Nhắc đến ‘Viêm màng túi’, bạn nghĩ ngay đến điều gì? Một căn bệnh nguy hiểm cho tính mạng con người?
Không, ‘viêm màng túi’ ở đây không phải là một căn bệnh quái ác gì ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người mà là một cách nói quen thuộc của giới trẻ khi nhắc đến chiếc ví tiền ‘rỗng tuếch’ vào những ngày cuối tháng. Nó khiến nhiều người mất đi tự do tài chính và ngăn chặn sự sống tài chính của họ.
Nếu bạn cảm thấy lối sống của bản thân đang có xu hướng “đầu tháng sống giàu sang, cuối tháng sống tù túng” thì bạn nên cân nhắc lại thói quen chi tiêu của mình.
Tiêu tiền vào ngày lãnh lương là một thói quen phổ biến của giới trẻ. Họ nghĩ đó như là một món quà cho những ngày làm việc vất vả của bản thân. Tuy nhiên, đứng trước cám dỗ của những bộ quần áo thật đẹp, những bữa ăn yêu thích hay là một ngày đi ‘chill’ cùng bạn bè thì nhiều người sẵn sàng ‘vung tiền’ không kiểm soát vì theo cảm tính họ biết mình đang có nhiều tiền, đôi lúc họ còn hứa hẹn “Thôi, cứ tiêu đi, ngày mai tiêu ít lại”. Rồi sẽ không có điểm dừng nào cho từ ‘ngày mai’, bởi một ngày mới sẽ có những thứ khác lôi cuốn, hấp dẫn họ tiêu tiền nhiều hơn. Cho đến những ngày cuối tháng, họ hết tiền và đó là biểu hiện của ‘viêm màng túi’.
Nội dung chính
‘Viêm màng túi’ nguy hiểm đến sự sống tài chính như thế nào?
Tiền đại diện cho sự sống tài chính, có tiền là có tự do tài chính, có nhiều tiền thì tương lai tài chính sẽ tươi sáng, lạnh mạnh hơn. Theo đó, cuộc sống của bạn cũng trở nên thuận tiện và đầy đủ lên rất nhiều.
‘Viêm màng túi’ là khi bạn hết sạch tiền trong ví, bạn không có khả năng chi tiêu. Bạn có thể làm gì khi những rủi ro cuộc sống ập đến vào những ngày bạn hết tiền? Chẳng hạn như người thân bị ốm, chi phí sửa xe, sửa đồ dùng cho công việc… Một cách duy nhất để xoay sở chính là ‘vay tiền’. Thật không may nếu bạn phải thanh toán bằng thẻ tín dụng với lãi suất cao ngất ngưởng hàng tháng và chịu một khoản nợ ngày càng ‘phình to’ hơn theo thời gian. Rủi ro lớn nhất của việc nợ nần chính là bạn mất khả năng thanh toán và dẫn đến vỡ nợ.
Thực tế, con người sống và làm việc để mang lại một cuộc sống mà họ cảm thấy hài lòng. Đúng là việc bạn chi tiêu cho nhu cầu cá nhân khiến bạn thỏa mãn. Nhưng, bạn sẽ không mãi ở trong giới hạn chi tiêu cho các nhu cầu hàng ngày hàng tháng, mà trong tương lai, bạn còn có nhiều thứ quan trọng hơn để chi tiền như: kết hôn, xây nhà, mua xe và quan trọng nhất chính là chăm sóc gia đình… ‘Viêm màng túi’ sẽ cản trở bạn làm điều đó và có thể khiến bạn trở nên ‘nghèo’ đi trong chốc lát. Tự hỏi rằng “Cuộc sống như vậy có thực sự khiến bạn hài lòng?”
Như một căn bệnh có thể chữa được, ‘Viêm màng túi’ sẽ hoàn toàn biến mất nếu bạn thực sự thực hiện quản lý chi tiêu thật đúng đắn và có kế hoạch. Vậy thì, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Infina để vừa phòng bệnh vừa chữa thành công bệnh ‘viêm màng túi’ của bạn nhé!
Mách nhỏ cách chữa ‘viêm màng túi’ hiệu quả
1. Theo dõi chi tiêu thường xuyên
Một trí nhớ tốt cũng không bao giờ có thể nhớ được hết những con số trong hóa đơn thanh toán của bạn. Vậy nên, hãy quản lý chi tiêu bằng việc theo dõi và ghi chép các chi tiêu hàng ngày thật cụ thể. Nó giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về việc thói quen chi tiêu của bản thân và định hướng tốt cho kế hoạch ngân sách của tháng tiếp theo.
Bạn nên lưu trữ các giao dịch của thẻ tín dụng, hóa đơn nhà ở và điện nước, bảng sao kê ngân hàng bao gồm cả việc rút tiền ATM và bất kỳ hồ sơ thanh toán điện tử nào… Sau đó, mở bảng tính hoặc lấy giấy bút ra để ghi chép, rút ra tổng chi phí bạn đã chi tiêu.
