đầu tư chứng khoán – Infina Blog https://infina.vn/blog Cung cấp kiến thức kinh tế, tài chính cá nhân mới nhất Fri, 03 Nov 2023 02:43:23 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/cropped-logo-infina-tab-1-32x32.jpg đầu tư chứng khoán – Infina Blog https://infina.vn/blog 32 32 Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán https://infina.vn/blog/cac-thuat-ngu-kinh-te-giup-ban-tot-hon-tren-thi-truong/ Fri, 27 May 2022 10:02:26 +0000 http://infina.vn/blog/?p=7741 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/thuat-ngu-kinh-te.jpg

Kinh tế là một chủ đề khi mới bắt đầu tìm hiểu gây khá nhiều khó khăn cho các bạn mới. Dưới đây là công việc mà Infina thấy cần thiết nhất mà các bạn phải biết để có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này. Đó là các thuật ngữ trong kinh […]

The post Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/thuat-ngu-kinh-te.jpg

Kinh tế là một chủ đề khi mới bắt đầu tìm hiểu gây khá nhiều khó khăn cho các bạn mới. Dưới đây là công việc mà Infina thấy cần thiết nhất mà các bạn phải biết để có thể tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này. Đó là các thuật ngữ trong kinh tế. Cùng Infina tìm hiểu các khái niệm quan trọng cần phải biết này nhé.

Thuật ngữ ngành kinh tế nghĩa là gì?

Thuật ngữ: những từ ngữ biểu thị một khái niệm mang tính khoa học và nghiên cứu. Thuật ngữ ngành kinh tế là các từ ngữ chuyên môn dùng để biểu thị một khái niệm riêng biệt trong ngành kinh tế. Giá trị của nó chứa đựng một lượng thông tin nhất định

Vai trò của thuật ngữ khá quan trọng và trong kinh tế lại càng quan trọng hơn. Các bạn có thể hiểu được những nhận định, phân tích, ý nghĩa của một nội dung, hiểu những người cùng chuyên ngành thảo luận gì và tăng sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực mình đang hoạt động

Các thuật ngữ trong kinh tế thường dùng

Dưới đây là các thuật ngữ viết tắt trong kinh tế, các từ tiếng anh trong kinh tế thường sử dụng bạn có thể tham khảo:

Balance of trade

thuật ngữ kinh tế

Balance of trade chính là cán cân thương mại. Thuật ngữ này chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Nếu giá trị nhập khẩu cao hơn xuất khẩu ta gọi tình trạng này là thâm hụt thương mại, và ngược lại nếu nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu thặng dư mậu dịch.

Barter

Thuật ngữ barter chỉ một nền kinh tế trao đổi hiện vật, nơi mà các hoạt động buôn bán không cần dùng tiền. Sự việc này thường xảy ra ở các quốc gia có giá trị đồng tiền không hấp dẫn thì họ sẽ chuyển sang việc mậu dịch hàng hóa.

Appreciation

Appreciation việc giá trị tài sản tăng theo thời gian. Sự gia tăng này gắn liền với việc cung giảm, cầu tăng và là kết quả của một vài thay đổi trong lãi suất hoặc lạm phát. Ngược lại với sự giảm giá trị theo thời gian.

App chứng khoán cho người mới bắt đầu

Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Bond 

Bond là trái phiếu, đơn giản dễ hiểu là một chứng nhận do tổ chức hoặc quốc gia phát hành nhằm mục đích huy động vốn/vay tiền. Lãi suất của trái phiếu sẽ biến động và phù hợp với lãi suất theo thị trường

Market share

thuật ngữ ngành kinh tế thị phần

Market share (thị phần) là một thuật ngữ chỉ tổng doanh số của 1 sản phẩm. Lợi nhuận và giá cả sẽ dễ kiểm soát hơn nếu thị phần càng tăng.

Inflation

Inflation có nghĩa là lạm phát. Đây là hiện tượng khi có quá nhiều tiền tệ lưu thông trên thị trường dẫn đến hàng hóa tăng giá.

Short sale 

bán khống là gì

Short sale hay còn gọi là bán khống, chỉ một nghiệp vụ kiếm lợi nhuận từ giá khi giá sản phẩm giảm.

Venture capital

Venture capital được gọi là phần vốn mạo hiểm. đây là khoản tài chính cho việc bắt đầu một doanh nghiệp mới và đương nhiên đi kèm với rủi ro. Một doanh nghiệp lớn thường dùng phần vốn này để đầu tư vào các công ty khác đổi lại việc sở hữu cổ phần.

Currency devaluation

thuật ngữ kinh tế

Currency devaluation (phá giá tiền tệ) đây là một chính sách nhằm giảm giá trị của đồng tiền. Đối với một quốc gia khi chủ động sử dụng chính sách này, hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng sản lượng giảm giá và hàng hóa nội địa sẽ tăng tính cạnh tranh hơn do hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.

Dividend

Dividend là cổ tức, được hiểu là phần lợi tức chi trả cho các cổ đông sở hữu cổ phiếu của một công ty. Trong trường hợp kinh doanh không có lãi, công ty có thể sử dụng khoản lãi từ khoản thời gian đó cho việc thanh toán cổ tức.

Equity 

Equity hay còn gọi là vốn, là thuật ngữ trong tài chính doanh nghiệp. Equity thể hiện nguồn vốn ban đầu và tài sản ròng của doanh nghiệp. Phần vốn này hình thành từ nhiều loại như hiện vật, tiền, chứng khoán và lợi nhuận kinh doanh.

Tổng kết

Vậy là Infina đã gửi đến đọc giả các thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế thường sử dụng nhất. Nếu các bạn có thắc mắc về một thuật ngữ mà chưa được kể đến trong bài viết hãy bình luận bên dưới và Infina sẽ giải đáp trong thời gian ngắn nhất.

