
Nội dung chính
1. Lặng nhìn ước mơ tuột khỏi tay: Đằng sau thông tư 29 là câu chuyện của những người giáo viên tỉnh
Chúng tôi – hai đứa sinh năm 1997, đều có công việc ổn định ở TP.HCM. Mình là giáo viên toán cấp 3, đã đậu viên chức trường công, thu nhập dao động từ 30 đến 50 triệu một tháng. Vợ mình làm phiên dịch, lương net khoảng 1.000 USD mỗi tháng. Tuy nhiên, cuộc sống luôn có những biến đổi bất ngờ. Quyết định năm 2023, cả hai về quê, gần gia đình, khi xã mới hết nghèo. Vợ mình xin được làm giáo viên Tiếng Anh.
Năm đầu tiên ở quê thật sự không dễ dàng, lương thấp hơn nhiều so với ở thành phố, chênh lệch quá rõ rệt. Dù vậy, cả hai vẫn cố gắng xây dựng thương hiệu cá nhân và giờ đây, lượng học sinh đã ổn định. Lương ở trường hiện tại của cả hai vợ chồng đã lên hơn 30 triệu đồng/tháng. Thêm vào đó, công việc dạy thêm kín lịch, số học sinh của cả hai vợ chồng hiện tại đã vượt qua con số 100.
Cuộc sống đơn giản, bữa cơm chiều do bố mẹ nấu, vợ chồng mình chỉ việc ăn rồi tiếp tục công việc dạy học. Những người ngoài nhìn vào chắc hẳn sẽ ước ao được như vậy. Thế nhưng, chuyện đời đâu dễ dàng, khi thông tư 29 ban hành, mọi thứ thay đổi chóng mặt.
Bắt đầu từ học kỳ này, vợ chồng mình không thể dạy ở các trường ngoài nữa. Tổng thu nhập của chúng tôi giờ giảm chỉ còn khoảng 15 triệu/tháng. Dù trong lòng không tiếc nuối hay hối hận gì, nhưng cảm giác hụt hẫng và bất lực cứ quẩn quanh. Cảm giác như mỗi lần mình đạt được một chút thành tựu thì lại có một biến cố nào đó ập đến.
Dẫu vậy, vợ chồng mình vẫn thấy mình may mắn hơn rất nhiều người. Chúng tôi chưa đến mức khốn khó, chỉ là cảm xúc lúc này thực sự bị hụt hẫng và mất mát quá nhiều. Tình hình có thể còn khó khăn hơn nữa, nhưng hy vọng sẽ qua. Đây chỉ là một cú sốc nhỏ trong hành trình của cuộc đời. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Sự thật về lương, mua nhà và công việc: góc nhìn thực tế từ một bạn trẻ
Chia sẻ về chuyện lương, mua nhà và công việc.
Sơ sơ về mình 1 chút, là nữ, chưa kết hôn, thế hệ 9x. Gần đây fb mình hay hiện lên những bài như này, các bạn trẻ than thở lương thấp, giá nhà cao, khó mua. Nên mình chia sẻ góc nhìn cá nhân:
Lương: đừng chỉ nhìn vào lương, hãy nhìn rộng ra, nâng cấp nó thành “thu nhập”. Vì nếu bạn chỉ có 1 nguồn thu từ lương, đi làm công ăn lương, chờ tiếng ting ting ngày 30 mỗi tháng thì chắc chắn ko thể nào mua được nhà. Vì vậy hãy đa dạng nguồn thu, có thể là làm thêm job, buôn bán,… hoặc cơ hội làm ăn nào đó mang đến thu nhập ngoài lương. Mức lương cao nhất mình nhận được là 75tr, nhưng mình vẫn luôn tìm kiếm cơ hội tăng thu nhập khác, vì chi phí sống cho cả gđ mình là 50tr/ tháng rồi.
=> mục tiêu là tăng thu nhập, chứ ko phải chỉ nhìn vào chữ “lương”.
Mua nhà: hãy tìm cách tăng thu nhập để sớm đạt được mục tiêu này. Nó còn tuỳ thuộc vào góc nhìn của bạn, mình thấy nhiều bạn trẻ cứ khăng khăng phải có nhà phố. Trong khi mình nghĩ khác, mình tìm cách kiếm thêm job khác giúp mình có thêm $ mà ko cần phải ở phố, sau đó về vùng ven mua đất xây nhà. Cùng 1 khoản tiền, ví dụ 5t thì ở vùng ven bạn ở được biệt thự cmnr, nhưng ở phố bạn chỉ chui ra chui vào được trong căn cc nào đó thôi; mình hay nói đùa với mẹ: ở cc tới lúc chớ..t chắc gì có chỗ mà để qtai.
