kinh tế – Infina Blog https://infina.vn/blog Cung cấp kiến thức kinh tế, tài chính cá nhân mới nhất Fri, 06 Oct 2023 10:51:25 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/cropped-logo-infina-tab-1-32x32.jpg kinh tế – Infina Blog https://infina.vn/blog 32 32 Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế https://infina.vn/blog/lam-phat-la-gi/ Fri, 06 Oct 2023 10:50:21 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11279 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/lam-phat.jpg

Ở bất kỳ một nền kinh tế, lạm phát là điều mà không nhà quản lý kinh tế nào mong muốn. Nếu kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ rất dễ xảy ra nguy cơ lạm phát. Điều này có thể tác động và ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế […]

The post Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/lam-phat.jpg

Ở bất kỳ một nền kinh tế, lạm phát là điều mà không nhà quản lý kinh tế nào mong muốn. Nếu kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ rất dễ xảy ra nguy cơ lạm phát. Điều này có thể tác động và ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ nền kinh tế của một đất nước. Cụ thể lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Chính phủ cần làm gì để kiểm soát hiện tượng này? Bài viết này, Infina sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa hoặc dịch vụ theo thời gian và sự mất đi giá trị của một loại tiền tệ của quốc gia.

lạm phát là gì

Trong tiếng anh lạm phát được gọi là Inflation. Khi xảy ra lạm phát, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn do vậy, lạm phát chính là thể hiện sự suy giảm sức mua tính trên một đơn vị tiền tệ.

Ví dụ, nếu đến một thời điểm, giá gói mỳ tôm tăng từ 3.000 đồng lên 5.000 đồng, đồng thời nhiều mặt hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng giá, đây chính là thể hiện sự lạm phát trong nền kinh tế.

Không nhất thiết là mọi hàng hóa đều phải tăng giá theo 1 tỷ lệ mới gọi là lạm phát, chỉ cần khu mức giá trung bình của tất cả mặt hàng đều tăng lên. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là, lạm phát không chỉ sự tăng lên của giá cả mà nó là sự tăng lên liên tục của mức giá hàng hóa.

3 mức độ của lạm phát

Lạm phát được phân loại thành 3 mức độ chính và được nhận biết vào tỷ lệ phần trăm. Cụ thể như sau:

Lạm phát tự nhiên là gì?

Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 10%. Lúc này, nền kinh tế hoạt động bình thường, xảy ra ít rủi ro, đời sống nhân dân ổn định. Đây cũng được coi là một mức độ lạm phát trong mức an toàn.

Lạm phát phi mã là gì?

Lạm phát phi mã là mức độ xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ % lạm phát từ 10% đến dưới 1000%. Lạm phát phi mã rất dễ gây ra biến động lớn cho nền kinh tế.

lạm phát là gì

Khi xảy ra lạm phát phi mã, người dân thường có xu hướng tích trữ các loại hàng hóa có giá trị như: vàng bạc, bất động sản hoặc thậm chí cho vay với lãi suất cao hơn.

Siêu lạm phát là gì?

Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát tăng rất nhanh, khó có thể kiểm soát bởi tốc độ tăng chóng mặt với tỷ lệ lạm phát trên 1000%. Giá trị của các mặt hàng hóa tăng cao đột biến điều này gây ra hậu quả vô cùng to lớn đến nền kinh tế của một quốc gia và khó có thể khắc phục được ngay và cần rất nhiều thời gian để quay lại về trang thái ban đầu.

Siêu lạm phát sẽ gây ra hậu quả to lớn cho nền kinh tế, khó có thể khắc phục nhưng siêu lạm phát hiếm khi xảy ra.

Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế quốc gia

Không phải cứ xảy ra lạm phát là gây ảnh hưởng xấu tới nên kinh tế nước nhà. Chỉ số lạm phát sẽ có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực cụ thể như sau:

  • Tích cực: Với lạm phát ở mức độ thấp (lạm phát tự nhiên) sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế như: Kích thích tiêu dùng, vay nợ, hoạt động đầu tư, giảm tỷ lệ thất nghiệp,…
  • Tiêu cực: Nếu tỷ lệ lạm phát quá cao, không được duy trì ở mức ổn định sẽ khiến đồng tiền trượt giá điều này khiến giá trị tiền tệ lưu thông trong nước bị sụt giảm. Việc so sánh tiền tệ quốc gia với các nước khác sẽ có những hạn chế đáng kể. Để sinh hoạt cuộc sống cần một khoản tiền lớn để duy trì và phát triển, nếu không đủ sẽ dẫn đến nhiều khó khăn phát sinh.

