Cộng đồng Infina nói gì hôm nay?

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 28/11 – 4/12/2024

5/5 - (1 vote)

1. Hành trình quản lý tài chính cá nhân – phần 1

chào mọi người! 😊

Quản lý tài chính cá nhân không phải là điều đơn giản, và qua thời gian cũng trên dưới 5 năm tìm tòi, nghiên cứu, tìm cách áp dụng, rồi bỏ cuộc, rồi lại áp dụng, cải tiến tới lui… tôi cũng đã tự xây dựng một phương pháp quản lý tài chính phù hợp với bản thân. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một chút về cách tôi quản lý tài chính cá nhân.

THẾ NÀO LÀ QUẢN LÝ TỐT TÀI CHÍNH CÁ NHÂN?

Không thể làm tốt nếu như không biết thế nào là tốt! Từ quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã đúc kết ra 4 tiêu chí cơ bản giúp tôi duy trì tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Chúng là:

  • Tiêu chí 1: Ít rơi vào tình trạng thiếu hụt dòng tiền: Đảm bảo rằng chúng ta luôn có đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày mà không phải vay mượn hay cắt giảm các khoản chi quan trọng.
  • Tiêu chí 2: Tiết kiệm được ít nhất 20% thu nhập: Tiết kiệm là phần không thể thiếu trong quản lý tài chính. Tôi luôn đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 20% thu nhập hàng tháng, từ đó tạo ra một quỹ dự phòng vững chắc và tích lũy tài sản.
  • Tiêu chí 3: Làm cho tiền tự sinh lời với mức 12-15%: Đầu tư giúp tiền của chúng ta tự sinh lời. Tôi chú trọng vào các khoản đầu tư có khả năng sinh lời từ 12-15%, giúp gia tăng giá trị tài sản của mình theo thời gian.
  • Tiêu chí 4: Có mục tiêu tự do tài chính vào lúc 50-60 tuổi: Đặt mục tiêu đạt được sự tự do tài chính vào khoảng độ tuổi 50-60. Điều này đòi hỏi không chỉ quản lý tài chính hiện tại mà còn lập kế hoạch dài hạn để đảm bảo cuộc sống thoải mái khi về già.

Với những tiêu chí này, tôi đã xây dựng phương pháp quản lý tài chính cá nhân của riêng mình. Tôi đã lựa chọn phương pháp 5 chiếc hủ và kết hợp với việc sử dụng 4 tài khoản ngân hàng cùng file Excel để quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả và khoa học. Đọc thêm & thảo luận tại đây

2. 50 câu hỏi thường gặp của người mới khi đầu tư tài chính (dành cho học sinh, sinh viên)

xin chào các bạn trẻ,

đầu tư tài chính không chỉ dành cho người lớn hay những người có nhiều tiền. dù bạn là học sinh hay sinh viên, việc tìm hiểu và bắt đầu sớm có thể giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. sau đây là 50 câu hỏi thường gặp mà mình tổng hợp để giúp các bạn mới bắt đầu dễ dàng hơn trong hành trình đầu tư:

  • đầu tư tài chính là gì?
  • tại sao tôi nên bắt đầu đầu tư từ khi còn trẻ?
  • tôi có cần phải có nhiều tiền mới có thể đầu tư không?
  • tôi nên bắt đầu đầu tư vào đâu?
  • tôi cần tìm hiểu những gì trước khi đầu tư?
  • tôi có thể đầu tư vào những loại tài sản nào?
  • cổ phiếu là gì và làm thế nào để đầu tư vào cổ phiếu?
  • quỹ đầu tư là gì và nó có phù hợp với tôi không?
  • trái phiếu là gì và tại sao tôi nên xem xét đầu tư vào chúng?
  • đầu tư vào bất động sản có phải là một lựa chọn tốt không?
  • tôi cần bao nhiêu tiền để bắt đầu đầu tư?
  • làm sao để biết tôi đã sẵn sàng đầu tư hay chưa?
  • đầu tư có rủi ro không? làm sao để giảm rủi ro?
  • tôi có nên đầu tư vào vàng hay không? Đọc thêm & thảo luận tại đây

3. Cảng biển Việt Nam lọt top 15 thế giới: Quy hoạch tương lai

Cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) của Việt Nam giữ vị trí thứ 12 trong số 348 cảng container hoạt động tốt nhất thế giới. Thứ hạng này của cảng Cái Mép cao hơn một số cảng biển lớn như Singapore (vị trí thứ 18), Yokohama – Nhật Bản (vị trí thứ 15), Busan – Hàn Quốc (thứ 22).

