cổ phiếu – Infina Blog https://infina.vn/blog Cung cấp kiến thức kinh tế, tài chính cá nhân mới nhất Thu, 20 Jun 2024 06:12:19 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/cropped-logo-infina-tab-1-32x32.jpg cổ phiếu – Infina Blog https://infina.vn/blog 32 32 VN30 là gì? Hiểu rõ về chỉ số đại diện cho 30 cổ phiếu hàng đầu https://infina.vn/blog/vn30-la-gi/ Thu, 02 Nov 2023 07:45:11 +0000 http://infina.vn/blog/?p=5449 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/03/chi-so-vn30-la-gi.jpg

Bạn đã nghe qua thuật ngữ VN30 chưa? VN30 là danh sách gồm những mã cổ phiếu nào? Hãy hiểu rõ về chỉ số VN30 là gì trước khi tham gia thị trường chứng khoán. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn, hãy cùng Infina tìm hiểu nhé! Trước tiên, […]

The post VN30 là gì? Hiểu rõ về chỉ số đại diện cho 30 cổ phiếu hàng đầu appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/03/chi-so-vn30-la-gi.jpg

Bạn đã nghe qua thuật ngữ VN30 chưa? VN30 là danh sách gồm những mã cổ phiếu nào? Hãy hiểu rõ về chỉ số VN30 là gì trước khi tham gia thị trường chứng khoán. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn, hãy cùng Infina tìm hiểu nhé!

Trước tiên, hãy tìm hiểu về chỉ số VN-Index, một thuật ngữ cơ bản hơn cả VN30.

Chỉ số VN-Index là gì?

vn-index

VN-Index là chỉ số đại diện cho sàn HoSE và đo lường sự biến động của thị trường chứng khoán. Nó bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên HoSE. VN-Index được tính bằng phương pháp trọng số giá trị thị trường, dựa trên sức ảnh hưởng của từng cổ phiếu.

Ban đầu, VN-Index có giá trị cơ sở là 100 điểm và ngày đầu tiên thị trường hoạt động là 28/7/2000.

Công thức tính chỉ số VN-Index:

VN-Index = (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở) x 100

Chỉ số VN30 là gì?

vn30 là gì
Các mã cổ phiếu trong rổ VN30

VN30 là chỉ số chứng khoán được thành lập vào ngày 6/2/2012. Chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu đã niêm yết trên sàn chứng khoán HSX. Giá trị của 30 cổ phiếu này chiếm 4/5 (tương đương 80%) giá trị vốn hóa thị trường và 60% giá trị giao dịch trên thị trường.

VN30 cung cấp nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư và VN-Index vẫn tiếp tục tồn tại. Dựa trên VN30, nhà đầu tư có thể xác định các doanh nghiệp hàng đầu trong một lĩnh vực cụ thể, từ đó nhận biết xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Danh sách các mã cổ phiếu VN30 có mặt tại Việt Nam

STT Mã CK Tên công ty
1 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
2 BID Nhân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3 BVH Tập đoàn Bảo Việt
4 CTG Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
5 FPT Công ty Cổ phần FPT
6 GAS Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần
7 GVR Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
8 HDB Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển TPHCM
9 HPG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
10 KDH Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền
11 MBB Ngân hàng Quân đội
12 MSN Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San
13 MWG Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động
14 NVL Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va
15 PDR Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt
16 PLX Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
17 PNJ Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận
18 POW Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
19 SAB Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
20 SSI Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
21 STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
22 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
23 TPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
24 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
25 VHM Công ty Cổ phần Vinhomes
26 VIC Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần
27 VJC Công ty Cổ phần Hàng không VietJet
28 VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
29 VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
30 VRE Công ty Cổ phần Vincom Retail

Công thức tính VN30 là gì?

vn30 là gì

Rổ VN30 được HOSE đánh giá định kỳ hai lần trong năm, vào tháng 1 và tháng 7. Công thức tính chỉ số VN30 như sau:

VN30–INDEX = CMV/BMV
CMV = ΣiN x 100 = P1i*Q1i*f1i*c1i
BMV = ΣNi = P0i*Q0i*f0i*c0i

Trong đó:

  • CMV: Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại.
  • BMV: Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở.
  • P1i: Mức giá của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
  • Q1i: Số lượng cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
  • P0i: Mức giá của cổ phiếu tại thời điểm cơ sở.
  • Q0i: Khối lượng cổ phiếu tại thời điểm cơ sở.
  • f1i: Tỷ lệ cổ phiếu tự do (free-float) trên thị trường.
  • C1i: Hệ số để giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu i, không vượt quá 10%.

Mua cổ phiếu VN30 có những rủi ro gì?

rủi ro

Với những đặc điểm về giá trị vốn hóa và tính thanh khoản cao, có nên đầu tư cổ phiếu VN30 không? Đây chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều người. Thị trường chứng khoán có hàng nghìn mã cổ phiếu, việc lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp không hề đơn giản. Trong danh sách cổ phiếu VN30, nhà đầu tư cần hiểu rõ những yếu tố sau, trước khi quyết định rót vốn:

  • Tính rủi ro: Cổ phiếu VN30 vẫn tiềm ẩn rủi ro khi quyết định đầu tư. Bởi, sự cạnh tranh và phát triển của nhiều doanh nghiệp trên thị trường, khiến cổ phiếu trong nhóm VN30 vẫn có nguy cơ tụt hạng. Đồng thời doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu sụt giảm.
  • Giá thành cao: Giá cổ phiếu VN30 được đánh giá là nhóm blue chip, có tính thanh khoản cao, thu hút nhiều nhà đầu tư. Do vậy, giá cổ phiếu nhóm VN30 khá cao, các nhà đầu tư cần cân nhắc về ngân sách tài chính để quyết định có nên mua hay không?
  • Tốc độ tăng trưởng: Cổ phiếu VN30 có tốc độ tăng trưởng ổn định nhưng chậm và không mang lại nhiều bứt phá thu về lợi nhuận cao. Do vậy, nếu mua cổ phiếu VN30, bạn cần xác định đầu tư dài hạn thì mới mang lại lợi nhuận lớn. Việc đầu tư lướt sóng vào nhóm VN30 sẽ không phù hợp.