Công thức tính tỷ lệ lạm phát là gì?

Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) * 100

Trong đó: CPI là chỉ số tiêu dùng – phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.

Các tổ chức kinh tế nhà nước sẽ tiến hành thu thập các dữ liệu kinh tế rồi theo dõi thông qua biến động lên xuống của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Mức lạm phát sẽ được thể hiện qua chỉ số về giá cả, trong đó, chỉ số giá cả này là tỷ lệ phần trăm tăng của mức giá trung bình tại thời điểm so sánh với mức giá trung bình của nhóm hàng hóa tương ứng tại thời điểm gốc.

Hiện nay, hầu như tất cả các mặt hàng hóa và dịch vụ đều sử dụng chỉ số CPI để đánh giá mức giá cả. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét đến các chỉ số khác như: CLI (chỉ số giá sinh hoạt), PPI (chỉ số giá sản xuất),… Tuy nhiên, CPI là chỉ số phản ánh tốt hơn các chỉ số khác, thể hiện sát tình hình thực tế đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân.

Lạm phát lõi là gì?

Lạm phát lõi (Core Inflation) là sự thay đổi giá cả của hàng hóa, dịch vụ trừ đi lương thực và năng lượng. Lạm phát lõi đại diện cho hình ảnh chính xác nhất về xu hướng lạm phát cơ bản. Nói cách khác, lạm phát lõi sẽ đo lường các tác động hoặc áp lực lâu dài, ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả.

lạm phát là gì

Ví dụ: Dù giá xăng dầu tăng chóng mặt nhưng đây là mặt hàng thiết yếu, bạn vẫn cần phải đổ xăng để di chuyển. Tương tự với những thực phẩm khi giá cả tăng, bạn vẫn cần phải mua để sinh hoạt hàng ngày.

Lạm phát lõi sẽ được tính bằng chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) và PCE (chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi)

Lạm phát lõi = Thay đổi giá cả của tất cả hàng hóa dịch vụ – thay đổi mức giá của thực phẩm và năng lượng. 

Lạm phát dự kiến là gì?

Lạm phát dự kiến hay còn gọi là expected inflation hoặc expectation of inflation, đây là tỷ lệ lạm phát được các chuyên gia dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai (trong một thời điểm nhất định nào đó). Do đó, kỳ vọng về lạm phát được giả định sẽ được hình thành theo nhiều cơ chế khác nhau.

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát dự kiến đó là chu kỳ kinh doanh sau và yếu tố lạm phát của quá khứ.

Thuế lạm phát là gì?

Thuế lạm phát (Inflation tax) là một trong những loại thuế quan trọng mà hầu như quốc gia nào cũng có và thuế lạm phát có tính lũy thoái. Hiểu một cách đơn giản, những người có thu nhập thấp hơn sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.

Ví dụ: Ông X có thu nhập 1 triệu đồng phải đóng thuế là 200.000 đồng trong khi đó bà Y có thu nhập 10 triệu đồng phải đóng thuế là 1 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy ông X sẽ đóng thuế thấp hơn bà Y. Tuy nhiên, trong trường hợp này ông X (có thu nhập thấp hơn chị Y) phải chịu thuế gấp đôi (thay vì 10% thì sẽ là 20%) chị Y do thu nhập cao hơn.

lạm phát là gì

Nguyên nhân gây ra tính lũy thoái của thuế lạm phát là việc tăng giá trong nền kinh tế theo khuynh hướng các mặt hàng thiết yếu của người nghèo thường cao hơn so với những mặt hàng cao cấp (hàng hóa chỉ chiếm một tỷ phần chi tiêu lớn của những người giàu).

Lạm phát điểm là gì?

Ngày nay, ngoài lạm phát hàng hóa, dịch vụ, trong giáo dục còn xảy ra tình trạng lạm phát điểm thi. Mức trung bình điểm thi đỗ đại học của học sinh ngày càng tăng.

Thậm chí, nhiều ngành học còn có mức điểm chuẩn “khủng” là 29 điểm, thậm chí là 30 điểm. Đây là số điểm tuyệt đối, tuy nhiên, nếu không có điểm ưu tiên hoặc các thành tích khác thì thí sinh có đạt 10 điểm/môn vẫn trượt đại học. Do vậy, có thể nói, lạm phát điểm thi cũng gây ra một số hệ lụy cho xã hội.

Ngược với lạm phát là gì?

Ngược với lạm phát hay còn gọi là giảm phát, không chỉ vậy, chúng ta còn có thể gọi lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm là giảm phát.

lạm phát là gì

Giảm phát là tình trạng khi nền kinh tế có hiện tượng suy thoái hoặc đình đốn. Giảm phát cũng gây cho nền kinh tế nhiều hệ lụy bởi nó làm tăng giá trị thật của nợ và làm nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn.

