Nội dung chính
1. Thu nhập bao nhiêu thì mới nên mua ô tô?
Với mức thu nhập 8 – 10 triệu đồng/tháng, lời khuyên là không nên mua ô tô. Bởi chi phí trung bình nuôi một chiếc xe hatchback cỡ nhỏ giá rẻ hạng A hiện nay đã từ 40 – 50 triệu đồng/năm. Trong khi với lương 8 – 10 triệu đồng/tháng thì thu nhập chỉ từ 96 – 120 triệu đồng/năm.
Như vậy chi phí nuôi xe sẽ chiếm từ hơn 30% đến gần 50%. Điều này rất dễ gây áp lực tài chính. Bởi ngoài chi phí nuôi xe, bạn còn cần phải chi tiêu nhiều thứ cho cuộc sống của mình, cũng như để tích góp để dành tiền hay dự phòng các trường hợp rủi ro phát sinh trong tương lai.
Với mức thu nhập 15 – 20 triệu đồng có thể “dễ thở” hơn khi nuôi một chiếc xe ô tô. Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi khi bạn đã có sẵn một số tiền nhàn rỗi đủ để mua xe. Còn lương cố định hàng tháng chỉ phục vụ mục đích nuôi xe và chi tiêu cho cuộc sống.
Nếu mua xe ô tô trả góp thì lương 15 – 20 triệu đồng vừa trả góp, vừa nuôi xe ô tô là khá mạo hiểm. Khi này, bạn phải đảm bảo nguồn thu ổn định hàng tháng, đồng thời cân đối tài chính thật tốt. Nhưng khả năng cao là sẽ phải “thắt lưng buộc bụng” trong các chi tiêu của mình.
Thu nhập 25 – 30 triệu/tháng được đánh giá là mức tạm ổn để nuôi một chiếc ô tô. Chi phí nuôi xe của các mẫu xe cỡ nhỏ tầm 40 – 50 triệu/năm, còn xe cỡ trung tầm 50 – 90 triệu/năm. Tùy vào khả năng tài chính mà người mua cân đối, đưa ra lựa chọn phù hợp.
Với thu nhập trên 40 triệu đồng thì hoàn toàn thoải mái để rước một chiếc ô tô về nhà. Ở mức thu nhập này, ngay cả chưa có đủ tiền nhàn rỗi thì việc tiết kiệm tiền để mua ô tô hay mua ô tô trả góp cũng rất khả thi. Đọc thêm & thảo luận tại đây
2. Vì sao bạn vẫn thua lỗ chứng khoán?
Uptrend – thuật ngữ ám chỉ thị trường giá lên, hay hiểu đơn giản với dân ngoại đạo có nghĩa là chứng khoán tăng mạnh, múc cổ phiếu để kiếm tã, sữa 5 củ hằng tháng cho con rất là easy. Tuy nhiên, sự thật có phải VNIndex đi lên thì tài khoản của chúng ta tăng lên tương ứng?
Câu trả lời là: “E là không!”. Với thống kê đâu đó thì có đến 96.69% các nhà đầu tư, sẽ không kiếm chác được gì trên thị trường này. Một nghiên cứu nọ lại chỉ ra: “90% các “”chết đơ” sẽ mất 90% tài sản của họ trong vòng 90 ngày”. Đừng vội quan quá vì dù sao chúng ta cũng đang sống trong uptrend mà? Nhưng các nhà đầu tư hãy chú ý 3 bí mật bên dưới đây, để hạn chế việc bị bào tài khoản trong thị trường giá lên!
1. TƯ DUY NGẮN HẠN
Như hình vẽ bên dưới, trong một trend đi lên dài thường sẽ có nhiều đoạn rung lắc, thậm chí là rũ rất mạnh. Đa phần các nhà đầu tư có tầm nhìn ngắn hạn sẽ chốt non hoặc cutloss rồi sau đó phải…múc lại với cái giá cao hơn (thường là đu đọt).