Ý nghĩa của VN30 là gì?

vn30

Mô tả hiệu suất của cổ phiếu có thanh khoản và giá trị vốn hóa cao

Cổ phiếu trong VN30, với lượng thanh khoản và giá trị vốn hóa cao, thường đại diện cho các công ty bluechip và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư dài hạn và đầu tư ngoại hối. Đây là nhóm cổ phiếu của các công ty lớn, có tài chính ổn định và hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Mô tả doanh nghiệp đứng đầu ngành của lĩnh vực

Các cổ phiếu trong VN30 thường là những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực của mình. Chúng được chọn lựa khắt khe dựa trên nhiều tiêu chí, và việc điều chỉnh tỷ lệ free-float của cổ phiếu cho thấy hiệu suất nội tại của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành. Các doanh nghiệp không hoạt động hiệu quả có thể bị loại khỏi VN30 và bị thay thế bởi các doanh nghiệp tốt hơn trong ngành.

Mô tả sự quan tâm của khối đầu tư dành cho lĩnh vực trọng điểm

Sự quan tâm của các nhóm đầu tư thường di chuyển theo thời gian và tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm. VN30 thường trải qua sự thay đổi thường xuyên, khi các cổ phiếu có tín hiệu giảm tính thanh khoản bị loại khỏi nhóm. Điều này cho thấy các nhóm đầu tư cổ phiếu có thể chuyển dịch sang các lĩnh vực khác hoặc các doanh nghiệp trong cùng ngành nhưng có hiệu suất tốt hơn.

3 bước chuẩn xác để chọn 30 cổ phiếu tốt trong rổ VN30 là gì?

vn30

Việc lựa chọn các cổ phiếu cho rổ VN30 tuân theo ba bước tiêu chuẩn sau:

Bước 1: Vốn hóa

Các cổ phiếu được sắp xếp theo giá trị vốn hóa hàng ngày bình quân trong 6 tháng chưa điều chỉnh free-float. 50 cổ phiếu có giá trị vốn hóa cao nhất sẽ được chọn và từ đó lựa chọn ra nhóm tốt nhất gồm 30 cổ phiếu.

Bước 2: Free-Float

Tỷ lệ free-float là tỷ lệ khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Cổ phiếu có tỷ lệ free-float <= 5% sẽ bị loại.

Bước 3: Thanh khoản

Các cổ phiếu còn lại sau bước 2 được sắp xếp theo giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trong 6 tháng giảm dần. 20 cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất sẽ được chọn vào VN30. Các cổ phiếu ở vị trí từ 21 đến 40 được xem xét dựa trên thứ tự ưu tiên, ưu tiên các cổ phiếu cũ trước rồi mới đến các cổ phiếu mới để đảm bảo tính ổn định của chỉ số.

Danh sách VN30 sẽ được công bố trên trang web chính thức của sàn HOSE vào ngày thứ Hai, tuần thứ Tư của tháng 1 và tháng 7 hàng năm.

Kết luận

VN30 là chỉ số chứng khoán đại diện cho 30 cổ phiếu hàng đầu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Đây là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực đầu tư và thị trường chứng khoán. VN30 thường gồm những công ty lớn, có vốn hóa và thanh khoản cao, đại diện cho các ngành trọng điểm. Bằng cách theo dõi VN30, nhà đầu tư có thể nắm bắt xu hướng thị trường và tìm ra các cơ hội đầu tư hợp lý.

Xem thêm:

The post VN30 là gì? Hiểu rõ về chỉ số đại diện cho 30 cổ phiếu hàng đầu appeared first on Infina Blog.

]]>
Cổ phiếu midcap là gì? Cần lưu ý gì khi đầu tư cổ phiếu này? https://infina.vn/blog/midcap-la-gi/ Fri, 25 Aug 2023 10:30:01 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11251 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/phan-biet-co-phieu-midcap-va-penny.jpg

Trong các loại cổ phiếu, chắc hẳn các bạn đã nghe qua cổ phiếu midcap trong thị trường chứng khoán. Vậy cổ phiếu midcap là gì? Cổ phiếu midcap có gì cần lưu ý khi đầu tư? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé! Cổ phiếu midcap là gì? Cổ phiếu midcap là […]

The post Cổ phiếu midcap là gì? Cần lưu ý gì khi đầu tư cổ phiếu này? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/phan-biet-co-phieu-midcap-va-penny.jpg

Trong các loại cổ phiếu, chắc hẳn các bạn đã nghe qua cổ phiếu midcap trong thị trường chứng khoán. Vậy cổ phiếu midcap là gì? Cổ phiếu midcap có gì cần lưu ý khi đầu tư? Cùng Infina tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cổ phiếu midcap là gì?

Cổ phiếu midcap là cách gọi chung của nhóm những cổ phiếu được phát hành bởi các công ty, doanh nghiệp có vốn trung bình từ 1.000 tỷ – 10.000 tỷ đồng.

Các công ty phát hành cổ phiếu midcap thường là các công ty trẻ, đang phát triển và có tiềm năng tăng trưởng cao trên thị trường chứng khoán.

khái niệm cổ phiếu midcap

Ưu điểm

Đây là loại cổ phiếu được ưa chuộng của các nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán cơ sở. Chúng mang những ưu điểm vượt trội sau:

  • Thuộc nhóm cổ phiếu an toàn cao bởi được phát hành bởi các doanh nghiệp có vốn hóa tương đối lớn.
  • Nhóm cổ phiếu này đem đến lợi nhuận hấp dẫn hơn so với nhóm Bluechip.
  • Phân khúc giá cổ phiếu midcap tương đối mềm.
  • Tính thanh khoản cao khi sở hữu loại cổ phiếu này.

Nhược điểm 

Mặc dù là nhóm cổ phiếu được ưa chuộng và có lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, biến động ở thị trường này luôn không thể dự đoán được. Chính vì thế, khi đầu tư vào nhóm Midcap, các nhà đầu tư cần chú ý đến 2 nhược điểm của cổ phiếu midcap.

  1. Mức độ rủi ro cao hơn nhóm cổ phiếu blue chip.
  2. Vốn hóa nhỏ nên dễ bị “lái” khi thị trường có biến động hơn so với nhóm large cap.

Lưu ý khi đầu tư nhóm cổ phiếu midcap là gì?