Giảm phát có liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Giảm phát sẽ khiến giá tiêu dùng và tài sản giảm dần theo thời gian điều này sẽ kích thích sức mua của người tiêu dùng. Nói đơn giản, bạn có thể mua được nhiều hàng hóa hơn với cùng một số tiền như vậy.

Tuy nhiên, giảm phát tưởng chừng như tốt lại là báo hiệu một cuộc suy thoái kinh tế của quốc giá. Khi các mặt hàng đồng loạt giá giảm, người tiêu dùng sẽ trì hoãn việc mua hàng nhằm hy vọng mức giá sẽ xuống thấp hơn nữa. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến người sản xuất, kinh doanh dẫn đến thất nghiệp tăng cao, chi tiêu chậm. Tóm lại, giảm phát thường đi đôi với sự suy thoái kinh tế rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân của lạm phát là gì?

Lạm phát do cầu kéo

Khi thị trường về một mặt hàng nào đó có nhu cầu tăng lên thì sẽ kéo theo giá cả tăng. Đây là lạm phát do cầu kéo, cũng từ việc tăng giá của mặt hàng này sẽ đồng thời kéo theo giá cả của hàng loạt hàng hóa khác tăng theo. Điều này khiến người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn mới có thể sử dụng dịch vụ và mua hàng hóa.

Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đầu vào để sản xuất bao gồm: tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế, chi phí bảo hiểm,… Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá cả của một hoặc vài yếu tố đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo. Do đó, giá thành sản phẩm cuối cùng cũng sẽ tăng.

Một khi các chi phí đẩy tăng lên, doanh nghiệp phải tăng giá đầu ra để đảm bảo mức lợi nhuận dương, vô tình đẩy mức giá chung của nền kinh tế tăng.

Ví dụ cuộc xung đột chính trị giữa Nga và Ucraina xảy ra khiến giá các loại nông sản như: Lương thực, bông, các loại phân bón, kim loại công nghiệp, sắt thép tăng cao đột ngột.

Lạm phát do cầu thay đổi

Khi giá cả của một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng thay thế. Đây chính là lạm phát do cầu thay đổi. Khi đó sẽ xảy ra lạm phát do hàng hóa thay thế tăng.

Ví dụ: Khi giá dầu có xu hướng tăng cao sẽ dẫn đến giá của cao su nhân tạo cũng tăng theo điều này khiến người tiêu dùng có nhu cầu tăng cao về mặt hàng cao su thiên nhiên khiến mức giá của cao su thiên nhiên tăng vọt xảy ra lạm phát.

Lạm phát do xuất/nhập khẩu

Xuất khẩu: Khi nền kinh tế có tổng cầu > tổng cung, sản phẩm thu gom cho xuất khẩu sẽ làm cho lượng cung ứng trong nước giảm xuống gây ra tổng cung trong nước < tổng cầu => dẫn tới lạm phát. Khi đó giá cả của sản phẩm quốc nội bị thiếu hụt sẽ gia tăng.

Ví dụ: Với nhu cầu sản xuất chip phát triển mạnh mẽ trên thế giới khiến cầu về Phot-pho tăng cao. Việc xuất khẩu Phot-pho tăng cũng kéo theo mức giá Phot-pho trong nước tăng cao.

Nhập khẩu: Khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng theo. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ nghiễm nhiên hình thành lên lạm phát.

Ví dụ: Đầu năm 2022, giá than của toàn thế giới tăng gấp 2 lần từ đó khiến cho giá các sản phẩm từ than nhập khẩu cũng tăng mạnh theo.

Lạm phát do chính sách tiền tệ

Là khi lượng tiền đang lưu hành trong nền kinh tế tăng mạnh, trong khi đó tổng sản phẩm sản xuất ra tăng thấp hơn lượng tiền đang lưu hành thì sẽ gây ra lạm phát tăng cao.

Ví dụ: Cung tiền của nền kinh tế Việt Nam năm 2009 – 2010 tăng 30% – 40%, trong khi đó, GDP mỗi năm chỉ tăng từ 5% – 7% điều này khiến cho lạm phát kinh tế năm 2011 tăng phi mã tới xấp xỉ 20%.

Làm thế nào để kiểm soát lạm phát?

