, Giám đốc Viện Chính sách Công nghệ tại Đại học Cornell, bình luận.
Tesla hiện là một trong nhiều công ty buộc phải điều chỉnh gấp hoạt động sản xuất ở nước ngoài – từ giảm quy mô sản xuất đến trì hoãn giao hàng – trước những biến động bất thường từ căng thẳng thương mại.
Hai mẫu xe Tesla bị tạm ngưng – Model S và Model X – là những mẫu gần như được lắp ráp hoàn toàn tại nhà máy Fremont ở California.
Trong khi đó, hai mẫu vẫn còn hoạt động trên trang web Trung Quốc – Model 3 và Model Y – được sản xuất tại nhà máy Gigafactory ở Thượng Hải và do đó ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
“Ngay cả khi có thời gian để điều chỉnh, chính sách thuế như thế này vẫn sẽ vô cùng gây xáo trộn và tốn kém”, Martin Chorzempa, chuyên gia tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế, cảnh báo.
“Còn nếu không có thời gian để thích ứng, bạn chỉ có hai lựa chọn: Hoặc tăng giá sản phẩm – nhưng không thể tăng đủ để bù vào mức thuế khổng lồ – hoặc phải gánh luôn phần thuế, điều mà hầu hết các công ty đều không thể làm nổi”, ông nói.
Tesla hiện sản xuất gần như toàn bộ xe tại thị trường Bắc Mỹ ở Mỹ, và giới quan sát từng dự đoán Tesla có thể tránh được tác động lớn từ thuế quan của ông Trump do ưu tiên sản xuất nội địa. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Chứng khoán hay sòng bài?
Không biết có phải trò đỏ đen không, nhưng phải công nhận cái ngành này phông bạt kinh khủng, Lúc sập thì im re, mà thị trường lên cái là đua nhau khoe lãi.
Phải nói là khá lâu rồi mình bỏ thói quen đánh T+
Không đọc tin bất kì hội nhóm nào về chứng khoán
Lý do: vì dạo này bận thôi … chứ rảnh mình cũng hay hóng lắm
Nhưng mà nhờ thế, lần đầu tiên mình có pha đi lệnh: lãi 15% trong vài phiên (Lich sử chưa bao giờ mình có lợi nhuận nhanh như vậy… nếu không muốn nói là toàn lỗ là chính)
Sau 2.5 năm từ lần lỗ lịch sử với HPG mà mình share bài trên nha, giờ mới gọi là có tí cảm nhận thị trường.
Cảm thấy rằng: chơi 1 vài mã là đủ, vào lệnh 3-4 lần/ năm là đủ. Tuyệt đối đừng chỉ nghe mỗi broker, hãy tự quyết định, đi vốn có lộ trình, đừng tham lam
Mai – thứ 3: mình sẽ hiện thực hết số lãi này. Xong là lại lặn 1 hơi cho tới khi nào cảm thấy có điểm vào mới. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Mỹ dọa đánh thuế Trung Quốc 245%
Cuối ngày 15-4 (giờ Mỹ), Nhà Trắng đã công bố sắc lệnh hành pháp mới nhất của Tổng thống Donald Trump về việc khởi động cuộc điều tra an ninh quốc gia về nhập khẩu tài nguyên quan trọng.
Sắc lệnh này cũng bao gồm các giải thích về mức thuế quan trả đũa được công bố vào ngày 2-4 của Washington.
Theo tuyên bố, ông Trump đã khởi xướng chính sách thương mại “Nước Mỹ trên hết” khi trở lại nhiệm kỳ hai để đưa nền kinh tế nước này “vĩ đại trở lại”.
“Hơn 75 quốc gia đã liên hệ để thảo luận về các thỏa thuận thương mại mới. Do đó các mức thuế quan cao hơn dành cho từng cá nhân hiện đang tạm dừng trong bối cảnh các cuộc thảo luận này, ngoại trừ Trung Quốc, quốc gia đã trả đũa”, tuyên bố cho biết.
Tuyên bố liệt kê những động thái gần đây của Trung Quốc như cấm xuất khẩu sang Hoa Kỳ gali, germani, antimon và các vật liệu công nghệ cao quan trọng khác có khả năng ứng dụng trong quân sự.
Trong tuần này, Trung Quốc đã đình chỉ xuất khẩu nhiều kim loại đất hiếm nặng, cũng như nam châm đất hiếm, nhằm mục đích ngăn chặn nguồn cung cấp các linh kiện quan trọng cho các nhà sản xuất ô tô, nhà sản xuất hàng không vũ trụ, công ty bán dẫn và nhà thầu quân sự trên toàn thế giới, theo Nhà Trắng.
“Trung Quốc hiện phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ do các hành động trả đũa của nước này”, Nhà Trắng cho biết, tuy nhiên không nêu cụ thể.
Không như nhiều quốc gia khác đã phản ứng với kế hoạch áp thuế của ông Trump bằng cách tìm kiếm các thỏa thuận song phương với Washington, Bắc Kinh đã tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ lên 125% để đáp trả mức thuế 145% của Mỹ. Nước này cũng im lặng trước đề nghị đàm phán của Mỹ.
Trong tuyên bố mới nhất, Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ ngừng gây áp lực nếu thực sự muốn giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán, tuy nhiên cũng khẳng định Bắc Kinh “không sợ” cuộc chiến thương mại với Washington.
Cùng ngày, Washington cho biết ông Trump sẵn sàng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh phải là bên có động thái trước. Đọc thêm & thảo luận tại đây