Đối với nhà đầu tư mới và ít kinh nghiệm khi tham gia đầu tư nhóm cổ phiếu midcap có thể dễ dàng sinh lợi, nhưng cũng cần lưu ý những đặc điểm riêng loại cổ phiếu này. Bên cạnh đó, bạn nên theo dõi sát sao biến động từ thị trường chứng khoán chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

midcap là gì

Midcap là nhóm cổ phiếu sở hữu ưu điểm về giá, tiềm năng tăng trưởng và tính thanh khoản trên thị trường. Mặc dù nhóm cổ phiếu này cũng có nhiều rủi ro, nhà đầu tư nên xem xét các mẹo sau để đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình.

  • Chọn thời gian đầu tư dài hạn với loại cổ phiếu an toàn cao. Bởi các doanh nghiệp cần thời gian dài để tăng trưởng. 
  • Đừng bao giờ để tất cả quả trứng vào cùng một giỏ khi đầu tư. Hãy đầu tư nhiều mã cổ phiếu và cân đối tài chính phù hợp. Việc này giảm bớt rủi ro khi thị trường biến động sụt giảm.

Xem thêm: Đừng bao giờ bỏ hết trứng vào một giỏ. Đúng hay sai?

midcap là gì

  • Không vay tiền đầu tư chứng khoán. Hãy dùng tiền để sinh lời chứ đừng mua nợ vào người.
  • Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp, nhà phát hành cổ phiếu midcap. Quan trọng nhất là đọc báo cáo kết quả kinh doanh và thông tin về doanh nghiệp thường xuyên.
  • Tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ. Tránh để thị trường dẫn dắt, khiến bạn khó đối phó với biến động xấu của thị trường.

Xem thêm: Khi giá thị trường chứng khoán “đỏ”, các nhà đầu tư nên làm gì là sáng suốt nhất?

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán đơn giản, trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán ngay trên app Infina và thoải mái giao dịch với hàng loạt tính năng mới, giao diện thân thiện với người dùng.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Kết luận

Dựa theo bài viết trên, bạn đã hiểu được cổ phiếu Midcap là gì. Điểm mấu chốt của việc đầu tư vào midcap là sự cân nhắc giữa tiềm năng sinh lời và mức độ rủi ro, do sự biến đổi nhanh chóng của thị trường chứng khoán.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post Cổ phiếu midcap là gì? Cần lưu ý gì khi đầu tư cổ phiếu này? appeared first on Infina Blog.

]]>
Hệ số Beta là gì? Tất tần tật về chỉ số Beta trong chứng khoán https://infina.vn/blog/he-so-beta/ Fri, 25 Aug 2023 08:47:56 +0000 http://infina.vn/blog/?p=8603 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/06/He-so-beta-la-gi.jpg

Khi bước vào thị trường chứng khoán, chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ hệ số Beta nhưng không biết khái niệm và ý nghĩa của nó là gì. Vậy thì hôm nay hãy cùng Infina tìm hiểu hệ số Beta là gì cùng ý nghĩa của hệ số Beta này nhé! Hệ số […]

The post Hệ số Beta là gì? Tất tần tật về chỉ số Beta trong chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/06/He-so-beta-la-gi.jpg

Khi bước vào thị trường chứng khoán, chắc hẳn bạn đã nghe qua thuật ngữ hệ số Beta nhưng không biết khái niệm và ý nghĩa của nó là gì. Vậy thì hôm nay hãy cùng Infina tìm hiểu hệ số Beta là gì cùng ý nghĩa của hệ số Beta này nhé!

Hệ số Beta là gì?

Hệ số Beta là hệ số phản ánh sự biến động của một tài sản trong thị trường của một ngành. Hệ số Beta trong chứng khoán có thể được hiểu là mức độ biến động của một chứng khoán cụ thể hoặc một danh mục đầu tư so với thị trường chứng khoán.

Cách tính chỉ số Beta trong chứng khoán

công thức tính hệ số beta

Beta = Covar (Re, Rm) / Var (Rm)

Trong đó:

  • Re: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
  • Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường.
  • Var (Rm): Phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán.
  • Covar (Re, Rm): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ suất sinh lời của chứng khoán.

Tỷ suất sinh lời của thị trường được tính như sau:

R = (P1 – P0) / P0

Trong đó:

  • P1: Giá đóng cửa điều chỉnh của phiên giao dịch đang xét.
  • P0: Giá đóng cửa điều chỉnh của phiên giao dịch trước đó.

Công thức xác định chỉ số Beta chứng khoán có thể rất khó đối với những ai không chuyên về ngành tài chính. Tuy vậy các nhà đầu tư không phải quá lo lắng về chỉ số Beta, vì đa số các công ty chứng khoán lớn đều cung cấp chỉ số Beta.

Xem thêm: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu hiệu quả

Ý nghĩa của từng hệ số Beta

Hệ số beta

Trường hợp đầu tiên:

Hệ số β= 0: Sự biến động của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với sự biến động của thị trường.

Trường hợp thứ 2:

Hệ số β < 0: Chứng khoán có biến động ngược chiều so với thị trường.

Trường hợp thứ 3:

ý nghĩa chỉ số beta

Hệ số β > 0 sự biến động của thị trường có ảnh hưởng đến chứng khoán đó. Khi β > 0 sẽ có 3 trường hợp:

  • Nếu β = 1: Mức độ biến động của chứng khoán bằng với mức độ biến động của thị trường.
  • Nếu β < 1: Mức độ biến động của chứng khoán thấp hơn mức độ biến động của thị trường. Đồng nghĩa với việc chứng khoán ít bị thay đổi về giá do ảnh hưởng từ thị trường.
  • Nếu β > 1: Mức biến động của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường chứng khoán. Đồng nghĩa với việc tài sản này có mức độ sinh lời cao hơn đi kèm với rủi ro khá lớn.

Ví dụ:

  • Beta của cổ phiếu A = 1.2. Ta có thể hiểu là cổ phiếu có biến động cao hơn thị trường 20%.
  • Beta của cổ phiếu B = 3. Cổ phiếu B có mức biến động cao gấp 3 lần thị trường.

Ưu điểm của hệ số Beta là gì?