Để kiểm soát lạm phát, chính phủ có thể thực hiện một trong các phương án dưới đây:

  • Giảm bớt lượng tiền đang lưu hành như: Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tiền gửi hoặc giảm chi ngân sách,…
  • Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng bằng cách khuyến khích tự do mậu dịch hoặc giảm thuế,…)
  • Thực hiện vay viện trợ từ nước ngoài.
  • Sử dụng biện pháp kinh tế, cải cách tiền tệ.

Tổng kết

Bài viết trên đã giới thiệu lạm phát là gì cùng các nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát là 1 hiện tượng kinh tế mà chính phủ các nước đều mong muốn kìm hãm, không để vượt mức không thể kiểm soát.

Xem thêm:

The post Lạm phát là gì? Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế appeared first on Infina Blog.

]]>
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng như thế nào đến thế giới và Việt Nam? https://infina.vn/blog/khung-hoang-kinh-te-2008/ Wed, 17 Aug 2022 08:20:32 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11190 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/tong-quan-cuoc-khung-hoang-kinh-te.jpg

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 là một cuộc khủng hoảng tài chính có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến toàn bộ nền kinh tế trên toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp, suy thoái kinh […]

The post Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng như thế nào đến thế giới và Việt Nam? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/tong-quan-cuoc-khung-hoang-kinh-te.jpg

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 là một cuộc khủng hoảng tài chính có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến toàn bộ nền kinh tế trên toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp, suy thoái kinh tế toàn cầu. Vậy nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008 là gì, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Infina đi tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế 2008

khủng hoảng kinh tế 2008

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 (GFC) bắt nguồn từ sự khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán, diễn ra từ năm 2007 cho tới năm 2008, khởi nguồn từ Mỹ.

Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 được cho rằng là liên quan tới việc các tổ chức tài chính trong thị trường bất động sản tại Mỹ khi họ bắt đầu đưa ra các khoản vay thế chấp mạo hiểm nhằm giải cứu người mua bất động sản. Hình thức vay thế chấp nhắm vào những người mua nhà có thu nhập thấp, rủi ro cho vay rất cao cùng với sự bùng nổ bong bóng nhà đất tại Hoa Kỳ.

Yếu tố chủ chốt gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 chính là do sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm tài chính kiểu săn mồi, nhằm vào những đối tượng người mua nhà có thu nhập thấp, kém hiểu biết, ít thông tin. Đứng đầu những tổ chức cho vay tài chính đó phải kể đến ngân hàng Lehman Brothers – sự sụp đổ của ngân hàng này đánh dấu cho sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng.

Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, chính phủ Hoa Kỳ đã triển khai các khoản cứu trợ đối với các tổ chức tài chính cũng như áp dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

khủng hoảng kinh tế 2008

Tuy nhiên, những giải pháp và chính sách tài khóa đó đã quá muộn, cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 lan rộng ra các nước trên thế giới, đặc biệt là Liên minh Châu Âu như Đức, Anh, Pháp cũng như các quốc gia khác. Cuộc khủng hoảng này đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với hơn 10.000 tỷ USD đã bị cuốn trôi, hơn 30 triệu người thất nghiệp, gia tăng tỉ lệ vô gia cư và tự tử.

Ngoài ra, còn rất nhiều những tác động tiêu cực do cuộc khủng khoảng này gây ra như:

  • Bear Stearns – một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất tại phố Wall đã lên tiếng cầu cứu và được JPMorgan Chase mua lại với giá 30 tỷ USD.
  • Ngân hàng Lehnam Brothers tuyên bố phá sản – đây là ngân hàng đầu tư được thành lập từ năm 1844. Sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư hơn 160 năm của Mỹ là dấu hiệu cho việc bán tháo lớn nhất trong lịch sử tài chính Mỹ.
  • Thị trường chứng khoán tại Hong Kong và Thượng Hải sụt giảm xuống mức 4,5 – 5,4%. Gía trị tài sản của một quỹ thị trường tiền tệ giảm dưới 1 USD/Cổ phiếu. Hơn 140 tỷ USD rút khỏi quỹ bởi các nhà đầu tư Mỹ.

Khủng hoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2007 – 2008, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn hạn chế về độ mở, do vậy khủng hoảng kinh tế 2008 ở Việt Nam được cho là không đáng kể nhưng vẫn có một số điểm đáng chú ý.

Khủng hoảng kinh tế 2008

Về thương mại

Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu là những thị trưởng xuất khẩu lớn và quan trọng đối với Việt Nam. Vào đầu năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, đã xuất hiện xu hướng giảm tỉ trọng xuất khẩu sang Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thời điểm đó.

