Tờ The Nation (Thái Lan) ngày 5/5 đưa tin, theo báo cáo mới từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại London (Anh), Việt Nam đang trên đà vượt qua Thái Lan, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á.
Tổ chức nghiên cứu kinh tế này dự báo Việt Nam sẽ chỉ xếp sau Indonesia trong khu vực và vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 20 trên toàn cầu vào năm 2036.
Bảng xếp hạng kinh tế thế giới của CEBR nêu bật kế hoạch 5 năm hiện tại của Việt Nam (2021-2025), dự kiến tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,5% trong thập kỷ tới.
Sự tăng trưởng này dự kiến sẽ được thúc đẩy bởi ngành sản xuất mạnh mẽ, được tích hợp sâu hơn vào chuỗi cung ứng quốc tế thông qua các thỏa thuận thương mại và xuất khẩu đa dạng.
Việt Nam cũng có tham vọng trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, đòi hỏi mức tăng trưởng bình quân đầu người hàng năm vào khoảng 5%. Các dự báo của kế hoạch 5 năm hiện tại phù hợp với mục tiêu dài hạn này.
Tuy nhiên, CEBR lưu ý rằng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rào cản đáng kể để đạt được mục tiêu này, bao gồm sự chậm lại trong thương mại toàn cầu và tình trạng dân số già hóa ngày càng tăng. Để giải quyết những thách thức này, Việt Nam cần phải cải thiện đáng kể hiệu quả chính sách, đặc biệt là trong các lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng bởi tự động hóa, tiến bộ công nghệ và tác động của biến đổi khí hậu.
Theo The Nation, dữ liệu riêng từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy Việt Nam đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ ba Đông Nam Á trong năm nay, với GDP là 571 tỷ USD; xếp sau Indonesia và Thái Lan, nhưng đứng trên Malaysia, Philippines và Singapore.
Nhìn về tương lai, IMF dự báo đến năm 2027, GDP của Thái Lan sẽ đạt 692 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam sẽ là 690 tỷ USD.
CEBR dự đoán nền kinh tế Việt Nam sẽ chính thức vượt qua Thái Lan sau năm 2028, đẩy Thái Lan xuống vị trí nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực.
The Nation nhận định, nếu dự báo của CEBR là chính xác, sản lượng kinh tế của Việt Nam sẽ vượt qua Ba Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và Australia vào năm 2036. Đọc thêm & thảo luận tại đây
(ĐTCK) Ngày 15/5 tới đây, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM – sàn HOSE) sẽ chốt quyền chi trả (lần 1) cổ tức còn lại của năm 2024.
Theo đó, Vinamilk sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 2.000 đồng. Với gần 2.090 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Công ty dự kiến sẽ phải chi khoảng 4.180 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 14/5, thời gian thanh toán cổ tức dự kiến ngày 23/5.
Trước đó, Công ty đã thực hiện 2 đợt tạm ứng cổ tức năm 2024, với tổng mức chia là 20% bằng tiền mặt, gồm lần 1 là 15% được thanh toán vào cuối tháng 10/2024 và lần 2 là 5% được trả vào cuối tháng 2/2025.
Mới đây, tại ĐHCĐ thường niên năm 2025, Vinamilk đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2024 với mức chia 43,5% bằng tiền mặt, tăng 5% (tương đương 500 đồng/cổ phần) so với mức cổ tức năm 2023. Tổng giá trị cổ tức cả năm dự chi cho cổ đông lên đến hơn 9.091 tỷ đồng, tương đương 108% lợi nhuận sau thuế phân bổ cho chủ sở hữu của Công ty năm 2024.
Như vậy, nếu hoàn thành mục tiêu đã đề ra, sau khi thực hiện đợt chia cổ tức trên, Công ty sẽ còn trả cổ tức năm 2024 cho cổ đông với tỷ lệ 3,5%. Đọc thêm & thảo luận tại đây
Giá vàng lập kỷ lục nhưng trong lịch sử đầu tư, Warren Buffett gần như nói không với kim loại quý này vì cho rằng nó là tài sản không tạo ra giá trị.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao ngay ở 2.343 USD một ounce, giảm hơn 30 USD. Tuy nhiên trong phiên, kim loại quý có thời điểm lên 2.429 USD – mốc kỷ lục mới. Trong nước, mặt hàng này cũng giảm, quanh 83 triệu đồng một lượng. Trước đó, vàng miếng đạt đỉnh 85 triệu đồng, nhẫn trơn 24K cũng lên tới 78 triệu một lượng.
Các nhà đầu tư đưa ra nhiều lý do khác nhau để sở hữu vàng. Ở góc độ nào đó, kim loại quý đã được coi là tiền tệ trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng số khác lại giữ quan điểm vàng là tài sản nằm yên trong két sắt, không giúp tạo ra bất cứ thứ gì nên không có giá trị thặng dư. Đó là lý do tại sao nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới Warren Buffett không bao giờ đầu tư vào vàng.
Trong lá thư gửi các cổ đông năm 2011, ông chỉ ra với số tiền mua toàn bộ vàng trên thế giới, một nhà đầu tư có thể mua tất cả đất trồng trọt ở Mỹ và còn dư tiền để có thêm 16 tập đoàn ExxonMobil – “ông trùm” dầu khí có doanh thu lớn nhất toàn cầu. Theo thời gian, những thứ trên sẽ mang lại nhiều mùa màng và cổ tức dồi dào. Trong khi ai mua vàng vẫn chỉ có được một kho chất đầy thanh kim loại óng ánh.