  • Hệ số Beta trong chứng khoán có thể giúp các nhà đầu tư dễ dàng hiểu tình hình thị trường trong thời điểm hiện tại, cổ phiếu đang nắm giữ có đi cùng hướng với thị trường không.
  • Đánh giá được mức độ biến động của cổ phiếu so với thị trường chung.
  • Hệ số Beta là tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAMP), được tính toán dựa trên phân tích hồi quy. Nhà đầu tư thông qua mô hình này sẽ biết được liệu tài sản đó được định giá thấp hay cao hơn giá trị thực của nó.

Nhược điểm

Hệ số Beta trong chứng khoán đo lường mức độ biến đổi của giá cổ phiếu so với biến đổi của thị trường chung. Tuy nhiên, hệ số beta cũng có một số nhược điểm cần được lưu ý:

  1. Nhạy cảm với thị trường: Beta chỉ đo lường mức độ tương quan giữa biến đổi của cổ phiếu và biến đổi của thị trường. Nó không thể dự đoán tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Các yếu tố cụ thể như tin tức doanh nghiệp, sự kiện ngành công nghiệp, hay thậm chí là sự biến đổi trong nội bộ của công ty có thể ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu mà không được phản ánh qua beta.
  2. Thay đổi với thời gian: Hệ số Beta không ổn định và có thể thay đổi theo thời gian. Điều này có nghĩa rằng mức độ biến đổi của cổ phiếu so với thị trường có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, việc sử dụng beta để dự đoán rủi ro trong tương lai có thể không luôn chính xác.
  3. Phụ thuộc vào phạm vi thời gian: Mức độ biến đổi của cổ phiếu so với thị trường được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử. Do đó, hệ số Beta có thể không phản ánh chính xác mức độ biến đổi trong các thời kỳ khác nhau, đặc biệt trong các giai đoạn biến đổi kinh tế hay thị trường.
  4. Không phản ánh rủi ro cụ thể của công ty: Chỉ số Beta không cho biết về các rủi ro cụ thể mà công ty đang đối mặt. Một công ty có thể có mức độ biến đổi thấp trong khi vẫn phải đối mặt với các vấn đề nội bộ như khủng hoảng quản lý, vấn đề tài chính, hoặc vụ kiện pháp lý.
  5. Không áp dụng cho các ngành khác nhau: Chỉ số Beta trong chứng khoán thường được tính toán và áp dụng cho các cổ phiếu trong cùng một thị trường hoặc ngành công nghiệp. Nó không phản ánh được mức độ biến đổi của cổ phiếu trong các ngành khác nhau, vì mỗi ngành có những yếu tố đặc thù riêng có thể ảnh hưởng đến biến đổi giá cổ phiếu.

App đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina để giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tại sao phải xem xét hệ số Beta?

hệ số beta lợi nhuận và rủi ro

Xem xét hệ số Beta trong đầu tư chứng khoán có một số lý do quan trọng:

  1. Đo lường rủi ro hệ thống: Beta cho bạn biết mức độ biến đổi của một cổ phiếu so với biến đổi của thị trường chung. Điều này giúp bạn đánh giá rủi ro hệ thống mà cổ phiếu đó mang lại. Cổ phiếu có beta cao hơn có khả năng biến đổi mạnh hơn khi thị trường biến đổi, trong khi cổ phiếu có beta thấp hơn có khả năng ổn định hơn.
  2. Xác định tính biến đổi của cổ phiếu: Beta cung cấp thông tin về tính biến đổi của cổ phiếu trong mối quan hệ với thị trường. Điều này giúp bạn hiểu được cách cổ phiếu có thể phản ứng trong các tình huống thị trường khác nhau.
  3. Lập kế hoạch đầu tư: Beta có thể giúp bạn xác định liệu một cổ phiếu có phù hợp với mục tiêu đầu tư và phong cách đầu tư của bạn hay không. Nếu bạn muốn đầu tư an toàn hơn, bạn có thể tìm kiếm các cổ phiếu có beta thấp hơn. Ngược lại, nếu bạn muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời cao hơn và chấp nhận rủi ro, bạn có thể xem xét các cổ phiếu có beta cao hơn.
  4. Hiểu về tương quan cổ phiếu và thị trường: Beta giúp bạn hiểu rõ hơn về tương quan giữa cổ phiếu và thị trường. Điều này có thể hỗ trợ bạn trong việc dự đoán cách cổ phiếu sẽ phản ứng trong các tình huống thị trường khác nhau.
  5. Quản lý danh mục đầu tư: Khi bạn xây dựng danh mục đầu tư, việc kết hợp các cổ phiếu với các hệ số beta khác nhau có thể giúp bạn tạo ra một danh mục cân đối về rủi ro và tiềm năng sinh lời.

Tóm lại, xem xét hệ số Beta là một phần quan trọng của việc đánh giá cổ phiếu và xây dựng chiến lược đầu tư. Tuy nhiên, nó cần được kết hợp với những thông tin khác và không nên là yếu tố duy nhất quyết định trong quá trình đầu tư.

Tổng kết

Qua bài viết này, Infina đã phân tích một cách chi tiết nhất về hệ số Beta đến các nhà đầu tư. Hãy lưu ý và cập nhật thường xuyên chỉ số này để biết được mức độ rủi ro về tài sản của mình đang đầu tư so với sự biến động của thị trường như thế nào để có những chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.

Bạn đã từng áp dụng hệ số này trong đầu tư chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post Hệ số Beta là gì? Tất tần tật về chỉ số Beta trong chứng khoán appeared first on Infina Blog.

]]>
Cổ phiếu là gì? Cơ hội đầu tư hấp dẫn mà cổ phiếu mang đến là gì? https://infina.vn/blog/co-phieu-la-gi/ Wed, 23 Aug 2023 10:10:21 +0000 http://infina.vn/blog/?p=6507 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/dau-tu-co-phieu-la-gi.jpg

Ngày nay, nhà đầu tư (NĐT) chắc chắn không còn xa lạ gì với cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu là một tài sản rất đặc biệt và nó mang lại nguồn đầu tư tiềm năng giúp NĐT có thêm nguồn thu nhập thứ 2. Tuy nhiên, khi tham gia thị trường […]

The post Cổ phiếu là gì? Cơ hội đầu tư hấp dẫn mà cổ phiếu mang đến là gì? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/dau-tu-co-phieu-la-gi.jpg