Do suy thoái kinh tế, cầu tiêu dùng tại Hoa Kỳ giảm mạnh, trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, giảm gần 10% so với năm 2007. Các mặt hàng xuất khẩu ảnh hưởng nhiều nhất là may mặc, cá basa, cà phê, gạo, giày da,…

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và EU cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi người tiêu dùng của các nước này phải cắt giảm chi tiêu, và dẫn đến nhu cầu hàng nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh, chỉ còn 16,5% tại thị trường EU.

Về đầu tư nước ngoài

Cuộc khủng hoảng kinh tế có sự ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và quỹ viện trợ phát triển chính thức ODA. Tổng vốn FDI có xu hướng chững lại, các dự án đăng ký mới không tăng, vào tháng 10/2008, số dự án đăng kí mới là 68 dự án, giảm mạnh so với 9 tháng đầu năm là 885 dự án.

Khả năng giải ngân vốn ODA trong năm 2008 cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, và tốc độ giải ngân không được như dự báo trước.

Về hoạt động tài chính và thị trường tiền tệ

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến cho tỷ giá hối đoái và lãi suất USD có sự thay đổi nhẹ do ảnh hưởng từ tâm lý người dân. Về thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán, lượng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán nước ta có xu hướng suy giảm. VNIndex giảm liên tục và lập đáy xuống dưới 350 điểm.

Kết luận

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng, các tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế tới nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam. Mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích với các bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng như thế nào đến thế giới và Việt Nam? appeared first on Infina Blog.

]]>
Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với kinh tế – xã hội như thế nào? https://infina.vn/blog/dau-tu-cong-la-gi/ Mon, 15 Aug 2022 07:35:10 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11058 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/dau-tu-cong-la-gi.jpg

Ngoài các hoạt động đầu tư tư nhân thì đầu tư công cũng là hoạt động rất quan trọng đối với một quốc gia. Đầu tư công sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, định hướng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Hơn thế nữa, hoạt động đầu […]

The post Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với kinh tế – xã hội như thế nào? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/dau-tu-cong-la-gi.jpg

Ngoài các hoạt động đầu tư tư nhân thì đầu tư công cũng là hoạt động rất quan trọng đối với một quốc gia. Đầu tư công sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, định hướng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Hơn thế nữa, hoạt động đầu tư công còn có rất nhiều vai trò khác. Vậy cụ thể lĩnh vực đầu tư công là gì? Các dự án đầu tư công là gì? Sau đây, Infina sẽ giải đáp thắc mắc trên với bài viết dưới đây.

Đầu tư công là gì?

Theo Luật đầu tư công năm 2019: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước đối với các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.”

đầu tư công là gì

Đầu tư công trung hạn là gì?

Đầu tư công trung hạn không có khái niệm cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu, đầu tư công trung hạn là các hoạt động đầu tư của Nhà nước có thời hạn 5 năm. Ví dụ như: Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia, Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia,…

Kế hoạch đầu tư công trung hạn đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm và việc cân đối vốn đầu tư công hằng năm.

Thế nào là vốn đầu tư công?

Vốn đầu tư công là nguồn vốn của Nhà nước chi ra để đầu tư vào các hoạt động, dự án, chương trình cần thiết để phục vụ đời sống của nhân dân và phát triển cộng đồng.

Giải ngân vốn đầu tư công là gì?

Giải ngân vốn đầu tư công là việc mà cơ quan kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị của các chủ đầu tư thực hiện việc tạm ứng hoặc thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án đã được nghiệm thu theo quy định của luật pháp.

đầu tư công là gì

Nói cách khác, giản ngân vốn đầu tư là việc các cơ quan kiểm soát thanh toán chuyển tiền từ ngân sách nhà nước sang tài khoản của đối tương thụ hưởng theo đề nghị của chủ đầu tư.

Lĩnh vực đầu tư công là gì?

Đầu tư công là hoạt động của Nhà nước, vì vậy, các lĩnh vực được chọn để đầu tư công cũng rất chặt chẽ và rõ ràng. Theo Luật đầu tư công năm 2019, lĩnh vực đầu tư công bao gồm:

  • Chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
  • Hoạt động gắn với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Các dự án theo phương thức đối tác công tư.
  • Các hoạt động đầu tư sản phẩm, cung cấp dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
  • Các công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
  • Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý, cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng hành chính, quỹ tài chính,…

Nguyên tắc quản lý

Theo Luật đầu tư công năm 2019, nguyên tắc quản lý công được quy định như sau:

  • Phải tuân thủ các quy định của Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
  • Phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật.
  • Đối với các cơ quan quản lý phải thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

đầu tư công là gì

  • Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong các hoạt động đầu tư công.
  • Quản lý vốn đầu tư công theo đúng quy định với từng nguồn vốn, bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.