Chung quy lại với kiểu tư duy ngắn hạn, chộp giật như thế thì chúng ta gần như đang đánh bạc trên thị trường. Gặm được vài cây 5-7% cũng chẳng thể bù nổi 1 cây full margin -20-30%. Muốn ăn được siêu cổ 50-100%, thậm chí x3-x5 thì hãy có tầm nhìn dài hơi hơn.
2. TÂM LÝ BỊ CHI PHỐI
Sai lầm thứ 2 cũng là cái Ad thường xuyên mắc phải, trong những năm tháng mới bước chân vào chứng trường. Với tâm thế là newbie (người mới) trong lĩnh vực đầu tư tương đối khó như chứng khoán. Thì đòi hỏi việc phải lân la các group, diễn đàn, media, trưởng phòng broker,… để trau dồi, nắm bắt thêm thông tin thị trường là việc hoàn toàn chính đáng.
Tuy nhiên điều này lại lợi bất cấp hại ở chỗ, là chúng ta quá bị nhiễu thông tin. Sáng thì brokers đăng tin phím 69 mã, chiều lại bị thằng media nó chim lợn thế là vác cổ ra sút hết. Sang tuần thị trường xanh rì rào, lều báo lại “”quay xe”” nó tâm lý thị trường đang dần ổn định,…và cứ thế sau 1 năm đánh đấm loạn xạ trên thị trường, nhìn lại thì chỉ thấy béo phí cho broker, lại còn vác về căn bệnh rối loạn tiền đình. Đọc thêm & thảo luận tại đây
3. Tuổi trẻ có nên sống Yolo?
Khi cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn, gấp gáp, những nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm hơn thì con người dường như chống lại nó bằng cách chỉ tập trung vào những điều tích cực, làm những gì họ thích hơn là chú ý vào những điều tiêu cực. Họ thực hành sống Yolo.
Tuy nhiên, quan điểm sống Yolo hiện đang bị các bạn trẻ lạm dụng. Những người trẻ Yolo họ sống thực dụng hơn, chỉ tập trung vào hiện tại. Cái gì cũng muốn “luôn và ngay”.
Chính vì thế, nhiều bạn trẻ Yolo luôn trong tình trạng mất cân bằng tài chính. Họ làm ra được bao nhiêu tiêu hết. Họ còn vay trước để tiêu, và đến những giai đoạn khủng hoảng xã hội như Covid-19 thì không còn gì để sống nữa.
Nhất định phải tiết kiệm NHƯNG nên khôn khéo kết hợp cả hai
Vì tiết kiệm cho tương lai ở đây kh ám chỉ riêng tiền bạc, mà còn là sức khỏe và thời gian. Ta kh thể có dc cả 3 thứ trên cùng 1 lúc. Nhưng ta có thể cân đối chúng để cuộc sống trở nên cân bằng hơn. Ta hoàn toàn có thể tự thưởng cho bản thân sau khi làm việc vất vả, nhưng cốt lõi của vấn đề là 👇
“THU PHẢI NHIỀU HƠN CHI”. Đọc thêm & thảo luận tại đây
4. 5 Kênh đầu tư hiệu quả mà sinh viên không nên bỏ qua
Chào các bạn sinh viên! Hôm nay, mình muốn chia sẻ đến các bạn 5 kênh cực kỳ hiệu quả để bạn không chỉ tiết kiệm mà còn nhân đôi nguồn tài chính của mình trong tương lai. Bắt đầu nào! 🌟
1. Chứng Khoán – Thị Trường Đầy Biến Động: Đầu tư vào chứng khoán có thể rủi ro nhưng cũng rất thú vị và hấp dẫn đối với những ai thích sự nhanh nhẹn và linh hoạt. Bắt đầu với các khoản đầu tư nhỏ, các ETF hoặc cổ phiếu có giá trị thấp để hiểu hơn về thị trường.
2. Infina – Sự Lựa Chọn Tuyệt Vời để Tích Lũy: Với mức lãi suất hấp dẫn 5,4%/năm, Infina là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn có một kênh đầu tư an toàn và ổn định. Đặc biệt phù hợp với sinh viên muốn bắt đầu tích lũy từ sớm.