Xem thêm: Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản phải biểt

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Các thuật ngữ về kinh tế giúp bạn chinh chiến an toàn hơn trên thị trường chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>
Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư nên biết https://infina.vn/blog/cac-thuat-ngu-chung-khoan-co-ban/ Wed, 25 May 2022 07:33:22 +0000 http://infina.vn/blog/?p=7650 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/thuat-ngu-chung-khoan-can-biet.jpg

Khi hiểu được các thuật ngữ chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ có một lợi thế rất lớn khi tham gia đầu tư trên thị trường. Lợi thế ở đây chính là nhà đầu tư sẽ hiểu rõ thị trường diễn biến như thế nào, xử lý thông tin và tự đưa ra nhận […]

The post Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư nên biết appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/thuat-ngu-chung-khoan-can-biet.jpg

Khi hiểu được các thuật ngữ chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ có một lợi thế rất lớn khi tham gia đầu tư trên thị trường. Lợi thế ở đây chính là nhà đầu tư sẽ hiểu rõ thị trường diễn biến như thế nào, xử lý thông tin và tự đưa ra nhận định trước khi xuống tiền đầu tư. Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bạn có thể tìm hiểu full series Kiến thức đầu tư chứng khoán cơ bản tại đây:

Thuật ngữ chứng khoán là gì?

Thuật ngữ chứng khoán là những cụm từ hoặctừ có liên quan đến các chỉ số giao dịch chứng khoán, kỹ thuật đầu tư và các phương thức giao dịch đặc biệt trong thị trường.

Các thuật ngữ cơ bản trong chứng khoán nhà đầu tư cần nắm

thuật ngữ chứng khoán

Thuật ngữ chứng khoán cơ bản về cổ phiếu

Cổ Phiếu: là một loại chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành ra nó.

Cổ phần: là nguồn vốn được chia thành các phần bằng nhau của tổ chức.

Cổ đông: Là người (cá nhân hoặc tổ chức) sở hữu cổ phiếu.

Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường): Là loại cổ phiếu xác định quyền được biểu quyết đối với các quyết định lớn của công ty và được hưởng lợi ích hay cổ tức nhưng không cố định.

Cổ phiếu ưu đãi: giống cổ phiếu thường nhưng cổ đông nắm giữ cổ phiếu này được hưởng nhiều ưu đãi hơn như được trả cổ tức cao hơn, được hoàn vốn dựa trên các điều kiện xác lập

Cổ phiếu Blue Chip (tiềm năng): Là loại cổ phiếu của các công ty tiềm năng, có doanh thu, rủi ro thấp và sự tăng trưởng ổn định.

Cổ tức: Là lợi nhuận sau thuế được chia cho cổ đông từ công ty, (có thể trả bằng tiền hoặc cổ phiếu.

thuật ngữ chứng khoán

Cổ tức thưởng: Phần lợi nhuận được chia cho cổ đông tùy phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Cổ tức cố định: Phần lợi nhuận được chia cho cổ đông không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Thông tin cơ bản về tài khoản chứng khoán 

Tài khoản chứng khoán: Là tài khoản giao dịch chứng khoán mà các nhà đầu tư dùng để lưu và mua bán chứng khoán.

Sàn giao dịch: Là nơi được tổ chức, thành lập để các loại chứng khoán được giao dịch.

Khối lượng giao dịch: Là số lượng chứng khoán được mua bán trong một phiên giao dịch.

Thanh khoản: mức độ dễ dàng khi mua và bán một loại chứng khoán.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Giao dịch và lệnh giao dịch 

thuật ngữ chứng khoán cho F0

Giao dịch trong ngày (day trading): là nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu trong cùng một ngày

Giao dịch ký quỹ (Margin trading): là một hình thức dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp, nhà đầu tư có thể vay trước tiền để mua chứng khoán thông qua việc thế chấp tài sản gồm tiền hoặc các tài sản được chấp nhận bởi công ty chứng khoán

Lệnh giới hạn LO: Là lệnh mà nhà đầu tư muốn mua ở một mức giá xác định tốt hơn giá hiện tại.

Giá khớp lệnh: là giá giao dịch hiện tại của một cổ phiếu trên thị trường.

Lệnh điều kiện: Là lệnh giao dịch mà sẽ khớp khi thỏa những điều kiện được đặt ra

Lệnh ATC:  Là lệnh được ưu tiên trước lệnh LO nhằm mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa

Thuật ngữ chứng khoán về chỉ số

Index: là một thuật ngữ chuyên môn, đại diện cho thị trường chứng khoán, phản ánh mức vốn hóa của thị trường đó tại một thời điểm.

thuật ngữ cơ bản chứng khoán

VN-Index: Chỉ số thể hiện sự biến động về vốn hóa của tất các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE.

HNX-Index: Chỉ số thể hiện sự biến động về vốn hóa của tất các cổ phiếu được niêm yết trên sàn HNX.

Thuật ngữ giá chứng khoán

Mệnh giá: là mức trị giá quy ra tiền được ghi trên các chứng từ có giá

Thị giá: thị trong thị trường, là giá thi trường của các loại chứng khoán trên thị trường

Giá niêm yết: là mức giá được quy định bởi thị trường trong phiên giao dịch đầu tiên.

Giá khớp lệnh: là mức giá mà thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư được xác định từ kết quả khớp lệnh của Trung tâm giao dịch chứng khoán.

thuật ngữ chứng khoán quan trọng

Giá mở cửa – Open Price: là giá đóng cửa trong phiên giao dịch của hôm trước

Giá Cao nhất – High Price: là giá cao nhất trong 1 chu kỳ theo dõi sự biến động.