Các nhân tố ảnh hưởng

Hoạt động đầu tư công bao gồm rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, chi tiết như sau:

  • Năng lực quản lý của cơ quan nhà nước: Để thực hiện các hoạt động đầu tư công có hiệu quả, năng lực quản lý của cơ quan nhà nước là yếu tố mang tính quyết định. Cơ quan quản lý đầu tư công phải biết phối hợp chặt chẽ, đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng.
  • Kinh phí: Trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư công, các bên liên quan cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ kinh phí một cách chặt chẽ, rõ ràng để bảo đảm cân bằng ngân sách của nhà nước.
  • Pháp lý: Hệ thống luật pháp cần phải được hoàn thiện để tạo ra pháp lý rõ ràng, đầy đủ để tạo điều kiện cho quá trình đầu tư công.
  • Bối cảnh thực tế: Ngoài các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, lịch sử, chính trị, trình độ dân trí, công nghệ,… thì đầu tư công còn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, rủi ro từ kinh tế thế giới. Vì vậy, cần phải có sự tính toán, lường trước các rủi ro nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Vai trò của đầu tư công đối với việc phát triển kinh tế – xã hội

Kinh tế Việt Nam đang theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy, việc đầu tư công có vai trò rất to lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể:

  • Việc đầu tư các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật chung cho toàn xã hội giúp tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng tạo điều kiện thiết yếu cho các chủ thể trong nền kinh tế đầu tư và phát triển.

  • Góp phần giảm khoản cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội thông qua các chương trình và dự án kinh tế hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao, cải thiện đời sống của nhân dân.
  • Đảm bảo, ổn định và tăng cường quốc phòng và an ninh trong quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng của đất nước để bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập và chủ quyền.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư công. Ngoài việc hiểu được khái niệm đầu tư công là gì, mọi người có thể hiểu rõ được vai trò to lớn của Nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư công. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luân phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với kinh tế – xã hội như thế nào? appeared first on Infina Blog.

]]>
Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến nền kinh tế? https://infina.vn/blog/ty-gia-hoi-doai/ Mon, 11 Jul 2022 07:25:34 +0000 http://infina.vn/blog/?p=9466 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/07/ty-gia-hoi-doai-la-gi.jpg

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay, tỷ giá hối đoái là một cụm từ được nhắc đến rất nhiều. Nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia ngày càng trở nên cần thiết. Vậy, tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố nào sẽ ảnh […]

The post Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến nền kinh tế? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/07/ty-gia-hoi-doai-la-gi.jpg

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay, tỷ giá hối đoái là một cụm từ được nhắc đến rất nhiều. Nhu cầu trao đổi tiền tệ giữa các quốc gia ngày càng trở nên cần thiết. Vậy, tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Hãy cùng Infina giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền quốc gia này được biểu thị thông qua đồng tiền của quốc gia khác. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là lượng tiền của nước này mà một đơn vị tiền tệ của nước khác có thể mua được tại thời một thời điểm nhất định.

tỷ giá hối đoái là gì

Ví dụ về tỷ giá hối đoái: Hiện nay tỷ giá USD/VNĐ = 23.354 (cập nhật ngày 08/07/2022) có nghĩa là 1 USD = 23.354 VNĐ hoặc với 23.354 đồng sẽ mua được 1 USD.

Tỷ giá hối đoái có 3 chế độ chính đó là tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết. Hiện nay đa số các quốc gia đều áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết để ổn định nền kinh tế kịp thời, thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại,…

Phân loại tỷ giá hối đoái

Hiện nay có rất nhiều cách để phân loại tỷ giá hối đoái. Mỗi cách phân loại sẽ dựa trên những đặc trưng cụ thể. Bài viết này, Infina sẽ giới thiệu đến bạn một số cách phân loại tỷ giá hối đoái như sau:

Dựa theo đối tượng xác định tỷ giá

Phân loại dựa theo đối tượng xác định tỷ giá, sẽ có 2 loại là tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái thị trường.

  • Tỷ giá hối đoái chính thức: Được các Ngân hàng Nhà nước xác định và đưa ra công bố. Dựa vào các tỷ giá này, các ngân hàng thương mại hoặc các đơn vị tín dụng sẽ được tính giá mua vào, bán ra, hoặc hoán đổi của cặp tiền tệ.

tỷ giá hối đoái là gì

  • Tỷ giá hối đoái thị trường: Phụ thuộc vào mối quan hệ cung – cầu trên thị trường ngoại hối.

