USP trong Marketing là gì? USP của sản phẩm là gì? Tiêu chuẩn USP là gì? Cách xây dựng một lợi điểm bán hàng độc nhất cho sản phẩm có khó không? Hãy cùng tìm hiểu những khái niệm này qua bài viết sau với Infina nhé!
Unique Selling Point hay còn được gọi là lợi điểm bán hàng độc nhất. USP chính là một trong những lợi thế, yếu tố để phân biệt sản phẩm dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh. Chúng sẽ bao gồm các yếu tố thuận lợi giúp bạn cạnh tranh với đối thủ trên thị trường như:
Lợi điểm bán hàng có thể xuất hiện khắp nơi trên thế giới, bao gồm tất cả các ngành nghề khác nhau. Thông qua các hình thức quảng cáo, tiếp thị,… nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là tăng doanh thu bán hàng sản phẩm. 3 lợi ích quan trọng của USP có thể được kể đến như sau:
Có thể khẳng định, việc xây dựng USP thành công chính là một trong những yếu tố giúp bạn tăng doanh số bán hàng thành công nhất. Chúng còn là công cụ hiệu quả để giúp bạn định hình và tập trung vào các mục tiêu Marketing để thiết lập thành công thương hiệu và sản phẩm.
USP sẽ truyền đạt những lợi ích độc đáo cho người tiêu dùng thông qua các chiến lược truyền thông marketing.
Việc đầu tiên để xác định 1 USP thành công chính là đặt câu hỏi đúng cho sản phẩm. Việc đặt câu hỏi đúng sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi tốt nhất và lựa chọn được các chiến lược quảng cáo phù hợp.
Đặt ra càng nhiều câu hỏi bạn sẽ xây dựng được chân dung khách hàng và có 1 chiến lược với USP càng cụ thể.
Ví dụ, với 1 cửa hàng mua bán, sửa chữa máy vi tính. Các câu hỏi bạn có thể đặt ra là:
Lợi điểm bán hàng độc nhất không chỉ nhắm vào những điểm độc lạ của sản phẩm dịch vụ. Mà chúng còn phải đảm bảo được yếu tố thực tế, nếu bạn xây dựng những lợi điểm bán hàng không phù hợp với thị trường sẽ tạo nên chiến lược thất bại.
Để làm được điều này, hãy đóng vai trò là khách hàng và tìm kiếm lý do họ muốn thông qua sản phẩm dịch vụ trên thị trường.
Cũng với ví dụ trên, chúng ta đóng vai là khách hàng tìm đến dịch vụ mua bán máy vi tính trên. Các câu trả lời phù hợp nên là:
Trong marketing còn gọi là “insight” khách hàng. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp bạn lên 1 kế hoạch USP thành công. Thông qua việc trả lời các câu hỏi tại sao, vì sao và dưới góc độ của người có nhu cầu sản phẩm. Bạn sẽ hiểu được khách hàng muốn gì, khi đó những lợi điểm của sản phẩm có thực sự phù hợp hay không? Và nên đưa ra những lợi điểm nào để giúp khách hàng ghi nhớ đến sản phẩm dịch vụ?
Như đã chia sẻ ở trên USP chính là những điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ của bạn dùng để cạnh tranh trên thị trường. Do đó, hãy liệt kê hết tất cả những ưu điểm của sản phẩm mình. Càng nhiều càng tốt và càng độc đáo khác biệt càng hiệu quả.
Sau khi đã tìm ra các giá trị USP của riêng bạn, hãy chọn những USP mang tính chất cạnh tranh nhất. Điều khác biệt của bạn so với đối thủ. Đây chính là yếu tố và công cụ quan trọng nhất để bạn xây dựng 1 USP hiệu quả.
Ví dụ việc xây dựng USP của thương hiệu “vitinhminhtu.com” được xác định các lợi điểm cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường như:
Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.
Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay gói tích lũy có lợi nhuận 10,5%/năm cực hấp dẫn. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn có lãi suất lên đến 9.0%/năm cực hấp dẫn.
Hay còn gọi là Unique Selling Proposition. Đây là những điều khác biệt mang tính độc đáo của sản phẩm có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. USP sản phẩm là 1 ngách nhỏ nhưng không kém phần quan trọng khi doanh nghiệp của bạn có từ 2 sản phẩm dịch vụ trở lên. Xác định và xây dựng USP cho từng sản phẩm sẽ giúp bạn có những chiến lược marketing phù hợp hơn.
Được dịch là lợi điểm bán hàng, hay các mô hình có thể cạnh tranh trong bán hàng của bạn. Một selling point mà các doanh nghiệp thường hướng tới chính là sự cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, bên cạnh giá cả, các yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng như: Bao bì, đóng gói, thiết kế, chất lượng, dịch vụ hậu mãi,….
Để xây dựng USP hiệu quả, có rất nhiều tài liệu và lớp học dạy cách xác định và lập USP cho sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng trên các trang công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, mình sẽ chia sẻ 3 bước cơ bản để xây dựng USP hiệu quả như sau:
“You get fresh, hot pizza delivered to your door in 30 minutes or less or it’s free”.
Tạm dịch: Bạn nhận được bánh pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí.
USP này của Domino’s pizza thực sự hiệu quả khi đã thể hiện được sự nóng sốt khi đặt bánh. Bên cạnh đó, sự “miễn phí” giúp kích thích sự hồi hộp của người dùng. Và USP này đã đem đến những quan tâm nhất định. Tuy nhiên, sau đó họ đã phải dừng bởi có 1 tai nạn xe khi shipper đang giao bánh. Mặc dù vậy, cũng phải khẳng định USP này thật sự thu hút khách hàng.
“We’re number two. We try harder”. Tạm dịch: Chúng tôi là số hai. Chúng tôi cần cố gắng hơn nữa.
USP này thực hiện một công việc đáng chú ý là biến những gì có vẻ như là một phẩm chất tiêu cực thành một lợi ích. Họ phát triển thông điệp này dựa vào chính hoàn cảnh thực tế mình gặp phải. Trong mắt khách hàng, họ không được xem trọng bằng các đối thủ. Vì vậy họ đã nghĩ ra chiến dịch “We Try Harder” và đã rất thành công, thị phần của Avis đã tăng từ 11% lên 35% chỉ trong bốn năm.
“World’s strongest coffee”. Tạm dịch: Cà phê đậm đà nhất thế giới.
Death Wish Coffee là một ví dụ xuất sắc về việc phát triển Unique Selling Point cho sản phẩm. Các thông điệp của họ được tuyên bố rõ ràng trên bao bì sản phẩm và có chính sách hoàn tiền đầy đủ nếu bất kỳ ai nói rằng đây không phải cốc cà phê đậm nhất mà họ từng có.
Và họ đã thành công khi kích thích sự tò mò của người dùng. Khách hàng sẽ luôn hướng đến suy nghĩ phải thử sản phẩm này ít nhất 1 lần xem có đúng như họ nói hay không?
USP là 1 trong những điều kiện tiên quyết cần phải có nếu như bạn đang kinh doanh mặt hàng có tính cạnh tranh cao để giúp bạn có chổ đứng trên thị trường. Nếu như bạn tìm ra USP cho doanh nghiệp của bạn, chắc chắn con đường danh vọng của bạn sẽ rất rộng mở.
Bạn đã hiểu USP là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Xem thêm:
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…
Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…
1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…