Ngày nay, nhà đầu tư (NĐT) chắc chắn không còn xa lạ gì với cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu là một tài sản rất đặc biệt và nó mang lại nguồn đầu tư tiềm năng giúp NĐT có thêm nguồn thu nhập thứ 2. Tuy nhiên, khi tham gia thị trường chứng khoán bạn cần hiểu rõ cổ phiếu là gì? Làm thể nào định giá cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao? Cùng Infina trả lời các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán do các công ty cổ phần phát hành, mỗi một cổ phiếu sẽ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người mua cổ phiếu đối với doanh nghiệp phát hành. Khi đó, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông và có thể được chia cổ tức (không cố định) phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ phiếu đại diện cho một phần vốn mà doanh nghiệp phát hành để giao cho các cổ đông.

cổ phiếu

Ngoài ra, cổ phiếu có thể chuyển nhượng qua nhiều hình thức khác nhau điển hình như: Trao tặng, thừa kế, thế chấp, cầm cố hoặc mua bán tại các sàn giao dịch chứng khoán. Giá trị và mệnh giá cổ phiếu được xác định dựa trên tiền tệ mà mỗi cổ đông đặt vào.

Cổ phiếu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường, tức là sự tương tác giữa nguồn cung và cầu của cổ phiếu trên sàn giao dịch. Đồng thời, giá trị cổ phiếu cũng phụ thuộc vào tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.

Thông thường, cổ phiếu sẽ có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, mã số của doanh nghiệp và địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
  • Các loại và số lượng loại cổ phần.
  • Mệnh giá cổ phần và tổng mệnh giá được in trên mỗi cổ phiếu.
  • Ngày phát hành cổ phiếu và sổ đăng ký cổ đông.
  • Các thông tin cá nhân như: Họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, CCCD/hộ chiếu/CMND của cổ đông.
  • Tóm tắt các thủ tục về chuyển nhượng cổ phần.
  • Chữ ký của người đại diện hợp pháp và con dấu của công ty nếu có.
  • Một số nội dung khác theo quy định tại điều 118, 117, 116 của Luật doanh nghiệp hiện hành.

Ví dụ về hoạt động đầu tư cổ phiếu: NĐT đang có 3.000 cổ phiếu với giá trị tại thời điểm phát hành là 40.000 đồng/cổ phiếu. Vậy giá trị cổ phiếu sẽ là: 3.000 * 40.000 = 120.000.000 đồng.

1 Cổ phiếu giá bao nhiêu?

Giá của một cổ phiếu có thể thay đổi rất nhiều, từ vài nghìn đồng đến vài trăm nghìn hoặc thậm chí hơn thế. Giá của một cổ phiếu được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tình hình tài chính của công ty.
  • Lợi nhuận của công ty.
  • Tiềm năng tăng trưởng của công ty.
  • Lạm phát.
  • Lãi suất.
  • Trạng thái của nền kinh tế.
  • Tâm lý thị trường.

Một cổ phiếu có thể có giá cao nếu công ty có tình hình tài chính tốt, lợi nhuận cao, tiềm năng tăng trưởng lớn và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, một cổ phiếu cũng có thể có giá thấp nếu công ty có tình hình tài chính kém, lợi nhuận thấp, tiềm năng tăng trưởng thấp và không được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Trước khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ về công ty và thị trường chứng khoán để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Các loại cổ phiếu phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có hai loại cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay, đó là:

1. Cổ phiếu thường (cổ phiếu phổ thông)

Cổ phiếu thường là hình thức mà NĐT có quyền dự cuộc họp đại hội cổ đông và có quyền được tham gia biểu quyết trong những buổi họp cần thiết của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Những cổ đông sở hữu cổ phiếu thường có quyền tự do chuyển nhượng cổ phiếu và được hưởng cổ tức theo giá trị cổ phiếu đang nắm giữ phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh có lãi hay không.
  • Đặc biệt, với trường hợp doanh nghiệp đó phá sản thì người sở hữu CP thường sẽ nhận được cổ tức sau cùng.

Xem thêm: Cổ phiếu ESOP là gì? NĐT có nên mua cổ phiếu ESOP không?

2. Cổ phiếu ưu đãi là gì?

Cổ phiếu ưu đãi sẽ có nhiều mặt ưu điểm và hạn chế hơn so với cổ đông thường. Cổ phiếu ưu đãi là hình thức mà NĐT sẽ được hưởng lợi ích khác nhau theo từng loại. 3 loại phổ biến là: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại, ưu đãi biểu quyết. Cụ thể:

  • Người sở hữu loại cổ phiếu ưu đãi không có quyền tham gia vào việc kiểm soát hay biểu quyết trong hoạt động của công ty.
  • Ưu điểm của Cổ phiếu ưu đãi hơn so với cổ phiếu thường đó là NĐT được hưởng lợi nhuận cổ tức ổn định.
  • Khi doanh nghiệp xảy ra tình trạng phá sản, NĐT này sẽ được hưởng cổ tức đầu tiên.

3. Cổ phiếu thưởng là gì?

Cổ phiếu thưởng (bonus shares), còn được gọi là cổ phiếu tặng thêm, là một dạng cổ phiếu mà công ty phát hành cho cổ đông hiện tại mà không yêu cầu họ phải trả tiền để mua thêm. Cổ phiếu thưởng thường được phát hành dựa trên số lượng cổ phiếu mà cổ đông đã nắm giữ.

Cổ phiếu thưởng không tạo ra bất kỳ tín hiệu gì về giá trị thực sự của công ty, mà chúng thường được xem xét như một cách để chia sẻ lợi nhuận hoặc tài sản đã tăng giá trị với cổ đông hiện tại. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thưởng có thể làm tăng số lượng cổ phiếu trong thị trường, có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông thường và thị trường tổng thể.

Mục đích phát hành cổ phiếu thưởng có thể bao gồm:

  1. Chia sẻ lợi nhuận: Công ty có thể phát hành cổ phiếu thưởng để chia sẻ lợi nhuận tới cổ đông hiện tại mà không tạo áp lực về tài chính để họ phải mua thêm cổ phiếu.
  2. Tăng cường thanh khoản: Việc phát hành cổ phiếu thưởng có thể làm tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường, tạo ra thêm thanh khoản và tính linh hoạt cho cổ phiếu.
  3. Tạo động lực cho cổ đông: Cổ phiếu thưởng có thể được sử dụng để tạo động lực cho cổ đông hiện tại tiếp tục đầu tư vào công ty và duy trì lợi ích trong thời gian dài.

