ROE – Infina Blog https://infina.vn/blog Cung cấp kiến thức kinh tế, tài chính cá nhân mới nhất Mon, 28 Aug 2023 08:04:28 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/cropped-logo-infina-tab-1-32x32.jpg ROE – Infina Blog https://infina.vn/blog 32 32 ROS là gì? Cải thiện chỉ số ROS thế nào trong doanh nghiệp? https://infina.vn/blog/ros-la-gi/ Mon, 01 Aug 2022 04:44:51 +0000 http://infina.vn/blog/?p=10280 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/ros-la-gi.jpg

Để phân tích tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, NĐT cần chú ý và kết hợp nhiều thông tin với nhau, đặc biệt là việc phân tích các chỉ số kinh tế. ROS là một trong những chỉ số quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số này. […]

The post ROS là gì? Cải thiện chỉ số ROS thế nào trong doanh nghiệp? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/ros-la-gi.jpg

Để phân tích tình hình hoạt động của một doanh nghiệp, NĐT cần chú ý và kết hợp nhiều thông tin với nhau, đặc biệt là việc phân tích các chỉ số kinh tế. ROS là một trong những chỉ số quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số này. Trong bài viết dưới đây, Infina sẽ giúp bạn hiểu chỉ số ROS là gì, cách tính và ứng dụng thực tế của nó.

Chỉ số ROS là gì?

ROS thường được hiểu là “Return on Sales” (lợi nhuận trên doanh thu). Chỉ số ROS đo lường tỷ lệ lợi nhuận thu được so với doanh thu của một công ty hoặc một ngành công nghiệp cụ thể. Nó thể hiện khả năng của công ty để tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị doanh thu bán hàng.

Chỉ số ROS cao cho thấy công ty có hiệu suất tốt trong việc chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận, trong khi chỉ số ROS thấp có thể chỉ ra rủi ro về lợi nhuận hoặc cần cải thiện quản lý chi phí.

ros là gì

Trong đó, doanh thu được tính là doanh thu thuần từ các hoạt động bán hàng, dịch vụ sau đó trừ đi toàn bộ chi phí để tính ra lợi nhuận sau cùng. từ chỉ số ROS, ta có thể đánh giá được mức độ hiệu quả quản lý và kiểm soát chi tiêu của một doanh nghiệp trong kỳ thời gian xác định.

Hơn hết, chỉ số ROS còn thể hiện được rằng thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành. Do vậy, NĐT có thể dễ dàng lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng để xuống tiền đầu tư.

Cách tính chỉ số ROS

Công thức tính chỉ số ROS:

ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) * 100%

Trong đó:

  • Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – khoản chi phí giảm trừ doanh thu.
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế hiện hành và các khoản thuế đã hoãn lại của doanh nghiệp đó.
  • Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp bán hàng, dịch vụ + lợi nhuận thuần từ việc kinh doanh.

Không chỉ vậy, sau khi có lợi nhuận sau thuế, các doanh nghiệp sẽ tiến hành phân bổ cho chủ sở hữu công ty và các cổ đông không có quyền kiểm soát.

Ví dụ: Năm 2017, Vinamilk đạt doanh thu là 12.000 tỷ đồng và mức lợi nhuận sau thuế là 1.700 tỷ đồng, ta có thể tính được chỉ số ROS như sau:

ROS = (1.700/12.000)*100% = 14%

Có thể kết luận, chỉ số ROS của Vinamilk năm 2017 đạt 14%, điều này thể hiện mỗi cổ phiếu sẽ lãi 1.070 đồng. Trong khi đó, năm 2016, chỉ số ROS đạt 1.136 đồng, do vậy năm 2017 giảm hơn so với năm 2016.

Ngoài ra, hiện nay trên thế giới còn có công thức tính chỉ số ROS như sau:

ROS = (Tổng doanh thu – Tổng chi phí)/Tổng doanh thu

ROS có vai trò thế nào trong chứng khoán?

Sau khi hiểu chỉ số ROS là gì, bạn sẽ nhận thấy đây là một chỉ số quan trọng trong nghiên cứu thị trường chứng khoán. ROS cho phép nhà đầu tư theo dõi mối quan hệ chính xác giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư mong đợi nhận được cổ tức cao khi nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp. Khi ROS tăng, điều này thể hiện lợi nhuận của doanh nghiệp đang tăng, dẫn đến việc các cổ đông nhận được lợi nhuận lớn hơn.

ros là gì

Chỉ số ROS còn quan trọng hơn đối với các NĐT trên thị trường chứng khoán bởi nó thể hiện chính xác mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng đối với các cổ đông. Bởi phần cổ tức được chi trả lấy từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Tất nhiên là bất kỳ NĐT nào cũng mong muốn nhận được cổ tức sau khi nắm giữ cổ phiếu. Do vậy, bất kỳ NĐT nào cũng mong muốn ROS cao để nhận nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ số ROS tăng mà cổ tức mà các cổ đông thực nhận không thay đổi nhiều, điều này cho thấy doanh nghiệp đang tái đầu tư các khoản lợi nhuận và mở rộng quy mô lớn hơn.

Các đánh giá chỉ tiêu ROS trong thị trường chứng khoán là gì?