Mình hay suy nghĩ như này: 10 năm nữa mình vẫn làm việc này hả ta, rồi 20 năm nữa nhảy việc thì có cty nào nhận không? Nếu ko thì mình ở tp này làm gì? Suốt ngày ăn cơm hộp, cuối tháng đóng tiền trọ, mỗi ngày hít bụi 3h kẹt xe ngoài đường. Giải pháp dài hạn là gì? => tự tìm cách thoát khỏi phố bằng cách đa dạng nguồn thu, đa dạng công việc để ko bị lệ thuộc vào tp. Một khi việc kiếm tiền của bạn ko còn lệ thuộc vào thành phố, thì tìm về vùng ven mua đất xây nhà mà ở. Vùng ven bây giờ chất lượng đời sống còn cao hơn cả ở các tp lớn như HCM hay HN. Nhiều khi sống ở phố lâu quá về quê ăn tết mới thấy mình là những người “quê mùa”.
Công việc: nếu tấm bằng đh ko nuôi nổi bạn và gđ, thì đừng ngại vứt nó sang 1 bên để làm các cv khác có thu nhập cao hơn, kể cả cv tay chân. Đừng quá kì vọng hoặc nghĩ tấm bằng đh của bạn là ghê ghớm. Thế hệ ông bà, bố mẹ sẽ tự hào khi con cái họ học giỏi, đậu trường công an, bác sĩ, giáo viên,… nhưng thế hệ các bạn trẻ trở đi, sẽ tự hào nếu bạn nuôi được gđ, bất kể cviec là gì (miễn ko phạm pháp).
Mình biết rất nhiều trường hợp con ngoan trò giỏi, nhưng ra đời sau này lại ko bằng các bạn cá biệt ngày xưa. Lớp mình hơn chục năm gặp lại, các bạn cán bộ lớp, học giỏi của lớp giờ cs nhạt nhoà, có bạn còn chưa định hình nổi tương lai, có bạn thì lấy chồng sinh con ko nghề nghiệp ổn định, có bạn hơn 30t rồi vẫn đi làm thuê bán quần áo cho ngta, có bạn thuộc tóp giỏi đi thi tỉnh của trường thì học xong đh rồi csong lao đao nên bỏ đi xklđ. Còn các bạn thuộc nhóm quậy phá, cá biệt ngày xưa thì giờ có bạn làm tiếp viên trưởng cho hãng bay, có bạn đi công tác = trực thăng như cơm bữa, có bạn làm chủ nhà hàng lớn trong tp,… hầu hết các bạn cá biệt này đều trượt đh năm đó, sau đó đi học cđ và trường nghề. Sự khác biệt nằm ở việc trải nghiệm cuộc sống, nhanh nhạy nắm bắt và dám mạo hiểm, bước ra khỏi vùng an toàn. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Tổng Bí thư Tô Lâm: Đây là thời điểm vàng để tinh gọn bộ máy, để sau Đại hội XIV sẽ rất khó khăn
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tổ về hai dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng phân tích, Nghị quyết của Trung ương nhiều khóa đã đánh giá bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Khóa XIII, tiếp tục tiến hành tổng kết, triển khai, bởi bây giờ là thời cơ vàng, chuẩn bị cho Đại hội XIV.
Nhấn mạnh vấn đề này là cấp bách, không thể chờ đợi, Tổng Bí thư cho biết, đây là thời điểm vàng để sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nếu để sau đại hội Đảng sẽ rất khó khăn.
Cùng với đó phải tính đến khả năng phối hợp, năng lực thực thi chính sách và chất lượng hiệu quả; tính đến khả năng quản lý về ngân sách. Tổng Bí thư đặt vấn đề tiềm lực đất nước như thế tại sao không phát triển? Đầu tư công quy định phức tạp thế nào mà có tiền Nhà nước không tiêu được? Chủ tịch tỉnh, thành phố còn làm gì khi đầu nhiệm kỳ cấp trên đã phân bổ 5 năm xong hết đồng nào mua muối, đồng nào mua gạo và nếu làm khác đi là vi phạm.
“Mô hình quản lý ngân sách có vấn đề. Nhiều lúc tôi tự hỏi nhàn nhất chắc là ông chủ tịch thành phố vì quyết hết rồi, làm khác đi không được. Đất cũng xin cấp trên thì làm sao ông quyết định được đầu tư. Vậy hằng ngày ông làm việc gì, làm sao mà năng động, sáng tạo”, Tổng Bí thư phát biểu. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Cần thận trọng, đánh giá toàn diện khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng
Công nhân mong mỏi chờ tăng lương
Anh Lê Văn Long, kỹ thuật viên bộ phận linh kiện máy tại một công ty sản xuất phụ tùng ô tô (TP Hải Phòng), chia sẻ: “Giá cả mọi thứ đều tăng chóng mặt, từ rau, thịt đến điện nước, xăng xe, thuê nhà… Tiền lương hiện tại của tôi và vợ chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống, không dám mơ đến chuyện tích lũy. Chúng tôi mong muốn mức tăng lương đủ để bù đắp trượt giá và có thêm một chút để cải thiện cuộc sống, lo cho con cái ăn học”.