Sau khi bạn tổng hợp các chi phí thành từng nhóm, hãy tính tổng từng loại để xem phần lớn số tiền của bạn đi đâu. Từ đó, bạn nên cân nhắc về việc giảm những chi tiêu ‘vô bổ’ cho tiết kiệm nhiều hơn.
2. Lập kế hoạch ngân sách tiết kiệm chi tiêu cá nhân
Nhiều người không lập ngân sách bởi vì họ không muốn trải qua một quá trình nhàm chán khi liệt kê các chi phí, cộng các con số và đảm bảo mọi thứ đều phải phù hợp với ngân sách họ đặt ra. Tuy nhiên, nếu việc chi tiêu của bạn đi đúng hướng hoặc số tiền bạn tiết kiệm được cho tương lai sau này nhờ vào vài giờ lập ngân sách mỗi tháng, tại sao bạn lại không làm điều đó? Vậy, thay vì tập trung vào quá trình tạo ngân sách, bạn hãy nghĩ vào giá trị mà việc lập ngân sách sẽ mang lại cho cuộc sống của bạn. Theo đó, bạn sẽ có động lực và quyết tâm hơn khi lập ngân sách. Đôi khi, bạn sẽ dần cảm thấy đó như là một thói quen của bản thân.
Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 trong quản lý chi tiêu để xây dựng ngân sách của mình hoàn chỉnh và hiệu quả hơn.
- 50 % bạn dành cho tiêu cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày
- 20% bạn dành cho tiết kiệm – đầu tư
- 30 % còn lại, bạn để vào quỹ khẩn cấp cho những tình huống khó lường xảy ra trong cuộc sống: bệnh tật, sửa chữa… Nếu tháng nào bạn không dùng đến, thì bạn có thể cho nó vào mục tiết kiệm – đầu tư.
Bạn sẽ có một ngân sách vô dụng nếu bạn lập ra và cất vào giá sách hoặc để yên thư mục trong máy tính. Vậy nên, hãy luôn theo dõi việc thực hiện của bạn có đi theo mục tiêu không.
3. Chi tiêu với mức giá ‘hợp lý’ và hạn chế thanh toán thẻ tín dụng
Bạn có thể tận dụng tối đa việc mua sắm bằng cách so sánh với số tiền hiện có của mình, hãy đảm bảo rằng bạn đang trả mức giá thấp nhất cho các sản phẩm và dịch vụ. Tìm kiếm các voucher, mã giảm giá, phiếu thưởng và các lựa chọn thay thế rẻ hơn bất cứ khi nào bạn có thể. Tuy nhiên, đừng vì những mã khuyến mãi và giảm giá mà bạn lạm dụng đến việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán.
Thẻ tín dụng là kẻ thù ‘xấu xa’ nhất của người tiêu tiền. Khi bạn hết tiền mặt, bạn chỉ cần chuyển sang thẻ tín dụng của mình mà không cần xem xét liệu bạn có đủ khả năng thanh toán số dư hay không. Việc giảm giá khi thanh toán bằng thẻ tín dụng là một chiêu trò phổ biến nhưng hiệu quả của các ngân hàng trong việc thôi thúc khách hàng quẹt thẻ. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chi tiêu và sử dụng thẻ tín dụng thông minh.
4. Tiết kiệm – Đầu tư ngay khi vừa ‘lãnh lương’
Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng có thể giúp bạn xây dựng thói quen tài chính lành mạnh. Bạn thậm chí có thể thiết lập để tiền tự động được chuyển từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm. Bằng cách đó, bạn không cần phải nhớ thực hiện chuyển khoản. Điều quan trọng, bạn nên thiết lập vào luôn ngày lãnh lương của mình để tránh việc ‘có tiền nhiều’ sẽ khiến bạn mất kiểm soát trong chi tiêu.
Tiết kiệm chỉ giúp bạn hạn chế việc chi tiêu trong tháng, nhưng nó không mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận. Vậy thì, tại sao bạn không tham gia đầu tư? Đừng để tiền của bạn đứng yên mà hãy làm nó hoạt động và kiếm ra cho bạn nhiều tiền hơn. Hiện nay, đầu tư không phải là một việc gì đó quá khó khăn. Bạn có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực như chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, bất đồng sản, v.v… Hiện nay có rất nhiều nền tảng fintech cho người dùng đầu tư an toàn, tiện lợi, và hiệu quả. Infina là một ứng cử tiềm năng
Với nền tảng công nghệ vượt trội cùng những tính năng thuận tiện cho người dùng, Infina là nơi bạn có thể cân nhắc cho việc đầu tư với số vốn ít ỏi của mình, đồng thời thu lại được lợi nhuận cao.
Lời kết
‘Viêm màng túi’ không phải là một căn bệnh khó chữa. Chỉ cần bạn hiểu được những thiếu sót trong quản lý chi tiêu của bản thân, đồng thời lập ra một kế hoạch quản lý phù hợp thì thành công sẽ đến với bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ có ích cho bạn trong hành trình làm giàu cho chiếc ví tiền của bản thân!