Tôi cho rằng, tuổi 30 được coi là mốc thời gian cực kỳ quan trọng. Khi bước vào độ tuổi này, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều bước ngoặt như kết hôn, sinh con, mua nhà, xây dựng mối quan hệ…
Khi đứng trước nguy cơ khủng hoảng tuổi trung niên, tiền dường như có thể giải quyết được 90% vấn đề của cuộc sống. Nhưng đồng thời, nó cũng khiến dây thần kinh của bạn bước vào giai đoạn trung niên từ 30 tuổi luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Rõ ràng, không có tiền thì không được, nhưng phải có bao nhiêu tiền tiết kiệm mới là đủ?
Thật ra, khả năng kiếm tiền của mỗi người khác nhau. Một số người đã tự mua nhà và xe hơi ở tuổi 30, và một số khác thì vẫn mải mê chơi game ở tuổi trung niên. Một số người đã có 700-800 triệu đồng tiền tiết kiệm trong tài khoản ở tuổi 30, nhưng số khác lại thất nghiệp, chẳng thể tìm được việc làm ở cùng tuổi này. Trên thực tế, số người 30 tuổi vẫn chưa có 100 triệu đồng tiền tiết kiệm rất nhiều.
Cuộc sống ở thành phố luôn mang đến áp lực lớn, chỉ riêng việc duy trì cuộc sống sinh hoạt ở thành phố đã đủ mệt mỏi. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp chọn bám trụ thành phố để kiếm sống, trong khi chi phí tiêu dùng ở đây luôn cao ngất ngưởng. Cứ thế, lương tháng họ chẳng còn bao nhiêu sau khi bỏ ra nhiều khoản để đóng tiền thuê nhà lẫn tiền ăn.
Bản thân tôi cũng không ngoại lệ, khi sinh trưởng trong một gia đình khó khăn: Bố tôi làm công nhân xây dựng, mẹ làm điều dưỡng theo ca. Họ kết hôn khi mẹ tôi mới bước sang tuổi 24 và không có nền tảng tài chính vững chắc.
Suốt một thời gian dài, bố mẹ tôi đã làm việc chăm chỉ trong nhiều giờ để hỗ trợ các con trong việc đến trường, đồng thời phải trả nợ cho các khoản vay mua nhà.
Gia đình chúng tôi không quá nghèo nhưng tôi biết rằng bố mẹ không có nhiều tiền. Chúng tôi chưa bao giờ đi taxi, phải sử dụng những thứ do chính gia đình trồng trọt, bản thân cũng không có món đồ học tập mới ở trường giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa khác.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu đi làm ở công ty từ năm 23 tuổi và tiết kiệm được một ít tiền.
Ở tuổi 30, tôi nhận ra rằng, tiết kiệm không phải keo kiệt. Bản thân tôi luôn sẵn sàng chi tiêu một cách hào phóng cho những người thân yêu của mình.
Tiền chỉ đơn giản là phương tiện và nó không nên là mục tiêu cuối cùng của mỗi con người. Ở thời điểm hiện tại, tôi xem tiền là con đường dẫn đến tự do cho bản thân khi có thể ăn, uống và trải nghiệm những điều mà trái tim tôi muốn. Tôi dành tiền cho những trải nghiệm tôi yêu thích và cho những người tôi yêu quý.
Tuổi 30, tôi không quan trọng mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền, tôi đề cao việc học cách sử dụng tiền để mang lại hạnh phúc hơn!
Tác giả: Nhất Trần
Nguồn: Lao Động
Xem thêm:
1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…
1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…
Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…