Có rất nhiều cách để đánh giá và phân tích chỉ tiêu ROS trên sàn chứng khoán, cụ thể:

  • Nếu ROS độc lập: Với giá trị ROS lớn hơn 10%, NĐT có thể kết luận doanh nghiệp đó mạnh, có tiềm năng phát triển.
  • Nếu ROS so sánh với giá trị trung bình ngành: Chỉ số ROS trung bình của mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau. Do vậy, NĐT chỉ cần so sánh chỉ số ROS của doanh nghiệp có tốt hơn so với trung bình toàn ngành không thôi.
  • Xu hướng biến động của chỉ tiêu ROS: 1 doanh nghiệp mạnh và phát triển ổn định thường có chỉ tiêu ROS ổn định hoặc tăng theo thời gian. Một doanh nghiệp có dấu hiệu tốt là khi chỉ số ROS ổn định hoặc tăng trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm.
  • Chiến lược của doanh nghiệp: Nhiều NĐT có rất sợ các doanh nghiệp có chỉ số ROS âm bởi điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, có thể nói là một dấu hiệu không tích cực. Tuy nhiên, có trường hợp ngoại lệ, một số doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh mới nên ROS tạm thời thể hiện kết quả âm.

Ý nghĩa của chỉ số ROS

  • ROS âm: Thể hiện rằng doanh nghiệp kinh doanh đang thua lỗ, điều này cũng thể hiện rằng các nhà quản lý doanh nghiệp đang không kiểm soát được chi phí của hoạt động kinh doanh công ty.
  • ROS dương: Đánh dấu doanh nghiệp hoạt động có lãi và càng cao càng thể hiện hiệu suất kinh doanh tốt hơn.

Sau khi đã hiểu chỉ số ROS là gì và để đánh giá đúng giá trị của chỉ số ROS, cần so sánh nó với giá trị trung bình của ngành để có cái nhìn tổng quan.

Hơn hết, chỉ số ROS cũng chứng minh rằng doanh nghiệp đang quảng lý, tối ưu được các khoản chi phí mà việc giảm được chi phí là mối quan tâm lo lắng của rất nhiều chủ doanh nghiệp. Có thể nói, điều này xảy ra thể hiện một doanh nghiệp tốt đáng để đầu tư.

Mối quan hệ giữa ROE, ROA và ROS là gì?

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích và đánh giá các chỉ số ROS (Return on Sales), ROA (Return on Assets) và ROE (Return on Equity). Cụ thể:

  • Chỉ số ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) cho biết khả năng quản lý tài sản của một doanh nghiệp.
  • Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) đo hiệu quả vốn sử dụng.

ros là gì

Các chỉ số ROA, ROE và ROS có xu hướng tương đồng. ROA và ROE được tính từ bảng cân đối kế toán, trong khi ROS dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu ROS tăng, thì ROA và ROE cũng tăng và ngược lại.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Infina hỗ trợ đầu tư chứng khoán nhanh chóng. Chỉ cần một điện thoại kết nối internet, người dùng có thể dễ dàng mua/bán chứng khoán trên ứng dụng đầu tư.

Trải nghiệm đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp cho phép nhà đầu tư với số vốn nhỏ trở thành cổ đông của các công ty lớn. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Doanh nghiệp có thể cải thiện chỉ số ROS bằng cách nào?

Infina sẽ đưa ra một số lời khuyên tham khảo để doanh nghiệp cải thiện chỉ số ROS và tăng cường kết quả hoạt động kinh doanh, mang lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư.

  • Doanh nghiệp định giá sản phẩm cao hơn nhưng phải hợp lý. Cần cẩn trọng và thực hiện tham khảo, phân tích và đánh giá cẩn thận để đưa ra quyết định về giá tốt nhất. Điều này giúp tránh tình trạng không thể bán hàng do giá cao.

  • Xây dựng các danh mục chi phí hợp lý và đàm phán với các nhà cung cấp vật liệu để mua với giá chiết khấu là một cách hiệu quả để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Thiết lập quy trình bán hàng chuẩn và tìm cách tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng.
  • Phân tích, đánh giá và cân đối các yếu tố: Thị hiếu sản phẩm, thu nhập của người tiêu dùng, mức giá của đối thủ đề ra cho sản phẩm cùng ngành,… Từ đó lựa chọn chiến lược hợp lý và dễ dàng kiểm soát chỉ tiêu ROS.

Với việc tăng cường ROS và đạt được hiệu suất tài chính tốt, công ty có thể thu hút sự quan tâm và niềm tin từ cả nhà đầu tư lẫn các đối tác kinh doanh, đồng thời định vị mình là một doanh nghiệp hiệu quả và bền vững trên thị trường.

Tổng kết

Trong quá trình tối ưu hóa ROS, công ty cần cẩn trọng trong việc đánh giá và đưa ra quyết định về giá để tránh tình trạng không thể bán được hàng vì giá cao. Bằng việc xây dựng danh mục chi phí hợp lý và đàm phán một cách thông minh với các nhà cung cấp, công ty có thể tận dụng được các cơ hội mua vật liệu với giá ưu đãi, đồng thời tăng cường lợi nhuận và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh.

Bạn đã hiểu chỉ số ROS là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post ROS là gì? Cải thiện chỉ số ROS thế nào trong doanh nghiệp? appeared first on Infina Blog.

]]>