Ông cũng cho rằng vàng có một số ứng dụng trong công nghiệp và trang trí, nhưng nhu cầu cho những mục đích này hạn chế, không tạo ra sản phẩm mới. “Nếu bạn sở hữu một ounce vàng, cuối cùng bạn vẫn chỉ có một ounce đấy mà thôi”, tỷ phú Warren Buffett từng viết. Đọc thêm & thảo luận tại đây
Dạo này, ai cũng nói về vàng. Ai cũng hồi hộp nhìn bảng giá. Ai cũng hỏi:
“Giờ có nên mua không anh?”
“Vàng còn lên nữa không?”
“Giờ mà không vào có lỡ mất sóng không?”
Riêng mình – không lo, không xoắn. Không vì mình giỏi hơn ai. Mà vì mình chọn một cách… vừa đơn giản, vừa bền vững.
Không cần bắt đỉnh, không phải canh đáy.
Chỉ cần đều đặn – và có chiến lược rõ ràng.
Dưới đây là cách mình đã mua 12 chỉ vàng trong 1 năm, với giá trung bình chỉ 6,34 triệu/chỉ, mà không cần đoán thị trường – vẫn lời gần 68 triệu đồng ở thời điểm hiện tại.
DCA (Dollar-Cost Averaging) là phương pháp mua tài sản theo định kỳ – bất kể giá.
Với mình, nó đơn giản là:
– Mỗi tháng, mình dành 15–25% thu nhập để mua vàng.
– Không chờ “giá hợp lý”, không dò tin tức, không rình đáy.
– Đến ngày – là mua. Giá cao thì mua ít, giá thấp thì mua nhiều.
Mua như một thói quen – không phải quyết định cảm tính.
Khi bạn không cần “đúng lúc”, bạn sẽ không còn sợ “sai lúc”.
2. Thang giá linh hoạt – để kiểm soát cảm xúc
Mình tự thiết kế một thang giá như sau:
Dưới 6 triệu/chỉ → Mua 3 chỉ
Dưới 7 triệu → Mua 2 chỉ
Trên 8 triệu → Mua 1 chỉ
Trên 9 triệu → Có tháng nghỉ, hoặc mua 0.5 chỉ cho “giữ nhịp”
Mục tiêu không phải là tối ưu từng đồng, mà là giữ mình không lao theo cảm xúc.
Giá càng cao → càng mua ít.
Giá càng rẻ → mua nhiều hơn một chút.
Tất cả đều trong giới hạn ngân sách mình chủ động.
3. Kết quả sau 12 tháng (06/2023 – 06/2024)
– Tổng vàng đã mua: 12 chỉ
– Giá trung bình: 6.340.000 đồng/chỉ
– Tổng tiền đã bỏ ra: ~76.080.000 đồng
Tính đến tháng 04/2025, giá thị trường đã vượt: 12.000.000 đồng/chỉ
→ Tổng giá trị hiện tại: >144 triệu đồng
→ Lợi nhuận tạm tính: gần 68 triệu
Mà không phải đau đầu đoán đỉnh. Không phải ngồi canh bảng giá mỗi ngày.
4. Tại sao mình chọn cách này? Đọc thêm & thảo luận tại đây
Các văn kiện được Việt Nam và Nga ký kết trong lần này:
– Kế hoạch Đối tác Chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga trong lĩnh vực quốc phòng giai đoạn 2026-2030.
– Lộ trình tổng thể về hợp tác năng lượng nguyên tử cho mục đích hoà bình giai đoạn 2025-2030 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga (Rosatom).
– Hợp đồng mua bán khí thiên nhiên từ lô 12/11 giữa Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Việt Nam và Công ty cổ phần Zarubezhneft và Tổng Công ty Khí Việt Nam.
– Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về mở rộng khu vực hoạt động trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam và trên lãnh thổ Liên bang Nga.
– Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh Vietsovpetro (2010).
– Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu khí trên lãnh thổ Liên bang Nga trong khuôn khổ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Rusvietpetro (2016).
– Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Cơ quan Ngân sách Nhà nước Liên bang Nga về tổ chức, sản xuất và phổ biến các chương trình âm nhạc, văn hóa và giáo dục của “Trung tâm phát thanh và truyền hình âm nhạc nhà nước Nga.”
– Bản ghi nhớ giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Quan hệ quốc tế Moskva.
– Thỏa thuận hợp tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga.
– Bản ghi nhớ giữa Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
– Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam và Ngân hàng VTB Nga.
– Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Nga về hợp tác y sinh.
– Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Nga giai đoạn 2026-2027. Đọc thêm & thảo luận tại đây
Bạn có một khoản tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán hoặc tiết kiệm…
1. Hệ thống KRX vận hành thành công: Động lực mới cho nhà đầu tư…
Infina xin trân trọng thông báo lịch nghỉ lễ Giải Phóng Miền Nam và Quốc…
1. Tiền nhàn rỗi thì nên làm gì? Mình chọn để nó tự “làm việc”…
Thanh toán số đang phát triển mạnh tại Việt Nam, nhưng đi kèm đó là…
Hiệp định RCEP giúp Việt Nam tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng…