Cộng đồng Infina nói gì hôm nay?

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 30/1 – 5/2/2025

5/5 - (1 vote)

1. Nhãn hàng chi nhiều tiền nhất trong chương trình Táo quân 2025 là nhãn hàng nào?

Cách đây ít phút, chương trình Táo Quân chào đón năm Ất Tỵ được phát sóng. Bên cạnh quan tâm đến nội dung, khán giả còn chú ý đến nhãn hàng nào chi tiền mạnh nhất để có slot quảng cáo trên sóng giờ vàng này.

Cũng như các năm trước, thời lượng quảng cáo được đa số các hãng lựa chọn vẫn là 30 giây và 15 giây. Theo thống kê từ chương trình Táo quân 2025, gần 30 thương hiệu đã mua quảng cáo với tổng thời lượng khoảng gần 20 phút.

Dựa theo bảng giá quảng cáo do TVAD công bố trước đó với mức giá 322.750.000 đồng cho 10 giây, 387.300.000 đồng cho 15 giây, 484.125.000 đồng cho 20 giây, 645.500.00 đồng cho 30 giây, chương trình Táo Quân năm nay thu về ít nhất 24 tỷ đồng.

Trong đó, nhãn hàng “chịu chi” nhất là Mì 3 Miền với thời lượng quảng cáo khoảng 150s (2,5 phút), số tiền bỏ ra khoảng hơn 3,2 tỷ đồng. Trước đó, VietinBank là nhãn chiếm sóng quảng cáo với thời lượng dài nhất trong 3 năm liên tiếp nhưng lại vắng bóng trong chương trình Táo quân năm nay.

Đứng thứ hai về thời lượng quảng cáo là nhãn hàng máy lọc nước Karofi với thời lượng khoảng 120 giây. Một số thương hiệu khác trong nhóm quảng nhiều năm nay gồm Ngân hàng BIDV, Bia Hà Nội, Thép VAS, Gạc răng miệng Dr.Papie, Chinsu, Sâm nhung bổ thận TW3… với thời lượng mua quảng cáo trên 40 giây.

Với mức giá trên, nhiều người đặt ra hoài nghi liệu bỏ cả trăm triệu đồng cho vài chục giây ngắn ngủi lên sóng liệu có xứng đáng.Trên thực tế, trải qua hơn 20 năm phát sóng, Táo Quân vẫn giữ vững sức hút là chương trình Tết hàng đầu được khán giả cả nước quan tâm và đón xem. Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố để các nhãn hàng sẵn sàng chi tiền “ khủng” để quảng cáo trên Táo quân mỗi năm.

Rating “đỉnh nóc kịch trần”

Đúng với tên gọi “Gặp nhau cuối năm – Táo Quân”, chương trình chỉ có 1 năm 1 lần, phát sóng vào đúng cuối năm âm lịch, vậy nên hiệu ứng khan hiếm từ một chương trình có thương hiệu lâu đời cũng là lý do nhiều nhãn hàng không ngại chi tiền mạnh tay để xuất hiện trên Táo quân.

Với thương hiệu đã được bảo chứng chất lượng, Táo Quân cũng trở thành chương trình có rating cao hàng đầu dịp Tết VTV. Táo Quân khi phủ sóng trên tất cả các kênh của VTV suốt đêm 30 Tết, thời điểm “người người nhà nhà” quây quần bên mâm cơm Tất niên vậy nên các nhãn hàng có thể tiếp cận đến đa dạng đối tượng khán giả. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. Bới 11 tấn rác trong đêm giao thừa để tìm nhẫn kim cương một tỷ đồng

Lỡ tay vứt nhẫn kim cương trị giá một tỷ đồng vào thùng rác, bà Châu Thị Mỹ Hoa cùng công nhân môi trường và người nhặt ve chai lật tung 11 tấn rác để tìm tài sản.

Tối 29/1 (mùng 1 Tết Ất Tỵ), ông Mai Xuân Phước, Giám đốc Xí nghiệp quản lý bãi và xử lý chất thải (Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng), cho biết hộp trang sức chứa chiếc nhẫn kim cương trị giá hơn một tỷ đồng đã được bàn giao lại cho bà Hoa ngay trong đêm giao thừa.