Dựa theo giá trị của tỷ giá

Theo giá trị của tỷ giá, sẽ được phân thành 2 loại là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái hoán thực:

  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Là tỷ giá hiện tại của một đồng tiền tệ mà không tính tới yếu tố lạm phát.
  • Tỷ giá hối đoái hoán thực: Là tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ mà có tính tới yếu tố lạm phát.

Dựa theo phương thức chuyển ngoại hối

  • Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, tỷ giá này sẽ được niêm yết tại các ngân hàng. Nó làm cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.

tỷ giá hối đoái là gì

  • Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư, thường tỷ giá thư hối sẽ nhỏ hơn so với tỷ giá điện hối.

Dựa theo thời điểm giao dịch ngoại hối

Nếu phân loại tỷ giá hối đoái theo thời điểm giao dịch thì sẽ có loại tỷ giá là tỷ giá mua và tỷ giá bán:

  • Tỷ giá mua: Là tỷ giá mà ngân hàng sẽ chấp nhận mua ngoại hối.
  • Tỷ giá bán: Là tỷ giá mà ngân hàng sẽ chấp nhận bán ngoại hối.

Lưu ý: Để đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng, tỷ giá bán bao giờ cũng cao hơn so với tỷ giá mua.

Dựa theo kỳ hạn thanh toán

  • Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá do các tổ chức tín dụng được niêm yết tại thời điểm giao ngay hoặc do 2 bên tự đưa ra thỏa thuận. Và đương nhiên là việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện vòng 2 ngày kể từ ngày cam kết.

tỷ giá hối đoái là gì

  • Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá do các tổ chức tín dụng tự tính hoặc đưa ra thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên với tỷ giá này phải đảm bảo nằm trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn của Ngân hàng nhà nước.

3 Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái biến động phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trên thị trường ngoại hối. Sau đây Infina sẽ tổng hợp một số những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất có tác động tới tỷ giá hối đoái.

Lạm phát

Lạm phát là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ lệ lạm phát ở trong nước lớn hơn ngoài nước thì tỷ giá hối đoái đang tăng, tức giá trị của đồng nội tệ bị giảm và ngược lại.

Xem thêm: Đầu tư gì khi lạm phát? Bật mí ngay 5 cách đầu tư khi lạm phát cực shock vô cùng hiệu quả

Lãi suất

Lãi suất là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Vì vậy, lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước nhỏ hơn so với nước ngoài thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng, giá trị của đồng nội tệ giảm xuống và ngược lại.

tỷ giá hối đoái là gì

Nợ công

Bên cạnh 2 yếu tố quan trọng trên thì nợ công cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ giá hối đoái. Nếu nợ công mà tăng thì sẽ dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao, từ đó gián tiếp tác động tới tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái có vai trò gì đối với nền kinh tế?

Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể:

  1. Do tỷ giá hối đoái có thể so sánh sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, vì vậy có thể thông qua tỷ giá hối đoái để đánh đánh giá giá cả hàng hóa trong nước so với quốc tế cũng như năng suất lao động trong nước với nước ngoài.
  2. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như là nền kinh tế đối ngoại của quốc gia. Nếu tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng xuất khẩu quốc gia đó thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế.
  3. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và sự tăng trưởng kinh tế của một nền kinh tế. Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì làm cho giá cả của hàng nhập khẩu đắt hơn từ đó lạm phát sẽ gia tăng và ngược lại.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về tỷ giá hối đoái, bạn cần phải hiểu rõ hối đoái là gì? để từ đó tận dụng thời cơ, kiếm lợi nhuận từ thị trường quốc tế. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Tỷ giá hối đoái là gì? Tỷ giá hối đoái tác động thế nào đến nền kinh tế? appeared first on Infina Blog.

]]>
Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán https://infina.vn/blog/cac-thuat-ngu-kinh-te-giup-ban-tot-hon-tren-thi-truong/ Fri, 27 May 2022 10:02:26 +0000 http://infina.vn/blog/?p=7741 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/thuat-ngu-kinh-te.jpg

Kinh tế là một chủ đề khi mới bắt đầu tìm hiểu gây khá nhiều khó khăn cho các bạn mới. Dưới đây là công việc mà Infina thấy cần thiết nhất mà các bạn phải biết để có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này. Đó là các thuật ngữ trong kinh […]

The post Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/thuat-ngu-kinh-te.jpg

Kinh tế là một chủ đề khi mới bắt đầu tìm hiểu gây khá nhiều khó khăn cho các bạn mới. Dưới đây là công việc mà Infina thấy cần thiết nhất mà các bạn phải biết để có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này. Đó là các thuật ngữ trong kinh tế. Cùng Infina tìm hiểu các khái niệm quan trọng cần phải biết này nhé.