Giá thấp nhất – Low Price: là giá thấp nhất trong 1 chu kỳ theo dõi sự biến động.

Giá đóng cửa: Được thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.

Giá tham chiếu: là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng ngày trước đó

Biên độ giao động giá: là độ rộng sự biến đổi của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch so với giá tham chiếu.

Giá sàn: là giá thấp nhất của một chứng khoán trong 1 phiên giao dịch có thể được thực hiện

Giá trần: là giá cao nhất của một chứng khoán trong 1 phiên giao dịch có thể được thực hiện

Thuật ngữ chứng khoán xu hướng thị trường

Thị trường bò: Là thị trường có xu hướng tăng giá

Thị trường gấu: Là thị trường có xu hướng giảm giá

Môi giới: là cá nhân/tổ chức trung gian có nhiệm vụ tư vấn mua/bán để hưởng phí giao dịch.

thuật ngữ chứng khoán phải biết

Sở giao dịch chứng khoán: Là nơi giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư

Hệ số Beta: là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường

Bộ lọc cổ phiếu

Là tính năng gồm các điều kiện cụ thể hỗ trợ nhà đầu tư tìm cổ phiếu theo tiêu chuẩn của cá nhân nhà đầu tư

Phân tích kỹ thuật 

Bear trap (bẫy giá giảm): ám chỉ một tín hiệu giao dịch có tính chất đánh lừa các nhà đầu tư rằng thị trường đang có dấu hiệu đảo chiều kết thúc chu kỳ tăng giá.

Bull trap (bẫy tăng giá): ám chỉ một tín hiệu giao dịch có tính chất đánh lừa các nhà đầu tư rằng thị trường đang có dấu hiệu đảo chiều kết thúc chu kỳ giảm giá.

Dead cat bounce: chỉ một biên độ tăng giá nhẹ trong một đợt giảm giá mạnh

Kỹ thuật Hedging: là kỹ thuật đầu tư phòng ngừa rủi ro từ việc thị trường biến động

Thuật ngữ về công ty phát hành chứng khoán

Công ty niêm yết: là công ty đăng ký cổ phiếu của mình lên sàn giao dịch chứng khoán cho các nhà đầu tư khác giao dịch

IPO: là lần phát hành đầu tiên ra thị trường của một chứng khoán

Giá trị vốn hóa: là tổng giá trị của một công ty dựa trên tổng số cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán

Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ: Dùng để so sánh giá trị thị trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

Mô hình CAPM: là mô hình định giá tài sản vốn, xác định sự tương quan giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời của tài sản

Tổng kết

Qua bài viết trên, Infina đã tổng hợp tất cả các Thuật ngữ Chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến. Việc hiểu rõ và nắm bắt được những Thuật ngữ sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng phân tích và quyết định nhanh chóng hơn trong đầu tư. Hy vọng các kiến thức trên có thể giúp các nhà đầu tư bổ sung thêm kiến thức trong quá trình đầu tư. Chúc bạn đầu tư thành công!

Xem thêm:

The post Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản mà nhà đầu tư nên biết appeared first on Infina Blog.

]]>
TOP 5 cổ phiếu cần quan tâm khi đầu tư chứng khoán mà các NĐT không nên bỏ qua https://infina.vn/blog/top-5-co-phieu-can-quan-tam/ https://infina.vn/blog/top-5-co-phieu-can-quan-tam/#comments Tue, 17 May 2022 04:46:48 +0000 http://infina.vn/blog/?p=6948 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/co-phieu-can-quan-tam.jpg

Kết thúc tháng 4, thị trường chứng khoán có sự phục hồi về vùng hỗ trợ 1,394.61 điểm. Tuy có sự phục hồi nhưng những biến động của VN-Index cũng khiến thị trường giảm đến 8,4%. Đây được coi là tháng giảm sâu nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Điều này gây ra […]

The post TOP 5 cổ phiếu cần quan tâm khi đầu tư chứng khoán mà các NĐT không nên bỏ qua appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/co-phieu-can-quan-tam.jpg

Kết thúc tháng 4, thị trường chứng khoán có sự phục hồi về vùng hỗ trợ 1,394.61 điểm. Tuy có sự phục hồi nhưng những biến động của VN-Index cũng khiến thị trường giảm đến 8,4%. Đây được coi là tháng giảm sâu nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cũng như ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư. Tiếp nối sự khủng hoảng của tháng 4 cùng với câu châm ngôn nổi tiếng trong thế giới kinh doanh và tài chính: “Sell in May and go away” nên nhiều nhà đầu tư đã thoát hàng. Họ có mong muốn nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.

Chỉ số Vnindex cuối tháng 4/2022
Chỉ số Vnindex cuối tháng 4/2022

Cuối tháng 5 này, động lực đi lên của thị trường theo các chuyên gia dự báo là còn hạn chế. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng không nên lo lắng. Bởi bên cạnh những cổ phiếu bị tụt dốc thì vẫn còn rất nhiều những mã cổ phiếu tiềm năng trong tương lai. Sau đây sẽ là những mã cổ phiếu cần quan tâm mà Infina mang đến cho bạn tham khảo.

5 cổ phiếu cần quan tâm trong tháng 5

Cổ phiếu GMD – Công ty cổ phần Gemadept

Gemadept là một trong ba công ty đầu tiên được cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ rất sớm (2002). Gemadept thuộc nhóm ngành giao nhận – tiếp vận. Tính từ đầu năm 2022 tới nay, trong quý I, Gemadept đã cho ra sản lượng 300.000 TEU.

cổ phiếu cần quan tâm

Với mức kỳ vọng đạt 1,4 triệu TEU trong năm 2022 và ước tính lợi nhuận là 18 triệu USD; vì vậy GMD được coi là một trong số những cổ phiếu tiềm năng nhất trong tháng 5/2022. Đặc biệt, GMD còn được SSI ước tính lợi nhuận có thể đạt 1.215 tỷ đồng, tăng 50% trong năm 2022 nếu kỳ vọng thoái vốn các dự án trồng cây cao su có thể được thực hiện.

