Cộng đồng Infina nói gì hôm nay?

TOP 5 bài viết nổi bật trên cộng đồng Infina tuần 17 – 23/10/2024

5/5 - (1 vote)

1. Làm công, nhận lương vẫn có thể tự do tài chính

Rất nhiều bạn có suy nghĩ mình không thể khá lên được, mình không thể giàu được nếu đi làm công thế này.

Thế thì các bạn đã hiểu lầm. Tất cả mọi người nếu làm theo công thức dưới đây thì sẽ trở nên giàu có với chính mình, tức là trở nên độc lập tài chính hoặc cao hơn tự do tài chính ở tuổi X nào đó là:

1. Kiếm tiền với công suất cao nhất.

2. Sử dụng tiền một cách thông minh.

3. Tiết kiệm 10-15% thu nhập. Tiết kiệm trước khi tiêu dùng.

4. Bảo vệ, giữ được số tiền đó.

5. Đầu tư số tiền đó, cho đến tuổi X mà không được rút lãi, cổ tức ra để có hiệu ứng lãi lãi kép, nhằm tăng trưởng tiền.

6. Đến tuổi X chúng ta sẽ có 1 số tiền lớn. Tiền lãi sinh ra hàng tháng sẽ có giá trị tiêu dùng cao hơn nhiều lần tiền lương.

** Ví dụ, nếu chúng ta để dành đều đặn 10 triệu, với lãi suất bình quân 1%, trong vòng 240 tháng (tức 20 năm), thì đầu năm thứ 21 chúng ta sẽ có số tiền là:

FV = (lãi suất, số kỳ, số tiền đầu tư đều, GTHT, loại hình) = (1%, 240,10000000,0,0) = 9,892,553,650.

Lúc này chúng ta không đầu tư nữa, và bắt đầu dùng tiền lãi hàng tháng ra sử dụng.
Lãi 1 tháng của năm thứ 21 = 9,892,553,650*1% = 98,925,536.

Số tiền này có gần gấp 10 lần số 10 triệu trước đi. (Nếu tính để lạm phát thì cũng gấp 5 lần số tiền vào năm 2002)

Nghĩa là sau 20 năm, chúng ta có thể tự nuôi chính mình mà không cần phải trông chờ vào thu nhập. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. DBC cổ phiếu vàng trong quý 4/2024

Cập nhật KQKD Q3.2024 và 9 tháng đầu năm 2024: Trong Quý 3, DBC ghi nhận doanh thu đạt 3.679 tỷ đồng (+30,1% yoy) và LNST đạt 312 tỷ đồng (gấp gần 25 lần cùng kỳ 2023). Lợi nhuận tăng trưởng đột biến trên mức nền thấp cùng kỳ nhờ thị trường thuận lợi khi giá nguyên liệu đầu vào TACN ở mức thấp, trong khi giá lợn tăng mạnh khoảng hơn 30% từ đầu năm. Lũy kế 9T2024, doanh thu và LNST của DBC đạt 10.353 tỷ đồng (+18,1% yoy) và 530 tỷ đồng (gấp hơn 28 lần cùng kỳ 2023).

Diễn biến giá lợn và giá TACN hỗ trợ hoạt động kinh doanh: Giá lợn tăng mạnh và hiện đang ở mức 65.000 đ/kg, tăng hơn 30% từ đầu năm, thậm chí có thời điểm tiệm cận mức 70.000 đ/kg trong Quý 3. Về giá TACN, giá các nguyên liệu như lúa mỳ, ngô, ngũ cốc giảm sâu và duy trì ở mức thấp giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí đầu vào.

Cập nhật tiến độ dự án vắc xin Dacovac-ASF2 phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF): DBC đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin với công suất 200 triệu liều/năm và đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Tự do tài chính là gì? Cách làm chủ tài chính trước 30 tuổi

Tự do tài chính là trạng thái bạn có đủ nguồn lực tài chính về tài sản, tiền bạc, không có nợ nần, có quỹ dự phòng đủ lớn để sống thoải mái theo ý mình và theo đuổi đam mê.

Có một quan niệm sai lầm rằng chỉ những người giàu mới có thể tận hưởng cuộc sống tự do tài chính. Tuy nhiên, giá trị thật sự của tự do tài chính không chỉ nằm ở vật chất, mà còn thể hiện về mặt tinh thần. Đó là khi bạn không còn đầu tắt mặt tối đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống, không còn những gánh nặng cao áo gạo tiền đè nặng lên vai. Thay vào đó, bạn được chủ động lựa chọn lối sống, công việc bạn mong muốn mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện tài chính nào hay phụ thuộc vào một ai khác.

Vì sao nên đạt được tự do tài chính trước 30 tuổi?

Xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai là lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến bạn nên đặt mục tiêu tự do tài chính trước 30 tuổi. Bên cạnh đó, tự do tài chính trước 30 tuổi còn mang lại nhiều tác động lớn hơn cho bạn như:

Giảm căng thẳng: Căng thẳng về tiền bạc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tâm lý. Khi bạn biết cách quản lý tiền, gánh nặng tài chính sẽ giảm bớt và sức khỏe tinh thần của bạn cũng sẽ được cải thiện theo hướng tích cực hơn

Sống trọn vẹn tuổi trẻ: Khi đã gạt bỏ được những áp lực về tiền bạc, bạn hoàn toàn có thể dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình và theo đuổi đam mê. Ví dụ như chăm sóc sức khỏe, đi du lịch, tham gia các khóa học mới hay bắt đầu kế hoạch kinh doanh của riêng mình

Đóng góp giá trị cho cộng đồng: Tự do tài chính không chỉ mang đến sự an nhàn cho bản thân, mà còn là cơ hội để bạn cống hiến cho cộng đồng và tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội. Bạn có thể quyên góp hoặc đầu tư cho các tổ chức từ thiện, trực tiếp tham gia vào các hoạt động tình nguyện để giúp đỡ những người có điều kiện sống khó khăn hơn,… Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Tỷ phú Elon Musk giàu cỡ nào?

Tài sản của tỷ phú Elon Musk tăng lên 245,5 tỷ USD vào cuối tháng 11/2023, tức là tăng 737% so với tháng 3/2020. Tuy nhiên, có sự sụt giảm nhẹ vào tháng 1/2024, khi giá trị tài sản của Musk theo ước tính của Forbes là 243,46 tỷ USD. Nguyên nhân được cho là vì Tesla.

Tài sản của Elon Musk phụ thuộc lớn vào Tesla

Tesla đóng góp phần lớn tài sản của Elon Musk. Khoảng 80% giá trị tài sản ròng của ông đến từ công ty xe điện này.

Giá cổ phiếu của Tesla đã trải qua những biến động lớn, từ mức đỉnh điểm 1.200 USD/cổ phiếu vào tháng 11/2021 xuống còn 400 USD/cổ phiếu vào tháng 1/2024. Chỉ trong hai tuần đầu năm 2024, Tesla đã mất hơn 94 tỷ USD giá trị thị trường. Điều này được cho là do cuộc đua giảm giá ở Trung Quốc, chi phí lao động tăng cao, cùng với sự chững lại của nhu cầu xe điện, đặc biệt tại thị trường Mỹ.

Do dựa vào giá trị của công ty, tài sản ròng của Elon Musk biến đổi theo thị trường và tâm lý nhà đầu tư. Nhưng về cơ bản, ông vẫn đang giữ vị thế người giàu nhất thế giới, với khối tài sản vượt qua GDP của nhiều quốc gia (theo ước tính của IMF năm 2023) như Hungary (222,2 tỷ USD), Algeria (239,21 tỷ USD)…

Theo tính toán, nếu Elon Musk tiêu 1 triệu USD mỗi ngày, ông mất tới 673 năm mới tiêu hết số tài sản hiện có. Đây là một con số gấp 6 lần tuổi thọ trung bình của con người. Nhưng với cách chi tiêu hiện tại thì thời gian thực tế có thể lâu hơn thế.

Elon Musk không có xu hướng tiêu tiền vào những thứ xa xỉ, mà thay vào đó, ông để tiền sinh tiền khi liên tục đầu tư.Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Tìm cách đầu tư an toàn với 700 triệu: bí quyết nào dành cho bạn?

Phân bổ tài sản là việc xác định tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản đầu tư vào các loại tài sản (tiền mặt, chứng khoán, vàng, bất động sản…), lớp tài sản khác nhau (tài sản phòng vệ, tài sản vô hình, tài sản tái tạo thu nhập, tài sản tăng trưởng, tài sản mạo hiểm…) nhằm đạt được mục tiêu tài chính cụ thể.

Mục tiêu của việc phân bổ tài sản là tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu rủi ro xuống mức chấp nhận được.

Phân bổ tài sản hiệu quả là việc kết hợp các loại tài sản khác nhau để tạo ra một danh mục đầu tư cân bằng, phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu tài chính của nhà đầu tư.

Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi phân bổ tài sản:

  • Khả năng chấp nhận rủi ro: Nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro cao hay thấp? Nếu nhà đầu tư không thể chấp nhận rủi ro cao, họ nên đầu tư nhiều hơn vào các loại tài sản có rủi ro thấp như tiền mặt và trái phiếu.
  • Mục tiêu lợi nhuận: Nhà đầu tư muốn đạt được mức lợi nhuận như thế nào? Nếu nhà đầu tư muốn đạt được mức lợi nhuận cao, họ nên đầu tư nhiều hơn vào các loại tài sản có rủi ro cao như cổ phiếu và bất động sản.
  • Thời gian: Nhà đầu tư có bao nhiêu thời gian để đầu tư? Nếu nhà đầu tư có nhiều thời gian để đầu tư, họ có thể chấp nhận rủi ro cao hơn.

Phân bổ tài sản là một quá trình cần được xem xét thường xuyên, đặc biệt là khi có sự thay đổi về khả năng chấp nhận rủi ro, mục tiêu lợi nhuận hoặc thời gian của nhà đầu tư.

Các loại tài sản khác nhau có mức độ rủi ro và lợi nhuận khác nhau. Tiền mặt có rủi ro thấp nhất nhưng lợi nhuận cũng thấp nhất. Chứng khoán có rủi ro cao nhưng đi kèm với lợi nhuận cũng cao hơn. Bất động sản có rủi ro trung bình và lợi nhuận trung bình. Hàng hóa có rủi ro cao và lợi nhuận cũng cao. Đọc thêm & thảo luận tại đây

Nguyễn Thành

Tôi tên là Nguyễn Phúc Trường Thành, hiện nay tôi đang là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung liên quan đến lãi suất ngân hàng, tình hình lãi suất hiện nay, các tin tức liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm hay tích lũy,... Tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến cho người đọc. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất đến từ tôi nhé!

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

2 days ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

2 days ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

2 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

3 days ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

4 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

4 days ago