Theo báo cáo về Chỉ số CPPI – chỉ số hoạt động cảng container cho 348 cảng container toàn cầu được World Bank và S&P Global Market Intelligence công bố mới đây, cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu) của Việt Nam giữ vị trí thứ 12 trong số 348 cảng container hoạt động tốt nhất thế giới. Thứ hạng này của cảng Cái Mép cao hơn một số cảng biển lớn như Singapore (vị trí thứ 18), Yokohama – Nhật Bản (vị trí thứ 15), Busan – Hàn Quốc (thứ 22).

Không chỉ vậy, cụm cảng Cái Mép cũng được xếp vào nhóm cảng biển lớn với sản lượng hàng container thông qua đạt hơn 4 triệu Teu/năm. Đặc biệt, Cái Mép vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ 13 (theo cách tính kỹ thuật, cho trọng số cao hơn cho kích cỡ tàu phổ biến ở cảng đó).

Báo cáo CPPI được xây dựng thường niên nhằm đánh giá về mức độ hiệu quả của các cảng biển trên thế giới, căn cứ trên các tiêu chí liên quan tới thời gian tàu container cần để hoàn thành việc bốc và dỡ container tại một cảng trong toàn bộ thời gian của năm đó.

Chỉ số CPPI được tính trên các yếu tố liên quan tới thời gian tàu vào luồng, cập cảng, năng suất bốc và dỡ hàng lên xuống cảng cùng tổng lượng hàng/chuyến, tàu rời cảng ra luồng. Ngoài ra, 2 yếu tố cũng được tính toán là yếu tố tàu lớn (tiết kiệm nhiên liệu hơn) và yếu tố công nghệ thông tin – số hoá. Đọc thêm & thảo luận tại đây

4. Câu chuyện về sức mạnh của lãi kép

An và Bình đều 25 tuổi và quyết định đầu tư để chuẩn bị cho tương lai. Tuy nhiên, cách họ đầu tư lại rất khác nhau:

An: Đầu tư sớm nhưng ngừng đầu tư sau 10 năm

An bắt đầu đầu tư 20 triệu đồng mỗi năm từ năm 25 tuổi và tiếp tục trong 10 năm, tổng cộng 200 triệu đồng.

Sau đó, từ năm 35 tuổi, An ngừng đầu tư nhưng để khoản tiền này tiếp tục sinh lãi kép với lãi suất 10%/năm.

Bình: Đầu tư muộn nhưng kiên trì đến 60 tuổi

Bình không đầu tư gì trong 10 năm đầu. Đến năm 35 tuổi, Bình bắt đầu đầu tư 20 triệu đồng mỗi năm và tiếp tục đầu tư cho đến khi 60 tuổi, tổng cộng 500 triệu đồng.

Kết quả ở tuổi 60

An: Khoản đầu tư 200 triệu đồng của An đã tăng lên hơn 3,17 tỷ đồng nhờ sức mạnh của lãi kép.

Bình: Dù đầu tư nhiều hơn (500 triệu đồng), khoản tiền của Bình chỉ đạt khoảng 3,06 tỷ đồng. Đọc thêm & thảo luận tại đây

Bài học từ câu chuyện

Thời gian quan trọng hơn số tiền đầu tư: An đầu tư ít hơn nhưng bắt đầu sớm nên lãi kép phát huy tối đa sức mạnh.

Lãi kép cần thời gian để phát triển: Sự chậm trễ của Bình khiến anh phải đầu tư nhiều hơn để đạt kết quả tương tự.