Cổ phiếu FPT – Công ty cổ phần FPT

Công ty cổ phần FPT là tập đoàn viễn thông hàng đầu Việt Nam. Trong tháng 5 này cổ phiếu FPT tiếp tục vẫn được coi là một trong những mã cổ phiếu mà các nhà đầu tư nên quan tâm. Tại quý I/2022, mức lợi nhuận trước thuế của FPT đã tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước.

cổ phiếu cần quan tâm fpt
Giá cổ phiếu FPT cập nhật ngày 16/05/2022

Không những vậy, mảng công nghệ thông tin trong nước đã ghi nhận với mức tăng trưởng rất ấn tượng là 75% (trong khi đó SSI ước tính cả năm là 30%). Về phía nước ngoài, FPT tăng trưởng mạnh mẽ với giá trị hợp đồng mới tăng 57% so với quý I năm trước.

Cổ phiếu PTB – Công ty cổ phần Phú Tài

Tiếp tục danh sách các cổ phiếu cần quan tâm trong tháng 5 là cổ phiếu với mã PTB. Mã cổ phiếu TPB thuộc Công ty cổ phần Phú Tài với nhóm ngành kinh doanh chính là kinh doanh ô tô, xe máy. Trong quý I/2022 doanh thu thuần của công ty đạt 1.722 tỷ đồng. Tăng 22% so với quý cùng kỳ năm ngoái.

cổ phiếu ptb

Ngoài ra, lãi sau thuế cũng đạt mức 145.6 tỷ đồng, tăng thêm 42%. Vào đầu quý II, PTB ghi nhận hơn 145 tỷ đồng doanh thu từ nhóm ngành bất động sản. Không chỉ vậy việc sản xuất đá của PTB cũng có nhiều dấu hiệu tích cực.

Cổ phiếu DGW – Công ty cổ phần Thế giới số

Công ty cổ phần Thế giới số chuyên về nhóm ngành phần mềm và dịch vụ. Tại quý I, DGW ghi nhận doanh thu đạt 211 tỷ đồng. Tăng 97% so với cùng kỳ năm trước. Các mảng kinh doanh chính như kinh doanh laptop và điện thoại thông minh đều tăng mạnh lần lượt là 62% và 36%.

mã DWG

Từ cuối tháng 4 và đầu tháng 5, DGW bắt đầu có những hoạt động kinh doanh các mặt hàng mới như: TV Xiaomi, TV TCL, các mặt hàng Whirlpool và Joyoung. Theo đó, SSi dự báo lợi nhuận của DGW trong năm 2022 có thể đạt 990 tỷ đồng.

Cổ phiếu NT2 – CTCP Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch 2

Kết thúc danh sách các cổ phiếu cần quan tâm chính là mã cổ phiếu NT2 thuộc công ty cổ phần Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch 2 với nhóm ngành kinh doanh chính là điện năng. Trong quý I/2022, lợi nhuận sau thuế của NT2 đạt 159 tỷ đồng. Tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2021. NT2 có lợi thế là giá chào bán trên thị trường cạnh tranh hấp dẫn. Điều này có thể khiến lợi nhuận trong quý II vượt mức 159 tỷ đồng.

Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư chứng khoán

Không đầu tư theo cảm xúc

Số lượng tài khoản chứng khoán cá nhân tại Việt Nam trong đầu năm 2022 tiếp tục tăng. Vì vậy, dòng tiền của các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân đổ vào thị trường chứng khoán một cách mạnh mẽ. Trong khoảng vài tháng đầu năm 2022 dư địa tăng điểm vẫn còn. Nhưng trung và dài hạn tồn tại nhiều biến số rủi ro. Vì vậy, infina.vn khuyến nghị nhà đầu tư không nên sử dụng margin. Đồng thời không đầu tư theo cảm tính. Mọi bước đi trên thị trường chứng khoán đều phải có cái nhìn khách quan và cẩn thận.

Tránh bị “lùa gà” 

Cụm từ “lùa gà” là thuật ngữ đã không còn xa lạ đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Khi tâm lý bất ổn cùng với lòng tham thì việc bị “chăn dắt” và “bị làm thịt” rất dễ xảy ra. Vì vậy, mọi người khi mới bước chân vào thị trường cần trang bị cho mình những kiến thức chứng khoán. Tính toán và xem kỹ lưỡng những hoạt động đầu tư.

App chứng khoán cho người mới bắt đầu

Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Kết luận

Trên đây là các cổ phiếu cần quan tâm mà các nhà đầu tư nên tham khảo và tìm hiểu bởi vì đây đều là những mã chứng khoán có tiềm năng trong tương lai.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post TOP 5 cổ phiếu cần quan tâm khi đầu tư chứng khoán mà các NĐT không nên bỏ qua appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/top-5-co-phieu-can-quan-tam/feed/ 4
Các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định phải biết (phần 2) https://infina.vn/blog/cac-loai-phi-giao-dich-chung-khoan-nhat-dinh-phai-biet-phan-2/ Wed, 11 May 2022 07:43:03 +0000 http://infina.vn/blog/?p=6631 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/cac-loai-phi-khi-giao-dich-chung-khoan-p2.jpg

Tiếp theo phần 1, hôm nay Infina sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin khá quan trọng các loại phí giao dịch chứng khoán tiếp theo. Nổi bật là so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có phí giao dịch thấp nhất. Không chần […]

The post Các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định phải biết (phần 2) appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/cac-loai-phi-khi-giao-dich-chung-khoan-p2.jpg

Tiếp theo phần 1, hôm nay Infina sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin khá quan trọng các loại phí giao dịch chứng khoán tiếp theo. Nổi bật là so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có phí giao dịch thấp nhất. Không chần chừ nữa, hãy bắt đầu ngay nào.

Bạn có thể tìm hiểu full series Kiến thức đầu tư cơ bản tại đây:

Một số loại phí khi giao dịch chứng khoán

Thực chất thì trong chứng khoán có rất nhiều loại phí khác nhau, trong đó phí giao dịch chứng khoán như Infina đã đề cập ở trên là quan trọng nhất và được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán.

Dưới đây là một số loại phí khác khi giao dịch chứng khoán để các bạn tìm hiểu thêm.

Phí lưu ký chứng khoán

Là khoản chi phí nộp cho VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.

Phí này được quy định khác nhau giữa các công ty chứng khoán nhưng không quá 0.5đ/cổ phiếu/tháng và là phí thu hộ VSD. Hiện tại mức phí lưu ký chứng khoán phổ biến được đa số công ty chứng khoán áp dụng là 0.27đồng/cổ phiếu/tháng. Phí lưu ký chứng khoán được tính trên số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ (không phân biệt đó là mã cổ phiếu nào hay giá hiện tại là bao nhiêu).

Phí lưu ký chứng khoán là rất nhỏ, không đáng để nhà đầu tư quan tâm.

Ví dụ bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu Vietcombank (VCB) thì phí lưu lý 10.000 cổ phiếu VCB của bạn trong 1 tháng là:

0.27 x 10.000 = 2.700 đồng

Với chỉ 2.700 đồng (giá 1 gói mì tôm) là bạn đã đủ trả phí lưu ký cho 10.000 cổ phiếu. Thật sự là một con số rất rẻ phải không nào?

Phí ứng tiền trước

phí giao dịch chứng khoán

Do thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch T+2 (sau 2 ngày mua cổ phiếu thì cổ phiếu mới về tài khoản để thực hiện giao dịch bán, và sau 2 ngày bán tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản) do đó khi nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay sau khi bán thì phải ứng tiền từ công ty chứng khoán và phải chịu mức phí ứng tiền do công ty quy định.

Ví dụ: Phí ứng trước tiền bán của Công ty CP Chứng khoán SSI là 0.0389%/ngày (tối thiểu 50,000 đồng/lần ứng). Nếu nhà đầu tư bán cổ phiếu Vinamilk thu được 1 tỷ đồng nhưng trong 2 ngày sau (T + 2) thì 1 tỷ đồng mới về trong tài khoản. Sau khi bán xong nếu nhà đầu tư muốn SSI ứng trước 1 tỷ đồng để mua cổ phiếu ngay lúc đó thì số tiền phí nhà đầu tư phải trả sau 2 ngày là:

1 tỷ đồng x 0.0389%/ngày x 2 ngày = 778.000 đồng

Các loại thuế

Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phiếu

Là thuế nhà đầu tư phải nộp sau khi thực hiện bán cổ phiếu, áp dụng 0.1%/giá trị bán khớp lệnh. Và mức thuế này sẽ chỉ đánh vào người bán ra, còn người mua sẽ không phải chịu. Tức là 1 vòng mua và bán thì sẽ có thêm đầu bán phải chịu thêm thuế 0,1%.

Ví dụ bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu VCB có giá trị 1 tỷ đồng, khi bán lượng cổ phiếu này ra thì Thuế thu nhập cá nhân bạn phải chịu là:

1 tỷ đồng x 0.1% = 1 triệu đồng

Thuế cổ tức

Thuế cổ tức bằng tiền mặt

Thuế cổ tức bằng tiền mặt là loại thuế đánh vào toàn bộ các cổ tức bằng tiền mặt mà cổ đông được trả từ các công ty (nơi cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty đó) đó áp dụng 5% giá trị cổ tức là tiền mặt. Thông thường, cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn tại nguồn (tức doanh nghiệp chi trả).

Cách thu thuế của cục thuế rất đơn giản, chỉ cho phép công ty niêm yết thực sự trả cho cổ đông 95% số tiền mặt nhận được từ cổ tức, còn 5% họ thu ngay từ đầu của công ty niêm yết.

10.000 cp x 2.000 đ/cp x 5% = 1 triệu đồng

Số tiền cổ tức nhà đầu tư thực nhận là: 10.000 cp x 2.000 đ/cp x 95% = 19 triệu đồng.

Thuế cổ tức bằng cổ phiếu

Đây là loại thuế TNCN được áp dụng cho các cổ đông khi họ được nhận cổ tức, áp dụng 5%/giá trị cổ phiếu là cổ tức sau khi bán. Ở đây có nghĩa là nếu nhà đầu tư nhận được cổ tức là cổ phiếu thì sau này khi bán số cổ phiếu này thì nhà đầu tư sẽ bị đánh thuế thêm 5% trên tổng giá trị giao dịch.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%.

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế.

Giá tính thuế: Nếu Giá bán/chuyển nhượng >= Mệnh giá (10.000 đ):

Giá tính thuế = Mệnh giá. Nếu Giá bán/chuyển nhượng (Giá bán là giá khớp bình quân gia quyền của các lệnh bán trong ngày).

Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế: ưu tiên tính số lượng cổ phiếu từ việc nhận cổ tức cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.

phí giao dịch chứng khoán
Bảng ước tính phí đầu tư cho 100tr (năm 2020)

Như vậy, khi mở tài khoản chứng khoán 1 tỷ và mở đúng chỗ có thể giúp bạn tiết kiệm 30 – 50 triệu/năm.

