Bài viết này được viết từ thành viên của Group cộng đồng đầu tư Infina (Offcial Group). Link gốc bài viết tại đây nhé!
Nội dung chính
Sự phát triển của nền kinh tế
Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia.
Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển và giá giảm khi kinh tế đi xuống.
Tình hình Chính trị
Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, NĐT không đủ tự tin để tiếp tục đầu tư nên giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
Quy luật cung cầu của thị trường:
Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy, thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Báo cáo Tài chính của Công ty
Nếu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
Tâm lý Nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, NĐT cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.
Ngoài ra, trong chứng khoán, Thông tin và Thời gian là 2 yếu tố then chốt quyết định thành công, giúp Nhà đầu tư giải tỏa tâm lý và ứng biến với biến động của thị trường. Do đó, Nhà đầu tư cần lựa chọn Bảng giá đáp ứng được những yêu cầu đó.
Tác giả: Nguyên Thi