Xem thêm: Bán khống trong chứng khoán là gì? Có hợp pháp không?

Một số loại cổ phiếu khác

cổ phiếu penny

1. Cổ phiếu Penny là gì?

Cổ phiếu Penny là cổ phiếu thường được giao dịch trong thị trường chứng khoán với giá rất thấp, thông thường mức giá dưới 10.000đ, đồng thời vốn hóa thị trường của loại cổ phiếu này cũng rất thấp.

Cổ phiếu Penny có giá trị thấp do vậy thường được phát hành bởi những doanh nghiệp nhỏ và niêm yết trên các sàn giao dịch có quy mô không lớn. Tuy nhiên vì có giá trị thấp mà cổ phiếu Penny có thể mang đến lợi nhuận rất khủng cho NĐT nhưng rủi ro cũng cao đấy.

Do các doanh nghiệp nhỏ cũng cần huy động vốn nên việc phát hành cổ phiếu Penny là để hỗ trợ vốn vào hoạt động kinh doanh sản xuất. Việc phát hành cổ phiếu này sẽ là đòn bẩy để các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội sớm được bước lên các sàn giao dịch lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu này thường có tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh không đảm bảo, có thể gian lận hoặc dễ bị phá sản.

2. Cổ phiếu quỹ là gì?

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do các Công ty cổ phần (CTCP) phát hành sau đó cũng được chính Công ty cổ phần dùng vốn hợp pháp mua lại và nắm giữ. Khi đó, số cổ phiếu mua lại này sẽ không được tính vào số lượng cổ phiếu quỹ mà CTCP đó đang lưu hành trên thị trường.

Một công ty mua lại cổ phiếu của mình từ cổ đông hiện tại và chuyển chúng thành cổ phiếu quỹ, thì lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường sẽ giảm xuống. Quỹ cổ phiếu thường được sử dụng như một công cụ tài chính để kiểm soát lượng cổ phiếu lưu hành và quản lý giá cổ phiếu.

Đặc điểm của cổ phiếu quỹ như sau:

  • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu quỹ sẽ không có quyền biểu quyết đồng thời không được chi trả cổ tức và không thể mua thêm số cp mới.
  • Doanh nghiệp chỉ được nắm giữ số lượng cổ phiếu quỹ theo quy định.

Xem thêm: Cổ phiếu midcap là gì? Ưu và nhược điểm của cổ phiếu Midcap là gì?

Đặc điểm của cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu có các đặc điểm cơ bản sau:

  • Tính rủi ro: Cổ phiếu là một loại tài sản có tính rủi ro cao, vì giá cổ phiếu có thể biến động mạnh và nhà đầu tư có thể bị lỗ nếu giá cổ phiếu giảm.
  • Tính thanh khoản: Cổ phiếu có tính thanh khoản cao, nghĩa là nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
  • Tính vĩnh viễn: Cổ phiếu là một loại tài sản vĩnh viễn, nghĩa là nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu trong thời gian dài.
  • Tính đòn bẩy tài chính: Cổ phiếu có tính đòn bẩy tài chính cao, nghĩa là nhà đầu tư có thể sử dụng cổ phiếu để vay tiền từ ngân hàng để đầu tư vào các tài sản khác.

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Điểm giống nhau

  • Là phương thức để công ty phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn.
  • Là loại chứng khoán xác nhận lợi ích và quyền hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của doanh nghiệp phát hành.
  • Có thể trao đổi, mua bán giao dịch, chuyển nhượng cầm cố, thừa kế,…
  • Thể hiện qua chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc trên dữ liệu điện tử.
  • Có thể được nhận lãi.

Điểm khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu là gì?

Đặc điểm Cổ phiếu Trái phiếu
Về bản chất Chứng chỉ hay bút toán đều ghi nhận quyền sở hữu với một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp, cp làm tăng vốn cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Chứng chỉ ghi nợ của chủ thể phát hành và quyền sở hữu với một phần vốn vay của chủ sở hữu, trái phiếu không làm tăng vốn cho chủ sở hữu doan nghiệp.
Chủ thể có quyền phát hành Công ty cổ phần. Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn, chính phủ.
Tư cách chủ sở hữu Người nắm giữ trái phiếu công ty được coi là cổ đông trong công ty cổ phần. Người sở hữu trái phiếu được coi là chủ nợ của công ty, không phải cổ đông hoặc thành viên công ty.
Quyền lợi của chủ sở hữu Cổ đông công ty cổ phần sẽ nhận được quyền lợi dựa trên loại cổ phiếu sở hữu và phân chia lợi nhuận theo tình hình kinh doanh của công ty. Người sở hữu trái phiếu công ty nhận được lãi định kỳ. Lãi suất này ổn định và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành.
Thời gian sở hữu Cổ phiếu không có ngày đáo hạn và không có cam kết trả vốn gốc Trái phiếu có ngày đáo hạn và công ty phải trả vốn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu.

Tại sao nên đầu tư cổ phiếu?

cổ phiếu

Cổ phiếu thường có xu hướng phục hồi sau các đợt điều chỉnh tăng giảm. Trung bình trong năm sẽ có từ 2 đến 3 đợt giá cổ phiếu sụt giảm từ 10% – 15%. Do đó nếu muốn kiếm lợi nhuận cao, bạn nên đầu tư dài hạn để tránh việc thua lỗ, việc tham gia thị trường lướt sóng là cực kỳ rủi ro, đặc biệt là người mới.

Xem thêm: Blue Chip là gì? TOP 10 mã cổ phiếu Blue Chip sinh lời mạnh mẽ

Lợi ích từ đầu tư cổ phiếu là gì?

1. Lợi nhuận có thể tăng đáng kể trong thời gian dài

Việc đầu tư cổ phiếu sẽ có lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc mua vàng. Bởi tốc độ phát triển trung bình của các doanh nghiệp trên thị trường dao động ít nhất là 20%/năm. Ngoài ra, cổ phiếu còn giúp bảo vệ tài sản tránh lạm phát trên thị trường.

Nếu lựa chọn những doanh nghiệp có tiềm lực phát triển tốt để mua cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ nhận được cổ tức khi công ty có lợi nhuận. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu được lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu với giá thấp, tạo ra chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Cổ phiếu trong thời gian dài sẽ có sự tăng trưởng rất mạnh, nó sẽ giúp bạn gia tăng tài sản nhanh chóng.