Một số loại phí khác

Phí chuyển tiền sở hữu: Có nghĩa là bạn đang sở hữu cổ phiếu hay trái phiếu tại một công ty chứng khoán nào đó, nhưng muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có phí để bên công ty chứng khoán tiến hành việc chuyển quyền sở hữu.

Phí tư vấn: Bên cạnh các dịch vụ môi giới thì các công ty chứng khoán còn có dịch vụ tư vấn, cung cấp cho mọi người thông tin để mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, mua khi nào… thì phí tư vấn là để trả tiền cho người tư vấn đó.

Phí nạp tiền: Muốn giao dịch chứng khoán trên các sàn mọi người phải nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình để mua cổ phiếu/ trái phiếu và việc nạp tiền đó được tính phí dựa trên số tiền nộp đó.

phí giao dịch chứng khoán
Các loại phí giao dịch khác

Phí rút tiền: Tương tự sau khi bạn đầu tư có lời hoặc không có nhu cầu giao dịch thì muốn rút tiền mặt hay rút tiền về tài khoản ngân hàng từ tài khoản chứng khoán đó thì phải trả phí cho việc rút tiền.

Phí chuyển khoản chứng khoán: Bên cạnh việc nạp tiền, chuyển tiền, chuyển quyền sở hữu thì mọi người còn có có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản chứng khoán khác. Quá trình đó sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.

Phí cấp lại Sổ/ Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi sở hữu 1 số lượng cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ ký quỹ thì bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho mọi người sổ hoặc giấy chứng nhận đang có số lượng chứng khoán đó tại công ty và khi sổ hoặc giấy đó bị mất mọi người muốn cấp lại là phải mất phí.

Phí phong tỏa chứng khoán: Không có nhu cầu giao dịch hay đang nghi ngờ tài khoản chứng khoán của mình có vấn đề thì có thể tiến hành phong tỏa tài khoản và số chứng khoán mà bản thân đang có đó, việc phong tỏa sẽ được tính phí.

Phí mở tài khoản chứng khoán: Đó là phí khi bạn có nhu cầu mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.

Phí xác nhận số dư tài khoản: Giống như xác nhận số dư tài khoản ngân hàng vậy, để kiểm tra số dư tài khoản chứng khoán còn bao nhiêu thì cũng sẽ được tính phí theo phương thức xác nhận.

Và còn nhiều loại phí khác, nhưng trên đó là các mức phí cơ bản nhất mọi người nên nắm rõ khi giao dịch chứng khoán tại bất kỳ sàn giao dịch nào hiện nay ở Việt Nam.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Biểu phí giao dịch chứng khoán

Theo thông tư 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, CTCK không được phép thu quá 0,5% tổng giá trị giao dịch và không quy định tối thiểu. Dưới đây là bảng tổng hợp biểu phí giao dịch của các công ty chứng khoán (phí môi giới) của một số CTCK tại Việt Nam:

Công ty Thị phần Phí giao dịch (tổng giá trị giao dịch mỗi ngày trên một tài khoản)
VPS 13,24% Giao dịch trực tuyến: 0,2%
Giao dịch qua các kênh khác:

  • Dưới 100 triệu đồng: 0,3%
  • Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,27%
  • Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%
  • Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,22%
  • Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng: 0,2%
  • Từ 2 tỷ đồng trở lên: 0,15%
SSI 11,89% Giao dịch trực tuyến: 0,25%
Giao dịch qua các kênh khác:

  • Dưới 50 triệu đồng: 0,4%
  • Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng: 0,35%
  • Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 0,3%
  • Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25%
HSC 8,23% Giao dịch trực tuyến: 0,2%

Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15%

Giao dịch qua các kênh khác:

  • Dưới 100 triệu đồng: 0,35%
  • Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3%
  • Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%
  • Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%
  • Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%
VNDS 7,46% Giao dịch trực tuyến: 0,15%
Giao dịch qua các kênh khác:

  • Giao dịch độc lập: 0,2%
  • Giao dịch có hỗ trợ: 0,3%
  • Giao dịch qua môi giới: 0,35%
VCSC 5,62% 0,15% đến 0,35%
MAS 4,41% Giao dịch trực tuyến: 0,15%
Giao dịch qua các kênh khác:

  • Dưới 100 triệu đồng: 0,25%
  • Từ 100 triệu đồng trở lên: 0,2%
MBS 4,07% Giao dịch trực tuyến: 0,12%
Giao dịch qua các kênh khác:

  • Dưới 100 triệu đồng: 0,3% – 0,35%
  • Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3% – 0,325%
  • Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% – 0,3%
  • Từ 500 đến dưới 700 triệu đồng: 0,2% – 0,25%
  • Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,15% – 0,2%
  • Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%
TCBS 3,6% 0,1% trên tất cả các kênh giao dịch
Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075%
FPTS 3,46%
  • Dưới 200 triệu đồng: 0,15%
  • Từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,14%
  • Từ 1 đến dưới 3 tỷ đồng: 0,13%
  • Từ 3 đến dưới 5 tỷ đồng: 0,12%
  • Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng: 0,11%
  • Từ 10 đến dưới 15 tỷ đồng: 0,1%
  • Từ 15 đến dưới 20 tỷ đồng: 0,09%
  • Từ 20 tỷ đồng trở lên: 0.08%
BCS 3,25% Gói tư vấn đầu tư online: 0,18%
Gói chuyên gia tư vấn: 0,2%

Bảng thông tin biểu phí được cập nhật năm 2022

Phí giao dịch chứng khoán công ty nào thấp nhất?

Vì hiện nay chỉ quy định mức trần chứng khoán là 0,5% trên trên tổng số tiền giao dịch trong ngày và quy định mức sàn đã bị loại bỏ tạo điều kiện cho các công ty cạnh tranh với nhau, giảm mức phí giao dịch chứng khoán rẻ nhất có thể để thu hút khách hàng.