Trước đó chiều cùng ngày, khi dọn dẹp nhà cửa, bà Hoa vô tình vứt bỏ một số đồ đạc của con gái mới đi du học về, trong đó có hộp trang sức đắt giá. Bà chỉ phát hiện sự việc vào buổi tối khi rác khu vực này đã bị thu gom, đưa về trạm ép trên đường Lê Thanh Nghị.

Bà Hoa lập tức đến trạm rác, theo xe chở rác di chuyển hơn 10 km lên bãi rác Khánh Sơn, quận Liên Chiểu và nhờ sự giúp đỡ của công nhân môi trường cùng nhiều người nhặt ve chai tìm lại tài sản.

Ông Phước cho biết đêm giao thừa là cao điểm thu gom, lượng rác đổ về bãi Khánh Sơn rất lớn, công nhân cũng tất bật hoàn thành công việc. Tuy nhiên, xét thấy giá trị tài sản lớn, xí nghiệp đã quyết định hỗ trợ bằng cách đổ toàn bộ xe rác 11 tấn ra khu vực riêng để tìm kiếm.

“Trời tối, khối lượng rác khổng lồ, ai cũng nghĩ cơ hội tìm thấy chiếc nhẫn là rất mong manh. May mắn là anh Lâm Minh Hải, công nhân Xí nghiệp Vận chuyển đã phát hiện ra hộp trang sức trong đống rác”, ông Phước kể. Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Sáng đi làm thành phố, chiều lại về ngoại ô

Trước tháng 6/2024, anh Đức (32 tuổi) cùng vợ và hai con sống trong căn tập thể 60 m² trên đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, với giá thuê 7,5 triệu đồng/tháng. Công ty chỉ cách nhà 4 km, nhưng mỗi ngày anh mất hơn một tiếng len lỏi trong dòng xe cộ. Tối về muộn, anh phải thuê người đón và trông con đến 20h, khiến tổng chi tiêu gia đình lên tới 26 triệu đồng/tháng.

Từ tháng 7/2024, khi giá thuê nhà tăng lên 10 triệu đồng, gia đình quyết định chuyển về phường Biên Giang, quận Hà Đông. Anh thuê một căn nhà ba tầng, tiện nghi, giá chỉ 2,5 triệu đồng/tháng. Học phí của hai con cũng giảm một nửa, từ 8 triệu xuống 4 triệu đồng.
Mỗi ngày, anh Đ. đi xe máy tới Ga Yên Nghĩa, sau đó lên tàu điện trên cao. Chỉ mất 20 phút để tới ga La Thành và thêm 5 phút đi bộ là anh đã tới công ty. Cuộc sống nơi ngoại thành không chỉ giúp gia đình anh tiết kiệm đáng kể, đưa tổng chi tiêu từ 26 triệu xuống còn 10 triệu đồng/tháng, mà còn mở ra cơ hội tích lũy thêm để mua nhà trong tương lai.

Anh Đức cũng chia sẻ : “Sống ở đâu cũng được, miễn thuận tiện cho công việc và quan trọng là giảm phí sinh hoạt trong thời kỳ bão giá”. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Tiền lì xì – Con cái giữ hay cha mẹ giữ là hợp lý?

1. Cha mẹ giữ tiền lì xì để gửi tiết kiệm

Ưu điểm:

• Tận dụng lãi suất ngân hàng: Nếu gửi tiết kiệm, số tiền sẽ sinh lãi theo thời gian, giúp trẻ hiểu về khái niệm lãi suất và đầu tư.

• Tránh lãng phí và tiêu xài không hợp lý: Trẻ nhỏ chưa hiểu rõ về giá trị tiền bạc, nếu giữ tiền có thể dễ dàng tiêu xài vào những thứ không cần thiết.

• Tạo một khoản dự phòng cho tương lai: Tiền lì xì có thể được dùng để đóng học phí, mua sách vở hoặc đầu tư vào giáo dục.

Nhược điểm:

• Trẻ ít có cơ hội học cách quản lý tài chính: Nếu cha mẹ giữ hết tiền, trẻ sẽ không có cơ hội thực hành quản lý tiền bạc, dễ dẫn đến tư duy phụ thuộc vào cha mẹ.

• Có thể gây cảm giác mất quyền sở hữu: Trẻ có thể nghĩ rằng tiền lì xì không thuộc về mình, dẫn đến ít quan tâm đến việc tiết kiệm hoặc quản lý tài chính cá nhân.

