taper tantrum – Infina Blog https://infina.vn/blog Cung cấp kiến thức kinh tế, tài chính cá nhân mới nhất Mon, 12 Jun 2023 10:44:48 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/cropped-logo-infina-tab-1-32x32.jpg taper tantrum – Infina Blog https://infina.vn/blog 32 32 Taper tantrum là gì? Nền kinh tế sẽ ra sao khi hiện tượng Taper bùng nổ? https://infina.vn/blog/taper-tantrum-la-gi/ Thu, 06 Oct 2022 08:21:53 +0000 http://infina.vn/blog/?p=13351 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/taper-tantrum-la-gi.jpg

Hiện tượng Taper tantrum là gì? Câu chuyện Taper tantrum năm 2013 như thế nào? Vì sao các nhà đầu tư lại lo lắng về hiện tượng này trong tương lai? Liệu Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này […]

The post Taper tantrum là gì? Nền kinh tế sẽ ra sao khi hiện tượng Taper bùng nổ? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/taper-tantrum-la-gi.jpg

Hiện tượng Taper tantrum là gì? Câu chuyện Taper tantrum năm 2013 như thế nào? Vì sao các nhà đầu tư lại lo lắng về hiện tượng này trong tương lai? Liệu Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này với Infina nhé!

Taper tantrum là gì?

Các nhà đầu tư trên thế giới hiện nay điều lo sợ hiện tượng Taper tantrum lặp lại lần nữa. Bởi những chính sách của Fed và sự điều chỉnh nền kinh tế đến từ ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. 

Cụm từ này mô tả lợi tức kho bạc tại Mỹ tăng vọt trong năm 2013. Do thông báo của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) về việc cắt giảm chính sách nới lỏng định lượng (QE) trong tương lai. Fed thông báo rằng họ sẽ giảm tốc độ mua trái phiếu kho bạc, qua đó giảm lượng tiền mà họ đang cung cấp vào nền kinh tế. 

taper tantrum là gì?

Sự gia tăng của lợi tức trái phiếu sau đó cùng phản ứng của nhà đầu tư với thông báo của Fed. Hiện tượng này trở thành một cơn giận dữ trên các phương tiện truyền thông tài chính từ các NĐT. 

Xem thêm: Trái phiếu chính phủ là gì? Có bao nhiêu cách để mua trái phiếu chính phủ?

Tapering là gì?

Đó là cụm từ mà các quan chức Fed và nhiều nhà đầu tư sử dụng. Dùng để miêu tả kế hoạch rút vốn khỏi thị trường kinh tế của Fed. Thông qua việc giảm lượng trái phiếu mà Fed mua vào một cách từ từ và trong quãng thời gian dài. Họ hi vọng làm như vậy thì nền kinh tế sẽ dần “cai” được các biện pháp kinh tế mà không rơi vào tình trạng “hạ cánh cứng”.

Câu chuyện giữa Fed và Taper tantrum khiến các NĐT phẫn nộ

Câu chuyện về Taper tantrum vào năm 2013

Trước khi bắt đầu vào câu chuyện Taper tantrum, chúng ta cần hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Việc các ngân hàng thương mại (NHTM) và chính sách cho vay một cách ồ ạt đã tạo nên làn sóng khủng hoảng tài chính lúc đó. Để khắc phục và giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, Fed và ngân hàng trung ương (NHTW) Hoa Kỳ đã có nhiều chính sách về lãi suất, một trong số đó là đưa lãi suất về bằng 0. Nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc vay vốn trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng như thế nào đến thế giới và Việt Nam?

Tuy nhiên, giảm lãi suất về 0% vẫn không đủ. Fed đã quyết định bơm tiền vào thị trường thông qua việc mua trái phiếu. Đồng nghĩa với việc mua những khoản nợ khó thu hồi của các NHTM. Điều này đã giúp nền kinh tế có tương lai sáng hơn và các nhà đầu tư tin tưởng vào việc phục hồi của kinh tế.

taper tantrum là gì?

Khi các NĐT đã nhận được chính sách ưu đãi về lãi suất và mong muốn tìm thêm lợi nhuận. Họ sẽ đem tiền đầu tư đến các thị trường mới nổi, trong đó là thị trường Ấn Độ.