Thực tế thì thì không có công ty chứng khoán nào áp dụng mức phí là 0,5% vì mức phí này được xem là quá cao so với mặt bằng chung của thị trường. Mức phí giao dịch chủ yếu dao động trong khoảng từ 0.1% đến 0.35%, mức phí này được đa số các công ty chứng khoán áp dụng.

Mức phí 0.1% được xem là mức phí giao dịch chứng khoán thấp nhất, rẻ nhất hiện nay. Mức phí này áp dụng cho khách hàng giao dịch trực tuyến và không có nhân viên môi giới hỗ trợ.

10.000 cp x 100.000 đ/cp = 1 tỷ đồng

Với mức phí 0.10% thì số tiền phí bạn phải trả là 1 triệu đồng

Với mức phí 0.15% thì số tiền phí bạn phải trả là 1,5 triệu đồng

Với mức phí 0.20% thì số tiền phí bạn phải trả là 2 triệu đồng

Rõ ràng bạn có thể tiết kiệm cả triệu đồng mỗi lần giao dịch nếu chọn mức phí thấp nhất.

Công ty chứng khoán nào đang miễn phí giao dịch?

phí giao dịch chứng khoán

Khi có biểu phí của các công ty thì Infina đương nhiên biết sẽ có một số nhà đầu tư xuất hiện câu hỏi: “Liệu có công ty chứng khoán miễn phí giao dịch trọn đời không?” Không phải là miễn phí theo giai đoạn hoặc theo các chương trình khuyến mãi mà là miễn phí giao dịch chứng khoán trọn đời.

  • DNSE đang tiên phong ứng dụng mô hình “Freemium” (Free & Premium) từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới, trở thành xu hướng của các sản phẩm số hiện nay. Và DNSE là Là doanh nghiệp Việt đầu tiên áp dụng miễn phí trọn đời không kèm bất cứ một điều kiện ràng buộc nào về giá trị tài khoản lớn hay nhỏ. Trên nền tảng giao dịch Entrade X của DNSE, nhà đầu tư không mất chi phí nào cho mỗi lần mua – bán hay chuyển tiền chứng khoán. Khách hàng có các nhu cầu nâng cao (“premium”) như ký quỹ (vay margin), lưu ký hay ứng trước tiền sẽ phải trả một khoản phí riêng.
  • Thành viên thứ hai là Công ty chứng khoán APEC, APEC là tên gọi tắt của công ty chứng khoán châu Á – TBD, được thành lập vào năm 2006. Công ty chứng khoán APEC vừa công bố chương trình mở tài khoản mới giao dịch miễn phí trọn đời dành cho khách hàng kể từ ngày 8/3/2021.

Ngoài ra, khi bạn mua cổ phiếu trực tiếp trên app Infina với chứng khoán lô lẻ, bạn cũng sẽ được miễn phí giao dịch.

Tổng kết

Qua bài viết trên, Infina đã cung cấp thông tin chi tiết nhất để giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc về các loại phí trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể so sánh biểu phí giao dịch chứng khoán của các công ty, chọn công ty chứng khoán có chi phí giao dịch thấp, phí dịch vụ công ty nào rẻ nhất? Công ty chứng khoán nào miễn phí giao dịch?

Infina hy vọng, với thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác và đúng đắn nhất, giúp nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản tiền lớn trên thị trường chứng khoán.

Xem thêm:

The post Các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định phải biết (phần 2) appeared first on Infina Blog.

]]>
Các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định phải biết (phần 1) https://infina.vn/blog/cac-loai-phi-giao-dich-chung-khoan-nhat-dinh-phai-biet-phan-1/ Wed, 11 May 2022 07:29:16 +0000 http://infina.vn/blog/?p=6615 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/cac-loai-phi-khi-giao-dich-chung-khoan.jpg

Khi các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch, họ luôn quan tâm “giao dịch chứng khoán có mất phí không?” và so sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty. Đối với một số nhà đầu tư thì không xem trọng và để ý đến phí này lắm, họ cho rằng các […]

The post Các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định phải biết (phần 1) appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/cac-loai-phi-khi-giao-dich-chung-khoan.jpg

Khi các nhà đầu tư bắt đầu giao dịch, họ luôn quan tâm “giao dịch chứng khoán có mất phí không?” và so sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty. Đối với một số nhà đầu tư thì không xem trọng và để ý đến phí này lắm, họ cho rằng các loại phí phải trả khi đầu tư chứng khoán này nhỏ và không đáng kể. Thực tế, nếu chọn đúng công ty với số tiền giao dịch hàng tỷ trở lên, mỗi năm các nhà đầu tư cũng sẽ tiết kiệm được hàng chục triệu đồng thuế và phí khi giao dịch chứng khoán.

Hôm nay Infina sẽ cho các bạn biết tất tần tật về các loại phí trong giao dịch chứng khoán nhé!

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch thành công (khớp lệnh mua và bán) trên cơ sở sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán đó. Bởi vậy nên khoản phí này đôi khi còn được gọi là phí môi giới chứng khoán.

phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch được tính theo phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Mức phần trăm bao nhiêu là do công ty chứng khoán quy định và được điều chỉnh dựa trên độ lớn của tổng giá trị giao dịch trong ngày và vị thế của khách hàng.

Với tổng số tiền giao dịch lớn thường có mức phí giao dịch thấp hơn, đặc biệt ở một số công ty chứng khoán, nhà đầu tư khi giao dịch có thể thương lượng, đàm phán với công ty đó để có mức phí giao dịch thấp hơn. Biểu phí giao dịch của các công ty chứng khoán sẽ khác nhau.