“Hạt giống” càng sớm gieo, “cây tài chính” càng lớn: Bắt đầu sớm, kiên nhẫn và để tiền làm việc là chìa khóa để xây dựng tài sản.

5. Bí quyết tiết kiệm 100 triệu mỗi năm với thu nhập 20 triệu/tháng ở Hà Nội

Nằm vùng lâu nay, giờ em mới lên chia sẻ bí quyết vén khéo của mình để tiết kiệm hơn 100 triệu mỗi năm dù thu nhập chỉ khoảng 20 triệu/tháng ở Hà Nội – mà còn ở nhà thuê nữa nhé!

Em là nữ 2k, đi làm hơn 2 năm rồi. Thu nhập hiện tại của em gồm: 13 triệu/tháng (MKT Fulltime) + 5 triệu/tháng (Dạy ielts tối) + 2 triệu/tháng (Freelancer) = ~20 triệu (tháng hơn tháng ít nhưng trung bình là vậy).

Em bắt đầu tập trung tiết kiệm từ cuối năm ngoái – 2023, dưới đây là cách em phân chia chi tiêu:

1. Thuê nhà + điện nước: 3 triệu/tháng (ở ghép với bạn để giảm chi phí, mùa đông thì tiền điện nước nhẹ hơn, tầm 2.5 triệu thôi)

2. Xăng xe: max 500k/tháng – đi làm ~20km cả đi lẫn về, đổ khoảng 100-120k/bình/tuần

3. Mua sắm cá nhân (quần áo, skincare): ~1 triệu/tháng – em hay săn sale và chỉ mua khi cần hoặc đồ hỏng

4. Giải trí (cafe, xem phim): ~500k/tháng – đi chơi với bạn bè vào cuối tuần.

5. Ăn uống: 3 triệu/tháng, chia ra như sau:

– Ăn sáng: 1 triệu/tháng (bánh mì, ngũ cốc…); cafe thì uống ở công ty.

– Ăn trưa: Ở công ty.

– Bữa tối: Tự nấu ở nhà với bạn, thường mỗi bữa chỉ tốn 100-150k cho hai người, gồm thịt, rau, và trái cây. Do không biết trả giá hay lựa đồ ngon ở chợ nên em toàn đi siêu thị winmart cho tiện. Để tiết kiệm tiền đi st thì em hay canh sale – ví dụ như mua thịt cận date giảm 36% hoặc mua rau lúc tối để được mua 1 tặng 1 – tuy là k phải hàng mới trong ngày nhưng chất lượng vẫn rất đảm bảo, mua về nấu ngay vẫn rất ngon.

Đợt này winmart kỷ niệm 10 năm nên có rất nhiều ưu đãi giảm đến 50%, em canh để mua mấy món dùng dần luôn, như: 5 chai nước mắm chinsu loại 39k/chai, 2 can dầu ăn Tường An 2l loại 100k/chai, 3 bịch giấy vệ sinh elene 60k/bịch và nước rửa chén 41k/can 2kg. Đọc thêm & thảo luận tại đây

Nguyễn Thành

Tôi tên là Nguyễn Phúc Trường Thành, hiện nay tôi đang là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung liên quan đến lãi suất ngân hàng, tình hình lãi suất hiện nay, các tin tức liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm hay tích lũy,... Tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến cho người đọc. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất đến từ tôi nhé!

Share
Published by
Nguyễn Thành

Recent Posts

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

1 day ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

1 day ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

2 days ago

AI là gì? Những ứng dụng AI miễn phí hữu ích

1. Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Trí tuệ nhân tạo (AI), hay Artificial Intelligence,…

2 days ago

Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng

1. Thẻ ghi nợ là gì?  1.1. Thẻ ghi nợ là gì Thẻ ghi nợ…

3 days ago

Lãi suất ngân hàng Nam Á Bank mới nhất ngày 07/01/2025

Trong cuộc cập nhật ngày 5/8 vừa qua, Ngân hàng Nam A đã giảm lãi…

3 days ago