Nội dung chính
1. Cá mập chứng khoán là gì? Cách nhận biết cá mập gom hàng chứng khoán
Cá mập là một từ lóng được giới đầu tư chứng khoán sử dụng. Cá mập hay Tay to dùng để chỉ giới đầu tư có nguồn lực vốn lớn, nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường. Cách nhận biết cá mập gom hàng chứng khoán
Bước 1: Các cá mập tạo lập thị trường tăng giá
Các nhà tạo lập là người luôn biết trước tin tức, họ nắm nằm lòng tất cả yếu tố phát triển kinh doanh. Vì thế họ luôn nhận ra vấn đề sớm và đi trước đám đông 1 bước.
Khi còn 10% – 15% đến đỉnh thì các cá mập thị trường bắt đầu tung tin tốt, ra những báo cáo rất khả quan về kinh tế về các cổ phiếu mà các quỹ đầu tư & nhóm tự doanh nắm nhiều. Sau đó, đội nhóm tự doanh, tổ lái, quỹ sẽ bơm tiền vào để kéo giá lên thật mạnh cho các cá mập chính trị xả trước. Nhóm tự doanh và đội lái bơm tiền đẩy thị trường đi lên sẽ được xả ở giai đoạn sau.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao các mập không bán hàng loạt cho nó khỏe, mà phải bán theo đợt, theo thứ tự ưu tiên? Nếu cá mập bán ra – họ cần có đám đông đủ lớn mua vào. Tuy nhiên vì khối lượng bán ra của cá mập quá lớn .
Nếu bán ra ào ạt sẽ gây lũng đoạn thị trường và không đủ thanh khoản. Các cá mập chính trị tuy có dòng tiền lớn, nhưng lại thiếu khả năng chiến đấu trong thị trường, nên nhóm “khách Vip” này sẽ được ưu tiên đi trước. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Việt Nam có 6 tỉ phú trong danh sách giàu nhất thế giới
Forbes vừa công bố danh sách tỉ phú thế giới năm 2024 mà Việt Nam góp mặt 6 đại diện. Trong đó có 4 tỉ phú gia tăng tài sản, còn 2 người bị giảm. Tỉ phú Phạm Nhật Vượng vẫn là người đứng đầu với 4,4 tỉ USD, còn “”vua thép”” Trần Đình Long là tỉ phú ghi nhận tài sản gia tăng mạnh nhất năm qua.
6 tỉ phú người Việt trong danh sách của Forbes bao gồm:
- Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup
- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Chủ tịch VietJet Air
- Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Hòa Phát
- Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank
- Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco
- Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Masan
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng hiện có tổng tài sản 4,4 tỉ USD, tăng 0,1 tỉ USD so với năm ngoái. Ông Phạm Nhật Vượng hiện đứng ở vị trí thứ 712 trong danh sách tỉ phú thế giới và đây là năm thứ 12 ông có mặt trong danh sách của Forbes.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Vietjet, có khối tài sản tăng 600 triệu USD, lên mốc 2,8 tỉ USD.
Ông Trần Đình Long là tỉ phú Việt có tài sản gia tăng mạnh nhất năm qua. Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát hiện nắm trong tay 2,6 tỉ USD, tăng so với 1,8 tỉ USD của năm ngoái.
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh hiện có tài sản 1,7 tỉ USD và đứng thứ 1.851 trong danh sách thế giới. Đây là lần thứ 6 ông góp mặt trong danh sách.
Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang hiện có 1,2 tỉ USD, đứng thứ 2.410 trong danh sách. Đây là lần thứ 4 liên tiếp ông xuất hiện trong danh sách này. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Quy tắc 5 3 2 trong tài chính cá nhân là gì?
Nghĩa là chia thu nhập b ra, 50% cho các chi tiêu thiết yếu (Ăn, uống, xăng, điện, nhà,…), 30% cho các chi tiêu kh bắt buộc (Mua sắm, giải trí,..), 20% cho đầu tư hoặc tiết kiệm hoặc dự phòng rủi ro.
Quy tắc 5 – 3 – 2 có thực sự hiệu quả và phù hợp cho mỗi ng?
Chắc chắn là có, vì quy tắc này chi ra theo % thu nhập, cho nên dù thu nhập cao hay thấp ta đều có thể quy ra 1 mức cụ thể cho từng loại chi phí.
Với những ng có thu nhập thấp, cụ thể là 50% bắt buộc đó lại kh đủ để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu thì sao?