2. Chứng khoán là một kênh đầu tư linh hoạt

Sau khi đã hiểu cổ phiếu là gì thì khi đầu tư vào cổ phiếu sẽ không yêu cầu số tiền lớn để bắt đầu, ngược lại với lĩnh vực bất động sản. Chỉ cần vài triệu đồng, bạn đã có thể mua và bán cổ phiếu.

Xem thêm: Tận dụng 20 triệu để đầu tư chứng khoán hiệu quả không?

Tuy nhiên với app chứng khoán Infina sẽ hỗ trợ người dùng đầu tư chứng khoán một cách nhanh chóng. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch mua/bán trên nền tảng của ứng dụng đầu tư.

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp và trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Rủi ro khi mua cổ phiếu là gì?

  1. Rủi ro thị trường: Giá cổ phiếu có thể biến đổi mạnh mẽ và không thể đoán trước được. Thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội.
  2. Rủi ro công ty: Hiệu suất kinh doanh của công ty có thể không luôn tốt. Các công ty có thể gặp khó khăn tài chính hoặc thậm chí phá sản, dẫn đến giảm giá cổ phiếu.
  3. Rủi ro không đảm bảo lợi nhuận: Không có sự đảm bảo rằng bạn sẽ kiếm được lợi nhuận từ đầu tư vào cổ phiếu. Có thể có những khoảng thời gian cổ phiếu không tăng giá hoặc thậm chí giảm giá.
  4. Kiến thức và nghiên cứu: Để đầu tư thành công vào cổ phiếu, bạn cần hiểu biết về thị trường tài chính, phân tích cơ bản và kỹ thuật, cũng như nắm vững thông tin về các công ty mà bạn đầu tư.

Xem thêm: Giải thích vì sao FED tăng lãi suất thì giá cổ phiếu giảm đồng loạt ở tất cả thị trường

Cách mua cổ phiếu như thế nào?

cổ phiếu

Bước 1: Tìm hiểu nên mua cổ phiếu ở đâu

  • Tìm kiếm nhà môi giới chứng khoán để được tư vấn và cung cấp đầy đủ dịch vụ, tuy nhiên với cách này bạn sẽ phải tốn thêm chi phí giao dịch khi mua cp.
  • Mua trực tiếp tại công ty đang phát hành cổ phiếu. Với cách này, NĐT sẽ được mua với mức giá khá tốt nhưng đòi hỏi bạn phải đến tận nơi để mua, điều này sẽ gây khó khăn cho những nhà đầu tư ở xa.
  • Cách tối ưu chi phí nhất hiện nay là sử dụng sàn giao dịch trực tuyến hay ứng dụng chơi cổ phiếu. Bạn có thể dùng ngay trên điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nốt internet.

Bước 2: Tạo tài khoản giao dịch trên sàn chứng khoán yêu thích

  • Điền đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu khi thiết lập tài khoản chứng khoán. Để mở được tài khoản chứng khoán, bạn chỉ cần có CMND hoặc CCCD.
  • Nạp tiền vào tài khoản vừa tạo để bắt đầu thực hiện các giao dịch mua bán. Tùy thuộc vào sàn giao dịch bạn muốn đầu tư sẽ yêu cầu mức nạp tối thiểu khác nhau.

Bước 3: Chọn loại cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư

Sau khi đã hiểu được cổ phiếu là gì cùng các sàn giao dịch chứng khoán để mua cổ phiếu. Tuy nhiên trước khi thực hiện các giao dịch, bạn nên có danh sách các cổ phiếu muốn đầu tư để tiện theo dõi và cập nhật thông tin giá cả nhanh hơn. Chú ý nên nghiên cứu kỹ càng các thông tin về doanh nghiệp bạn muốn mua cổ phiếu như: vốn điều lệ của doanh nghiệp, bảng báo cáo hoạt động kinh doanh (quý, tháng, tuần) và lợi nhuận ròng,…

Bước 4: Đặt lệnh mua cổ phiếu 

Thông thường khi đầu tư cổ phiếu sẽ có 3 lệnh phổ biến dưới đây:

  • Lệnh giới hạn (Limit Order): là khi bạn đưa ra một mức giá cụ thể mà bạn muốn mua hoặc bán cổ phiếu và chỉ khi giá cổ phiếu đạt đến mức giá đó, lệnh sẽ được thực hiện. Lệnh LO có hiệu lực kể từ thời điểm nhập vào hệ thống cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc lệnh bị hủy bỏ.
  • Lệnh thị trường (Market Order): là khi bạn mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá hiện tại của thị trường. Khi sử dụng lệnh thị trường, giao dịch sẽ được khớp lệnh ngay lập tức với mức giá thị trường hiện tại, không cần chờ đợi. Lệnh này đảm bảo rằng bạn sẽ mua hoặc bán cổ phiếu một cách nhanh chóng, nhưng giá có thể khác so với mức giá hiện tại khi bạn đặt lệnh.
  • Lệnh đóng cửa – Lệnh ATC: Mức giá khớp lệnh sẽ xác định giá đóng cửa của cp (thường diễn ra vào 15p cuối ngày giao dịch). ATC được ưu tiên hơn so với những loại lệnh khác. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian xác định mà lệnh không được tiến hành sẽ bị hủy bỏ.

Xem thêm: Bạn đã biết các loại lệnh chứng khoán tại Việt Nam chưa?

Định giá cổ phiếu là gì?

Định giá cổ phiếu là quá trình đánh giá giá trị của một cổ phiếu hoặc công ty dựa trên các yếu tố kinh tế, tài chính và thị trường. Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu để đưa ra quyết định đầu tư hoặc giao dịch.