Tương tự, anh Trịnh Minh Quang, nhân viên bảo vệ tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội, cho biết, lương bảo vệ của anh vốn đã thấp, lại phải làm thêm giờ mới đủ sống. Anh Quang quê ở Nam Định, lên Hà Nội kiếm sống, trừ tiền thuê nhà, mỗi tháng cố gắng tằn tiện chi tiêu để gửi về quê 3 – 4 triệu, phụ vợ là công nhân nuôi con ăn học.
Anh Quang chia sẻ: “Năm ngoái, tôi mừng vì được tăng lương từ 4,8 triệu lên 5,2 triệu đồng, làm thêm giờ có thêm 1-2 triệu. Nhưng giá cả leo thang nhanh quá, tiền thuê trọ bình dân đã 1 triệu, phải ở ghép để tiết kiệm. Điện, nước, ăn uống, thuốc men… tính ra chẳng còn dư. Nhiều khi ốm cũng không dám nghỉ vì sợ mất thu nhập. Nếu lương tăng thêm, cuộc sống sẽ bớt chật vật, có thể lo cho gia đình tốt hơn.”
Có thể thấy, người lao động không chỉ mong muốn một mức lương đủ “sống được” mà còn hướng đến một cuộc sống “sống tốt”, có điều kiện để tái tạo sức lao động, nâng cao trình độ, kỹ năng và chăm sóc gia đình. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Lương 10 triệu nhưng thuê trọ 3,5 triệu ‘chỉ để ngả lưng mỗi tối’
Tôi sửng sốt khi nghe em đồng nghiệp dành gần nửa tiền lương cho việc thuê trọ.
“Em thấy xứng đáng đồng tiền bát gạo nhất là mấy tháng giãn cách chống dịch Covid-19”, cô bé đồng nghiệp nói với tôi, lúc đi làm lại, sau mấy tháng ở nhà.
Đồng thời, tôi sửng sốt khi nghe cô em này nói đang thuê một căn hộ 7 triệu đồng mỗi tháng, ở ghép chung với bạn, chia tiền mỗi người 3,5 triệu chưa điện nước, phí dịch vụ. Trong khi mức lương người mới chỉ 10 triệu đồng một tháng.
Cảm giác xứng đáng có được vì làm từ xa, được “xài hết công năng” của căn phòng đi thuê. Vì bình thường, nó chỉ là nơi để ngả lưng buổi tối, sáng mai lại đi làm sớm.
Học đại học ở Thủ Đức, có ký túc xá, nên không tốn kém nhiều. Thế nhưng khi ra trường và xin được việc, cô em đồng nghiệp này cũng như bao bạn trẻ khác phải “trung tâm tiến” vì ngoại ô có rất ít công ty phù hợp.
Thuê trọ gần công ty là chuyện ai cũng nghĩ đến. Nhưng giá tiền và chất lượng phòng ốc không phải lúc nào cũng hợp lý. Chưa kể, chủ nhà sơ hở là đòi tăng tiền phòng.
Tôi hỏi cô bé vì sao không lựa chọn nơi nào phù hợp hơn, vì mỗi tháng tốn gần phân nửa tiền lương cho việc thuê trọ là chưa hợp lý. Và nhận được câu trả lời, có những phòng trọ trông có vẻ đơn sơ, giá thuê đã 2,5-3,5 triệu đồng, lại không có ban công và hoặc cửa sổ bé tí, ở rất bí bách.Cuối tuần rồi, tôi cũng qua nhà trọ phụ dọn đồ với đứa em từ Thủ Đức sang quận 7. Sau một tháng làm việc ở công ty mới, đi đi về về, không chịu nổi nữa nên đã cắn răng chi trả thêm cho tiền thuê trọ để được ở gần công ty.
Nhiều người cho rằng cứ dời các trường đại học ra ngoại ô, sẽ giải quyết được chuyện giá nhà trọ cao. Đúng chỉ một nửa. Thời sinh viên sẽ được ở ký túc xá hoặc giá trọ rẻ. Nhưng sau khi tốt nghiệp, đi làm lại phải lóc cóc dọn vào trung tâm. Rồi rốt cuộc câu chuyện sẽ diễn biến hệt như cô bé đồng nghiệp của tôi. Đọc thêm & thảo luận tại đây