Bài viết này được viết từ thành viên của Group cộng đồng đầu tư Infina (Offcial Group). Link gốc bài viết tại đây nhé!
Vì sao có những lúc bạn ôm cổ phiếu vài ba tháng thì sẽ sinh lời nhiều nhưng cũng có lúc càng ôm càng chờ thì càng lỗ? Vì sao có tình trạng bạn cầm thì cổ phiếu nó không động đậy, bán xong nó lại tăng? Đó là do bạn chưa biết đến 4 giai đoạn của 1 cổ phiếu, tìm hiểu ngay nhé.
Đây là giai đoạn mà các tổ chức, đội lái thu gom lượng lớn cổ phiếu trong một thời gian dài chuẩn bị cho đợt đánh tiếp theo. Vì nếu để giá tăng nhiều trong đoạn này có thể sẽ gây chú ý cho nhỏ lẻ đu bám, khó kéo giá, khó gom nên giá sẽ giai đoạn này ít khi tăng mạnh.
Dấu hiệu nhận biết:
Vùng giá cổ phiếu và thị trường chung sideway đi ngang, cp không rõ xu hướng tăng hay giảm, tăng cũng không quá mạnh và cũng không giảm quá sâu, lên xuống trong 1 phạm vi dao động tương đối hẹp.
Thanh khoản nằm ở mức thấp và giao dịch rất ảm đạm.
➠ Không nên mua vào khi cp trong vùng tích luỹ của tổ chức, nđt sẽ phải chờ rất lâu đến khi cổ phiếu chính thức bước vào chu kỳ tiếp theo, trong thời gian đó sẽ bị chôn vốn lâu dài và phải bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.
➠ Nên tham gia vào cuối quá trình tích luỹ, thường ở cuối quá trình tích luỹ sẽ có sự rũ bỏ cực mạnh của tổ chức và có 1 phiên giao dịch bức thoát khỏi nền tích luỹ và xác nhận 1 xu thế tiếp theo của cổ phiếu.
Quá trình sau khi tổ chức thu gom được 1 lượng lớn cổ phiếu ở vùng giá thấp nhằm mục đích bán ra lượng hàng đó với mức giá cao hơn.
Giai đoạn đẩy giá bắt đầu bằng việc các nđt lớn bắt đầu tham gia mua vào với khối lượng lớn làm giá tăng mạnh, kèm theo đó là mức khối lượng giao dịch tăng đột biến.
Cuối quá trình đẩy giá thường cp sẽ có xu hướng chạy nước rút mạnh mẽ để làm nđt hưng phấn => thu hút thêm nđt bên ngoài tham gia vào.
Ở giai đoạn này, các giao dịch của cp vẫn rất sôi động, giá giao động lên xuống rất mạnh, cp được trao tay từ các tổ chức, nđt lớn sang các nđt non kinh nghiệm (nđt F0). Ở cuối quá trình phân phối, nđt có thể sẽ bắt gặp liên tục các thông tin tốt, triển vọng của DN trên các phương tiện truyền thông, thu hút các nđt thiếu kinh nghiệm mua vào bởi nếu không sẽ bỏ lỡ “cổ phiếu vàng, cổ phiếu kim cương” @@
Dấu hiệu nhận biết:
Nếu 1 CP có từ 3 – 5 phiên Shake Out mạnh, với khối lượng lớn và biên độ dao động lớn, đó sẽ là dấu hiệu nhận biết quá trình đạt đỉnh của CP. Tổ chức đã bán số lượng lớn CP đã gom ở vùng giá thấp để thu về lợi nhuận.
Thường CP ở trong trạng thái phân phối sẽ cùng thời điểm với thời gian tt chung đạt đỉnh.
Giai đoạn này tin tốt về doanh nghiệp sẽ được bơm ra cực nhiều.
Tại sao quá trình phân phối ndt sẽ thấy được khối lượng giao dịch rất lớn ?
VÍ DỤ: Tổ chức sẽ liên tục quá trình kéo lên để xả hàng cp, ví dụ muốn bán 500.000 cp A, họ sẽ kê lệnh mua vào 1.000.000 cp A bên dưới, và đặt bán 1.500.000 cp ở phía trên để tạo tâm lí cho nđt rằng cp được giao dịch rất tốt, có lượng cung cầu tương đối lớn trên tt nhầm tưởng dòng tiền lớn tham gia vào cp. Duy trì được giá cp ở mức cao, mà còn thu hút được nđt, bán ra được cp giá thấp trước đó.
Ở giai đoạn 4, giá của cổ phiếu sụt giảm mạnh. Sẽ vẫn có những đợt hồi phục nhẹ ở giai đoạn 4 như để níu giữ niềm tin của các NĐT đã trót “leo đỉnh”, nhưng như vậy là không đủ. Phe bán sẽ vẫn thắng thế và giá cổ phiếu giảm tạo các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Khối lượng tăng mạnh ở các phiên giảm và giảm ở các phiên hồi phục.
Giai đoạn 4 vẫn có thể đi kèm giai đoạn 3, nhằm phân phối hết lượng cổ phiếu vào tay các NĐT thiếu kinh nghiệm
Giá cổ phiếu < MA50 ngày < MA 150 ngày < MA200 ngày
Đi kèm với giai đoạn 4 là các thông tin xấu về công ty được public. Lợi nhuận, kết quả kinh doanh không đáp ứng được như kỳ vọng, triển vọng ngành kém, các chính sách bất lợi…
Việc xác định cổ phiếu đang ở trong giai đoạn nào trong 4 giai đoạn là cực kỳ quan trọng. Nó cho phép bạn quyết định tham gia mua vào đúng thời điểm, tránh bị mất thời gian chôn vốn (nếu mua ở giai đoạn 1), hoặc bị thua lỗ (mua giai đoạn 3 và 4).
Ngoài ra nó còn giúp bạn tránh bị cảm xúc đánh lừa mua vào khi nhìn bảng giá chứng khoán của cổ phiếu đó giao dịch sôi động ở giai đoạn 3.
Tác giả: Minh Quân
1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…
1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…
Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…