Thuật ngữ ngành kinh tế nghĩa là gì?

Thuật ngữ: những từ ngữ biểu thị một khái niệm mang tính khoa học và nghiên cứu. Thuật ngữ ngành kinh tế là các từ ngữ chuyên môn dùng để biểu thị một khái niệm riêng biệt trong ngành kinh tế. Giá trị của nó chứa đựng một lượng thông tin nhất định

Vai trò của thuật ngữ khá quan trọng và trong kinh tế lại càng quan trọng hơn. Các bạn có thể hiểu được những nhận định, phân tích, ý nghĩa của một nội dung, hiểu những người cùng chuyên ngành thảo luận gì và tăng sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực mình đang hoạt động

Các thuật ngữ trong kinh tế thường dùng

Dưới đây là các thuật ngữ viết tắt trong kinh tế, các từ tiếng anh trong kinh tế thường sử dụng bạn có thể tham khảo:

Balance of trade

thuật ngữ kinh tế

Balance of trade chính là cán cân thương mại. Thuật ngữ này chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Nếu giá trị nhập khẩu cao hơn xuất khẩu ta gọi tình trạng này là thâm hụt thương mại, và ngược lại nếu nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu thặng dư mậu dịch.

Barter

Thuật ngữ barter chỉ một nền kinh tế trao đổi hiện vật, nơi mà các hoạt động buôn bán không cần dùng tiền. Sự việc này thường xảy ra ở các quốc gia có giá trị đồng tiền không hấp dẫn thì họ sẽ chuyển sang việc mậu dịch hàng hóa.

Appreciation

Appreciation việc giá trị tài sản tăng theo thời gian. Sự gia tăng này gắn liền với việc cung giảm, cầu tăng và là kết quả của một vài thay đổi trong lãi suất hoặc lạm phát. Ngược lại với sự giảm giá trị theo thời gian.

App chứng khoán cho người mới bắt đầu

Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Bond 

Bond là trái phiếu, đơn giản dễ hiểu là một chứng nhận do tổ chức hoặc quốc gia phát hành nhằm mục đích huy động vốn/vay tiền. Lãi suất của trái phiếu sẽ biến động và phù hợp với lãi suất theo thị trường

Market share

thuật ngữ ngành kinh tế thị phần

Market share (thị phần) là một thuật ngữ chỉ tổng doanh số của 1 sản phẩm. Lợi nhuận và giá cả sẽ dễ kiểm soát hơn nếu thị phần càng tăng.

Inflation

Inflation có nghĩa là lạm phát. Đây là hiện tượng khi có quá nhiều tiền tệ lưu thông trên thị trường dẫn đến hàng hóa tăng giá.

Short sale 

bán khống là gì

Short sale hay còn gọi là bán khống, chỉ một nghiệp vụ kiếm lợi nhuận từ giá khi giá sản phẩm giảm.

Venture capital

Venture capital được gọi là phần vốn mạo hiểm. đây là khoản tài chính cho việc bắt đầu một doanh nghiệp mới và đương nhiên đi kèm với rủi ro. Một doanh nghiệp lớn thường dùng phần vốn này để đầu tư vào các công ty khác đổi lại việc sở hữu cổ phần.

Currency devaluation

thuật ngữ kinh tế

Currency devaluation (phá giá tiền tệ) đây là một chính sách nhằm giảm giá trị của đồng tiền. Đối với một quốc gia khi chủ động sử dụng chính sách này, hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng sản lượng giảm giá và hàng hóa nội địa sẽ tăng tính cạnh tranh hơn do hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.

Dividend

Dividend là cổ tức, được hiểu là phần lợi tức chi trả cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu của một công ty. Trong trường hợp kinh doanh không có lãi, công ty có thể sử dụng khoản lãi từ khoản thời gian đó cho việc thanh toán cổ tức.

Equity 

Equity hay còn gọi là vốn, là thuật ngữ trong tài chính doanh nghiệp. Equity thể hiện nguồn vốn ban đầu và tài sản ròng của doanh nghiệp. Phần vốn này hình thành từ nhiều loại như hiện vật, tiền, chứng khoán và lợi nhuận kinh doanh.

Tổng kết

Vậy là Infina đã gửi đến đọc giả các thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế thường sử dụng nhất. Nếu các bạn có thắc mắc về một thuật ngữ mà chưa được kể đến trong bài viết hãy bình luận bên dưới và Infina sẽ giải đáp trong thời gian ngắn nhất.

Xem thêm: Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản phải biểt

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>