Trước đó theo điều chỉnh của Thông tư số 241/2016/TT-BTC mức phí giao dịch chứng khoán được quy định trong khung từ 0.15% – 0.5% trên tổng giao dịch. Việc bỏ mức sàn (tối thiểu) phí giao dịch tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán miễn phí giao dịch hoặc đưa ra mức phí thấp để cạnh tranh, điều này có lợi cho nhà đầu tư.

Các công ty chứng khoán như VPS, Mirae Asset, VNSC… đã từng áp dụng biểu phí giao dịch chứng khoán 0% trong thời gian ngắn hạn sau khi Thông tư 127/2018/TT-BTC được ban hành. Tuy nhiên, chính sách trên không được nhiều doanh nghiệp triển khai trong dài hạn, chỉ được triển khai trong một thời gian ngắn nhằm thu hút khách hàng.

Một số điểm quan trọng nhà đầu tư cần chú ý

phí giao dịch chứng khoán
Những điểm cần lưu ý về các loại phí giao dịch

Mức thu phí: Không được vượt quá mức 0.5% của giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay nằm trong khoảng 0.1% – 0.35%. Các công ty chứng khoán lâu năm thường có mức phí cao hơn các công ty mới. Nguyên nhân là do đã có số lượng khách hàng ổn định nên không cần giảm phí để thu hút khách hàng mới.

Phí được tính cả KHI MUA và cả KHI BÁN

khi mua cổ phiếu bạn cũng phải mất phí, khi bán bạn cũng phải mất phí.

Cũng với ví dụ trên khi bạn mua 1 tỷ đồng cổ phiếu Vietcombank (VCB) thì bạn phải trả 1 triệu đồng, khi bạn bán cổ phiếu này đi thì bạn phải trả thêm 1 triệu đồng (giả sử giá VCB đứng yên, không tăng không giảm). Vậy là sau 1 lượt mua và bán cổ phiếu VCB bạn mất 2 triệu đồng (đây là áp dụng cho mức phí thấp nhất là 0.1%).

Với mức phí 0.15% thì số tiền phí bạn phải trả là 3 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán.

Với mức phí 0.20% thì số tiền phí bạn phải trả là 4 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán.

Phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thực thu khi khớp lệnh thành công

Phí giao dịch được hệ thống tạm tính ngay khi bạn đặt lệnh và được hiển thị cùng với các thông số khác. Bạn chỉ mất phí khi khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc bạn hủy lệnh thì hệ thống sẽ hoàn lại tiền vào tài khoản của bạn.

Giao dịch càng nhiều tiền, mức phí càng rẻ hơn.

Tùy theo chiến lược kinh doanh mà phí giao dịch của các công ty chứng khoán khác nhau. Và phí giao dịch của khách hàng sẽ được tính tạm thời theo từng giao dịch riêng lẻ. Mức phí này vào cuối ngày sẽ được quyết toán lại dựa trên lịch sử giao dịch của khách hàng (tổng số tiền giao dịch trong ngày).

Ví dụ: Bạn mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại FPTS, nếu trong một ngày tổng số tiền bạn giao dịch:

Dưới 200 triệu đồng thì mức phí là 0.15%. Từ 10 tỷ đến 15 tỷ thì mức phí là 0.1%. Từ 20 tỷ trở lên thì mức phí là 0.08%

Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở

Cách tính phí giao dịch chứng khoán cơ sở sẽ gồm chứng khoán cơ sở mua với tiền của mình và sử dụng Margin (đòn bẩy tài chính):

Với nhà đầu tư không sử dụng Margin chứng khoán

Có nghĩa là bao nhiêu tiền thì giao dịch bấy nhiêu:

Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

Với nhà đầu tư sử dụng Margin (sử dụng đòn bẩy tài chính)

Phí mua = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK)

Phí bán = Phí công ty (tùy thuộc CTCK thu) + Lãi vay Margin + 0.027% (phí trả cho sở giao dịch CK) + 0.1% (thuế thu nhập cá nhân)

Công thức tính lãi vay Margin

– Công thức tính Lãi vay margin = Số ngày vay x Số tiền vay x mức lãi (tính theo ngày). Trong đó:

  • Số ngày vay: là số ngày được tính từ ngày sử dụng margin đến ngày bán cổ phiếu. Lưu ý số ngày vay tính cả ngày nghỉ và ngày lễ.
  • Số tiền vay: là khoản tiền vay, ví dụ tỷ lệ ký quỹ là 30%, nhà đầu tư có 30 triệu và công ty chứng khoán cho vay 70 triệu để mua cổ phiếu, thì 70 triệu là số tiền vay.
  • Mức lãi: được tính theo biểu phí lãi margin chứng khoán, phí vay lãi margin tùy thuộc theo từng công ty chứng khoán thu.

Lãi Margin được miễn lãi/phí phạt 01 ngày lịch, Margin bắt đầu tính lãi/phí phạt từ ngày thứ 02 trở đi.

Cách tính phí giao dịch chứng khoán phái sinh

chứng khoán phái sinh

Công thức tính các loại phí khi chơi chứng khoán phái sinh = Phí công ty + Phí sở + Phí sở qua đêm (chỉ phát sinh nếu để qua đêm) + Thuế

  • Phí công ty tùy theo mức thu của từng công ty chứng khoán.
  • Phí sở = 2.700/hđ
  • Thuế = 5.000-6.000/hđ
  • Phí sở qua đêm = 2.550/hđ/ngày
  • Phí quản lý VSD = 320.000 – 1.600.000/tháng. Đây là khoản phí đóng theo tháng.

Tạm kết

Như vậy các nhà đầu tư đã biết được các loại phí giao dịch chứng khoán và cách tính qua bài viết này. Hãy đón chờ phần tiếp theo mà Infina sẽ gửi đến các nhà đầu tư nhé.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định phải biết (phần 1) appeared first on Infina Blog.

]]>