3. Bất Động Sản Mini – Đầu Tư Cho Thuê: Nếu có một số vốn nhất định, bạn có thể đầu tư vào bất động sản mini, như phòng trọ hoặc căn hộ nhỏ để cho thuê. Đây là cách tạo ra nguồn thu nhập thụ động và lâu dài.
4. Khởi Nghiệp – Vườn Ươm Ý Tưởng: Có một ý tưởng kinh doanh độc đáo? Tại sao không khởi nghiệp? Thị trường startup luôn chào đón những tư duy mới và sáng tạo. Đây cũng là cách để bạn rèn luyện kỹ năng kinh doanh và quản lý.
5. Freelance – Tận Dụng Kỹ Năng Của Bạn: Dù là viết lách, thiết kế, lập trình, hay marketing, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu công việc tự do với những kỹ năng bạn đang có. Đây không chỉ là cách kiếm thêm thu nhập mà còn giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đọc thêm & thảo luận tại đây
5. Bạn có đang thực sự tiết kiệm?
(Dành cho ai ko giỏi kiếm tiền, những ai đã giỏi vui lòng đừng nói “sao phải khổ vậy” nhé ạ)
G ko giỏi kiếm tiền, ko biết đầu tư, nhưng việc học về quản lí tài chính và thực hành Sống-Tối-Giản kha khá năm đã giúp G hình thành thói quen tiết kiệm hiệu quả. Và G cho rằng tiết kiệm là tốt, vì đời người chúng ta ko phải khi nào cũng “thăng ở trển” vận đến vận đi ko lường được; học cách sống ổn khi nghèo khó vẫn sẽ có ích lúc nào đó.
Vào bài luôn, G tiết kiệm những gì ? P1
1. Điện
Không có cảnh đèn bật sáng toàn bộ ngôi nhà ( trừ khi có việc hoặc đông khách), nhà G tập thói quen đi khỏi phòng nào là tiện tay tắt quạt/ đèn phòng đó, điện xài nơi ko người là lãng phí tài nguyên, nên hạn chế. G cũng ko thích điều hoà, rất ghét ngủ điều hoà, nên thay vì quen với điều hoà mát mẻ thì nhà G lại quen với việc nóng một tí, nóng thường thì quạt cây, nóng lắm thì quạt hơi nước ( chế độ ko có nước), AC gần 2 năm rồi ko hề động đến.
2. Nước
Không có chuyện xả ào ào ra để chùi sân ( G thường hứng nước mưa hoặc chùi khi trời mưa), tắm/ giặt thì xả ra chậu- nước tắm con, nước tráng chén còn dùng cọ nhà tắm/ nhà vs được.
3. Nấu đủ ăn.
Cơm căn cắm từng đó đủ 5 chén / bữa tối, canh rau thức ăn nấu đủ ko thừa mứa. Dù G đi chợ theo ngày chứ ko trữ đồ ăn, nhưng tiền ăn mỗi tháng gần như cố định. Mỗi ngày đi chợ G chỉ cầm 100K hoặc ngày nào tính nấu món gì ăn được 2 ngày mới cầm thêm. Ăn uống nhà G đơn giản, đủ chất nhưng ưu tiên chọn đồ lành sạch, tính ra là vẫn kiểm soát được. Tiêu nhiều chứ ăn ko bao nhiêu đâu.
4. Mua quần áo
Quần áo của Gấu mỗi dịp sinh nhật thì các ông bà, dì bác mua cho cả chục bộ, mặc ko hết, mẹ hầu như ko mua mới mà còn phải thanh lọc thường xuyên.
Quần áo ba mẹ, mua có kế hoạch. Mỗi năm thường mua mới vào đợt sale cuối năm cho giá tốt. G cũng rất ít khi lượn lờ các shop thời trang hay shopee coi đồ, vì ko có ngân sách mấy cho khoản này.
5. Giấy ăn/ khăn giấy
Trừ khi mua giấy vs được tặng còn lại chưa bao giờ G chi cho khoản này. Muốn lau tay hay lau gì thì cứ dùng khăn vải giặt được mà lau. Đọc thêm & thảo luận tại đây