2. Cho con tự giữ tiền bỏ ống heo để học cách tiết kiệm

Ưu điểm:

• Giúp trẻ rèn luyện tư duy tiết kiệm: Khi tự giữ tiền, trẻ sẽ học cách trì hoãn sự thỏa mãn (delayed gratification), tức là không tiêu tiền ngay mà để dành cho mục tiêu lớn hơn.

• Dạy trẻ về giá trị đồng tiền: Khi biết tiền không tự nhiên mà có, trẻ sẽ học cách trân trọng và cân nhắc khi chi tiêu.

• Khuyến khích trẻ lập kế hoạch tài chính: Nếu có mục tiêu như mua một món đồ chơi hoặc quyên góp từ thiện, trẻ sẽ biết cách lên kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Nhược điểm:

• Trẻ có thể chưa đủ hiểu biết để giữ tiền an toàn: Nếu trẻ còn nhỏ, có thể tiêu tiền vào những thứ không cần thiết hoặc làm mất tiền.

• Số tiền không sinh lãi như gửi ngân hàng: Nếu chỉ giữ tiền trong ống heo, trẻ sẽ không học được khái niệm về đầu tư và sinh lời.

Giải pháp cân bằng: Kết hợp cả hai phương pháp

Thay vì chỉ chọn một trong hai, cha mẹ có thể kết hợp cả hai cách để giúp con vừa học được kỹ năng quản lý tiền, vừa có một khoản tiết kiệm dài hạn. Đọc thêm & thảo luận tại đây

5. Nhân viên ngân hàng thu nhập gần 50 triệu đồng/tháng

Tính tới đầu tháng 2, ngoại trừ Eximbank, Agribank và 5 ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt hoặc chuyển giao bắt buộc (SCB, DongABank, MBV, VCBNeo, GPBank) chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024, đã có 25 ngân hàng thương mại trong nước công bố báo cáo tài chính quý IV/2024, qua đó cho thấy bức tranh thu nhập nhân viên ngành ngân hàng trong năm vừa qua.

Trong số này, SHB và MB vẫn giữ “truyền thống” không công khai chi tiết các khoản chi lương và phụ cấp cho nhân viên. Thay vào đó, hai nhà băng này chỉ công bố các khoản “chi cho nhân viên”, bao gồm lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương (BHXH, BHYT… ). Do vậy, bảng xếp hạng thu nhập nhân viên ngân hàng Việt tạm thời có sự góp mặt của 23 ngân hàng lớn nhỏ.

Đáng lưu ý, Techcombank tiếp tục xô đổ kỷ lục của chính mình về mức đãi ngộ cho người lao động khi thu nhập bình quân mỗi tháng của nhân viên ngân hàng này đạt cột mốc mới 48 triệu đồng/người/tháng trong năm 2024, tăng 3 triệu đồng so với mức thu nhập bình quân năm 2023. Đọc thêm & thảo luận tại đây

Nguyễn Thành

Tôi tên là Nguyễn Phúc Trường Thành, hiện nay tôi đang là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung liên quan đến lãi suất ngân hàng, tình hình lãi suất hiện nay, các tin tức liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm hay tích lũy,... Tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến cho người đọc. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất đến từ tôi nhé!

Recent Posts

5 cách theo dõi tỷ giá ngoại tệ theo thời gian thực

Bạn muốn theo dõi tỷ giá ngoại tệ nhanh chóng và chính xác? Dưới đây…

7 hours ago

Cách phần mềm tuân thủ giảm rủi ro giao dịch hàng hóa

Phần mềm tuân thủ là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro…

7 hours ago

So sánh lãi suất tiền gửi doanh nghiệp

Tóm tắt nhanh: BIDV có lãi suất cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng (4,7%),…

9 hours ago

Cách tính VAT khi chuyển nhượng bất động sản

Bạn đang tìm cách tính thuế VAT khi giao dịch bất động sản? Đây là…

1 day ago

Hướng dẫn chọn ngân hàng có tỷ giá tốt nhất

Bạn muốn tiết kiệm chi phí khi đổi ngoại tệ? Đây là những điều cần…

1 day ago

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng tỷ giá VND thế nào

Chính sách tiền tệ tác động mạnh mẽ đến tỷ giá VND. Ngân hàng Nhà…

1 day ago