Tránh những sai lầm sau để quản lý tài chính cá nhân ‘khôn ngoan’

Đánh giá tại đây

Bạn có nghĩ rằng “kiểm soát tài chính” là cách để bạn kiểm soát và quản lý cuộc sống cá nhân của bản thân không? Khi thế giới đang ngày càng ‘tính phí’ cho tất cả mọi thứ xung quanh bạn, cùng với đó là nhu cầu sống ngày càng cao của xã hội. Bạn cũng vậy, bạn phải chi tiêu cho những đồ dùng, sinh hoạt thường ngày, bạn cũng có sở thích cho những thứ mới mẻ, phong cách hơn… Tuy nhiên, đánh đổi với những việc chi tiêu đó là bạn sẽ mất kiểm soát trong quản lý tài chính cá nhân, điều này gây tổn hại không nhỏ trong khoản tiền kiệm cho tương lai của bạn.

Bài viết hôm nay, sẽ giúp bạn nhìn thấy những sai lầm tài chính cá nhân mà nhiều bạn trẻ ngày nay mắc phải. Đây sẽ là chiếc chìa khóa giải mã và mang đến cho bạn cách tiết kiệm khôn ngoan.

1. Không sống đúng khả năng kinh tế của bản thân

Bạn có từng nghĩ “Chi tiêu cho những thứ mình yêu thích sẽ khiến bạn được hạnh phúc hơn?”. Đúng, nhưng chưa đủ, đó là khi bạn có nhiều tiền. Bạn phải đánh giá lại về “khả năng kinh tế của mình đang ở mức nào?”. Nếu hiện tại, bạn đang có nguồn thu nhập bình thường và hơn thế là ‘khá eo hẹp’, nhưng bạn lại muốn chạy đua theo hàng hiệu, xu hướng công nghệ (Iphone, Macbook..)… Đó hẳn là một hành động đi sai thực tế, đi sai với nguồn tài chính hiện có của bạn.

Do đó, hãy cân đo thật kỹ lưỡng về nguồn thu nhập của mình và chi tiêu cho những gì xứng đáng, những thứ vẫn có thể khiến bạn thích thú nhưng không quá tốn nhiều tiền. Ở trường hợp này, bạn cần có một sổ kế hoạch quản lý tài chính cá nhân cho riêng mình, bạn nên chi tiền cho những thứ được ưu tiên hơn là chi tiền theo cảm tính.

2. Thanh toán không ngừng cho những hóa đơn không mang lại nhiều lợi ích

Hãy tự hỏi bản thân xem ‘bạn có thực sự cần những món hàng mà bạn phải trả hàng tháng, hàng năm hay không?’ Những thứ như truyền hình cáp, dịch vụ âm nhạc hay là tư cách thành viên phòng Gym, Yoga… Đúng, đây là những nhu cầu rất cần thiết cuộc sống sinh hoạt, giải trí hàng ngày của bạn. Bạn sẽ có sức khỏe và tinh thần tốt hơn sau những ngày  bận rộn. Tuy nhiên, để quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, thay vì bạn không ngừng trả tiền hàng tháng, hàng năm cho các dịch vụ này thì bạn nên hạn chế và sử dụng tại thời điểm mà bản thân có nhu cầu nhất.

Khi nguồn tiền đang còn eo hẹp, hoặc bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn, việc tạo ra một lối sống ‘gọn gàng’ là thứ có thể giúp cải thiện mức tiết kiệm và giúp bạn thoát khỏi khó khăn tài chính của mình. Vậy nên, hãy cân nhắc trong chi tiêu sao cho bản thân vẫn được trải nghiệm cuộc sống thỏa đáng nhưng không nên quá lãng phí. 

3. Sống quá phụ thuộc vào thẻ tín dụng

Tại sao có rất nhiều người sa vào ‘nợ nần’ vì thẻ tín dụng? Thẻ tín dụng là loại thẻ thanh toán trả sau đang rất phổ biến. Khi sử dụng loại thẻ này, bạn sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi như là hoàn tiền khi chi tiêu, giảm 50% khi thanh toán dịch vụ tại nơi này nơi kia… Nhưng bạn có biết, đây chính là chiêu trò của các ngân hàng nhằm ‘kích thích’ bạn chi tiêu.

Đáng lo ngại hơn, khi sử dụng, bạn chỉ quẹt thẻ, không thấy tiền trong ví ‘ra đi’ nên không cảm thấy tiếc. Dần về sau, ngân hàng thông báo về khoản thanh toán thì mới ‘tá hỏa’ nhận ra bản thân đã chi tiêu quá nhiều. Số tiền đã tiêu cùng với mức lãi suất cao, bạn trở nên mất khả năng chi trả. Sau khi cuốn vào vòng xoáy chi trước trả sau, bạn gặp rủi ro trong quản lý tài chính cá nhân và nghiêm trọng hơn là dẫn đến ‘vỡ nợ’.

Vậy nên, đừng sống quá phụ thuộc vào thẻ tín dụng, hãy sử dụng nó một cách thông minh và biết kiểm soát chi tiêu. Ngoài ra, bạn nên có kế hoạch thanh toán nợ đúng hạn và tất toán nó càng sớm càng tốt để tập trung vào các khoản đầu tư, tiết kiệm có ích hơn.

4. Sợ rủi ro trong đầu tư/ đầu tư thiếu kiểm soát

Đầu tư là một hình thức vừa giúp bạn tăng thêm nguồn thu nhập, đồng thời mở rộng thêm kiến thức, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài chính cá nhân. Bạn có thể đầu tư vào cổ phiếu, chứng khoán, bất động sản… Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ không cân nhắc và xem xét trước khi bỏ ra số tiền quá lớn cho việc đầu tư, dẫn tới những rủi ro không may như lỗ vốn, vỡ nợ… Bên cạnh đó, có những người thì ‘quá sợ rủi ro’ và không đủ tự tin với số vốn ít ỏi.

Đừng quá ngần ngại, hiện nay có rất nhiều dạng đầu tư tiềm năng dù ở mức vốn nào, miễn là bạn biết cách sử dụng nguồn tiền của mình đúng nơi, đúng chỗ. Trong những năm gần đây, một dạng đầu tư  đang dần lên ngôi, chính là đầu tư vào các nền tảng fintech. Infina – nền tảng đầu tư và tích lũy rất dễ sử dụng và sinh lời hiệu quả. Với nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau, vốn tối thiểu cũng rất nhỏ chỉ từ 100k. Đây là một mô hình đầu tư rất linh động cho nguồn tiền của bạn, bạn hãy thử tìm hiểu, có thể nó sẽ là một sự khởi đầu mới cho khoản tiền trong tương lai của bạn. 

Kết luận

“Sai lầm tài chính” sẽ không đáng lo ngại nếu bạn không nhận thức được những sai lầm và khắc phục. Trên đây là những sai lầm tài chính phổ biến của giới trẻ hiện nay, tuy nhiên, còn nhiều hơn nữa. Để nhận biết được những sai lầm đó, bạn nên đánh giá và phân tích rõ nguồn tài chính hiện tại của mình. Bạn cần chỉ ra được đâu là hạn chế, đồng thời đưa ra được những kế hoạch quản lý tài chính cá nhân bằng cách tiết kiệm, đầu từ ‘khôn ngoan’ nhất.