Tuy nhiên, một ngày đẹp trời, Fed thông báo là sẽ ngừng cung tiền vào thị trường và tăng lãi suất tiền cho vay. Điều này khiến NĐT phải rút vốn nhanh chóng để xác định lại chiến lược kinh doanh của mình.

Xem thêm: Chu kỳ kinh tế là gì? Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do đâu?

Hậu quả của Taper tantrum là gì?

NĐT rút vốn nhanh chóng và việc đổi đồng Rupe sang USD một cách ồ ạt. Với hậu quả của chúng chính là:

  • Cơn hoảng loạn tập thể năm 2013 đã kích hoạt lợi tức kho bạc Hoa Kỳ tăng vọt. Sau khi các NĐT biết rằng Cục Dự trữ Liên bang đang từ từ hãm lại chương trình nới lỏng định lượng (QE) của mình.
  • Nỗi lo chính đằng sau cơn giận dữ bắt nguồn từ lo ngại rằng thị trường sẽ sụp đổ. Nền kinh tế lại quay về thời kỳ khủng hoảng do kết quả của sự ngừng hoạt động của QE.
  • Sự mất giá của đồng Rupe tại thị trường Ấn Độ, giá vàng tăng vọt. Thị trường kinh tế tại Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề.
  • Cuối cùng, sự hoảng loạn của các NĐT là không có cơ sở. Khi thị trường tiếp tục phục hồi sau khi chương trình rút vốn của Fed.

taper tantrum là gì?

Liệu những kỳ vọng của Fed về Taper có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu? 

Lý do NĐT lo ngại hiện tượng Taper tantrum 

Một vài thông tin từ Fed khiến các NĐT lo ngại hiện tượng Taper sẽ xảy đến. Dẫn đến hiện tượng bán tháo cổ phiếu và trái phiếu đang diễn ra trên toàn cầu. Dưới đây là những lý do khiến NĐT lo ngại về kỳ vọng Taper của Fed:

  • Đại dịch Covid-19 diễn tra khiến nền kinh tế thị trường ảnh hưởng nặng nề.
  • Năm 2021, kinh tế được phục hồi một cách nhanh chóng sau đại dịch. Với những chính sách giảm lãi suất từ Fed, khi lãi suất về gần bằng 0%.
  • Thị trường chứng khoán bốc hơi 17% chưa đầy 2 tháng sau nhận định tăng lãi suất của Fed.
  • Mặc dù Fed chưa có thông báo nào về việc giảm QE. Nhưng theo nghiên cứu từ các NĐT, Fed đang giảm dần lượng cung tiền vào thị trường kinh tế. Bởi cuối năm 2021, Fed mua 70 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 35 tỷ USD chứng khoán. Nhưng đến 6/2022 thì con số này chỉ còn 40 tỷ USD trái phiếu và 15 tỷ USD chứng khoán. Các NĐT dự đoán con số này sẽ quay về 0 vào năm 2023.

Fed tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế toàn cầu?

Một trong những lo ngại khi hiện tượng Taper xảy đến chính là việc giảm thanh khoản tại thị trường chứng khoán. Đặc biệt là với các cổ phiếu mới tăng trưởng, đây là các cổ phiếu được hưởng lợi nhất từ chương trình QE của Fed.

Mặc dù việc tăng lãi suất nhằm đáp ứng kỳ vọng Taper của Fed. Và giảm thiểu sự phản đối, khó chịu của các NĐT. Tuy nhiên, hiện tượng bán tháo chứng khoán trên toàn cầu là điều không tránh khỏi và đang diễn ra.

Xem thêm: Lãi suất tăng mạnh đến mức chóng mặt

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 7.5%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Kết luận 

Hy vọng bài viết này giúp các NĐT có thêm kiến thức về hiện tượng Taper tantrum là gì và có những chiến lược đầu tư riêng mình. 

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post Taper tantrum là gì? Nền kinh tế sẽ ra sao khi hiện tượng Taper bùng nổ? appeared first on Infina Blog.

]]>