Ta có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp, giả sử b thu nhập 8tr nhưng chi tiêu bắt buộc tận 5tr/tháng thì có thể trích 30% của chi tiêu kh bắt buộc bù qua, tức ta sẽ có tỉ lệ mới khoảng 6 – 2 – 2. Thậm chí nếu thu nhập thấp hơn ta hoàn toàn có thể thay đổi thành 7 – 1 – 2 hoặc 8 – 2, tức cắt giảm các chi phí kh cần thiết nhiều nhất có thể. Còn riêng mục 20% ngoài việc là tiền tiết kiệm ta có thể xem nó là khoảng tiền dự phòng những rủi ro bất ngờ như bệnh, tai nạn, sửa chữa,…
Cốt lõi của các quy tắc quản lý chi tiêu là “”Thu luôn nhiều hơn chi””, nếu bạn thu ít hơn hoặc bằng chi thì 1 là phải cắt giảm chi tiêu, 2 là gia tăng thu nhập. Còn nếu b cứ duy trì trạng thái thu ít nhưng chi nhiều thì bạn sẽ mãi giậm chân tại chỗ.
Đừng nghĩ việc này khó, cứ học hỏi cách ông bà ta ngày xưa. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. Top những cổ phiếu hưởng lợi khi xuất khẩu phục hồi
1.Vận tải hải an (HAH)
HAH hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác tàu và cảng. Khu vực hoạt động chủ yếu nội địa và nội á (malaysia, singapore…). Xuất khẩu phục hồi sẽ làm cho hoạt động vận tải trở nên sôi động, cộng thêm giá cước vận tải đang có xu hướng tăng vì tắc nghẽn vận chuyển ở cảng Singapore sẽ càng là điều kiện để HAH gia tăng doanh thu. Năm nay HAH cũng dự kiến doanh thu đạt 3.500 tỷ tăng 32% và đóng góp chính từ hoạt động khai thác tàu.
2. Gemadept (GMD)
Với đặc thù hoạt động trong mảng hậu cần, dịch vụ khai thác cảng. GMD sẽ được hưởng lợi rất mạnh khi xuất khẩu phục hồi. Với lợi thế đang sở hữu cảng nước sâu gemalink lớn nhất việt nam và tương lai lớn nhất khu vực sẽ đón được các tàu có tải trọng lớn -> hoạt động hậu cần khai thác cảng sôi động -> doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh. GMD năm nay cũng đặt mục tiêu doanh thu 4.000 tỷ, triển khai đầu tư gemalink giai đoạn 2 với tổng mức 300 triệu USD.
3.Vĩnh Hoàn (VHC)
Hoạt động chính trong lĩnh vực thủy sản, xuất khẩu cá tra. Giá xuất khẩu cá tra đang có xu hướng phục hồi tích cực trong 6 tháng đầu năm. Giá đã phục hồi 4% so với cuối năm 2023. Xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 3.6 tỷ usd tăng 6.5% yoy. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng đang tích cực trở lại -> gia tăng lợi nhuận cho VHC. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Nhóm ngành nào sẽ dẫn sóng 2024?
1. Ngành bán lẻ
Quý I năm nay, lợi nhuận các doanh nghiệp bán lẻ phục hồi mạnh với mức tăng trưởng 367% so với cùng kỳ. Trong quý II, ngành bán lẻ vẫn có dư địa tăng trưởng mạnh trên mức nền thấp của quý II/2023 khi đây là giai đoạn các doanh nghiệp bán lẻ tạo đáy về lợi nhuận.
2. Ngành thép
Agriseco đánh giá kết quả kinh doanh quý II của ngành thép sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao so với nền thấp cùng kỳ trong bối cảnh sản lượng bán hàng quý II thép tiếp tục phục hồi, ước tính tăng 15% so với cùng kỳ và đạt gần 10,5 triệu tấn trên cơ sở tình hình bán hàng toàn ngành quý I tích cực và sản lượng tiêu thụ tháng 4 tăng trưởng manh.
3. Ngành xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 5 tháng đầu năm tăng 23,5% so với cùng kỳ.
Báo cáo phân tích cũng chỉ ra kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 5 tháng đầu năm tăng gần 4% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023.
4. Ngành xây dựng
Theo Agriseco tổng hợp, các doanh nghiệp có khối lượng backlog chuyển tiếp năm 2024 cao hơn đáng kể so với doanh thu xây dựng năm 2023 (gấp khoảng 2-3 lần), từ đó tạo dư địa ghi nhận kết quả kinh doanh giai đoạn tới. Đọc thêm & thảo luận tại đây