Trên thực tế, cách định giá cổ phiếu quyết định đến 50% thành công khi bạn muốn tham gia vào thị trường chứng khoán. Không có công thức định giá đúng 100% mà tùy vào mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những cách định giá khác nhau. 

cổ phiếu

  • Định giá cổ phiếu dựa vào chiết khấu dòng tiền: đây là phương pháp định giá phổ biến và được rất nhiều NĐT mới ưa thích. Tuy nhiên, cách định giá này không được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng vì kết quả chỉ mang tính tham khảo và tương đối.
  • Phương pháp chiết khấu cổ tức: là một cách định giá cổ phiếu cơ bản được áp dụng bởi nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Chiết khấu cổ tức chính là tỷ lệ giữa cổ tức bằng tiền và thị giá cổ phiếu. Nếu NĐT được trả cổ tức 10%/năm tức họ được trả cổ tức bằng 10% so với mệnh giá cổ phiếu.
  • Phương pháp định giá bằng tỷ lệ P/B (Price-to-Book): được sử dụng để định giá cổ phiếu dựa trên tỷ lệ giá trị thị trường của công ty (giá cổ phiếu) so với giá trị sổ sách (giá trị tài sản ròng) của công ty. Phương pháp này thường phù hợp với các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như công ty tài chính, công ty đầu tư và ngân hàng, vì giá trị tài sản của các công ty này có thể dễ dàng được ước tính và giao dịch. Theo nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm thì phương pháp này không phù hợp cho những doanh nghiệp có sức tăng trưởng nhanh.
  • Phương pháp định giá P/E.
  • Phương pháp PEG (Price/Earnings to Growth): Phương pháp PEG định giá cổ phiếu dựa trên tỷ lệ giá/lnh (P/E ratio) của cổ phiếu so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (EPS). Nó giúp đánh giá mức định giá hợp lý của cổ phiếu dựa trên khả năng tăng trưởng của công ty.
  • Phương pháp P/S (Price/Sales): Phương pháp P/S định giá cổ phiếu dựa trên tỷ lệ giá/doanh thu (P/S ratio). Nó đo lường giá trị cổ phiếu so với doanh thu của công ty. Phương pháp này thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp có lợi nhuận thấp hoặc chưa có lợi nhuận.
  • Phương pháp EV/EBIT (Enterprise Value/Earnings Before Interest and Taxes): Phương pháp EV/EBIT định giá cổ phiếu dựa trên tỷ lệ giá trị doanh nghiệp so với lợi nhuận trước thuế và lãi trước lãi suất (EBIT). Nó được sử dụng để đánh giá giá trị toàn diện của công ty bằng cách tính toán giá trị công ty cộng với nợ và trừ đi tiền mặt.
  • Phương pháp Benjamin Graham: Đây là một phương pháp định giá cổ phiếu được phát triển bởi nhà đầu tư nổi tiếng Benjamin Graham. Phương pháp này tập trung vào việc tìm kiếm cổ phiếu có giá thấp so với giá trị thực của nó dựa trên các yếu tố tài chính và hoạt động của công ty.
  • Kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng: Phương pháp này định giá cổ phiếu bằng cách kết hợp giá trị cổ tức hiện tại và dự báo tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Nó đánh giá cổ phiếu dựa trên sự kết hợp giữa lợi nhuận cố định từ cổ tức và tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Các phương pháp định giá trên chỉ là công cụ hỗ trợ và cần được kết hợp với các yếu tố khác và phân tích thêm để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Kết luận

Trên thị trường tài chính, cổ phiếu là một thuật ngữ phổ biến đề cập đến các đơn vị sở hữu trong một công ty cổ phần. Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu và lợi ích kinh tế trong công ty và có thể được mua và bán trên sàn giao dịch chứng khoán.

Dựa theo bài viết trên, bạn đã hiểu được cổ phiếu là gì cùng việc hiểu về cổ phiếu và các phương pháp định giá cổ phiếu là rất quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư thông minh. Phương pháp định giá cổ phiếu như PEG, P/S, EV/EBIT và Benjamin Graham cung cấp các công cụ hữu ích để ước tính giá trị cổ phiếu và đánh giá tiềm năng sinh lợi.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post Cổ phiếu là gì? Cơ hội đầu tư hấp dẫn mà cổ phiếu mang đến là gì? appeared first on Infina Blog.

]]>
[TỔNG HỢP] Danh sách mã cổ phiếu theo ngành tại Việt Nam mới nhất https://infina.vn/blog/danh-sach-ma-co-phieu-theo-nganh-tai-viet-nam/ Mon, 21 Aug 2023 06:48:09 +0000 http://infina.vn/blog/?p=6577 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/danh-sach-ma-co-phieu-theo-nganh.jpg

Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn không thể nào không tìm hiểu danh sách mã cổ phiếu theo ngành, vì phải dựa vào đó rồi lựa chọn cho mình một mã cổ phiếu phù hợp bắt đầu tham gia đầu tư. Infina sẽ giúp bạn tổng hợp danh sách tất cả […]

The post [TỔNG HỢP] Danh sách mã cổ phiếu theo ngành tại Việt Nam mới nhất appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/05/danh-sach-ma-co-phieu-theo-nganh.jpg

Trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn không thể nào không tìm hiểu danh sách mã cổ phiếu theo ngành, vì phải dựa vào đó rồi lựa chọn cho mình một mã cổ phiếu phù hợp bắt đầu tham gia đầu tư. Infina sẽ giúp bạn tổng hợp danh sách tất cả mã cổ phiếu theo ngành chắc chắn bạn sẽ cần.

Khái niệm về mã cổ phiếu

danh sách mã cổ phiếu theo ngành

Mã cổ phiếu là một loại mã chứng khoán phổ biến hiện nay, cung cấp định danh duy nhất để chứng khoán được phân tích và giao dịch. Mã cổ phiếu có ký hiệu tối đa 3 chữ cái, là tên viết tắt của công ty phát hành. 

Tuy nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc khi đặt tên cho mã, cũng có trường hợp công ty niêm yết lại lựa chọn mã khác với tên công ty vì bị trùng với một bên khác, để hạn chế sự nhầm lẫn khi giao dịch.

Danh sách mã cổ phiếu theo ngành

Mã cổ phiếu của nhóm ngành ngân hàng

Tên ngân hàng Mã cổ phiếu
Vietinbank CTG
Ngân hàng BIDV BID
Vietcombank VCB
VP bank VIB
MB bank MBB
Techcombank TCB
TP bank TPB
HD bank HDB
Sacombank STB
Eximbank EIB
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VIB VIB
Á Châu ACB
TMCP Hàng hải Việt Nam MSB
TMCP Quốc dân NCB
Bưu điện Việt Nam LienVietPostbank LPB
Nam Á NAB
PGbank PGB
TMCP An Bình ABB
Bắc Á BAB
Kienlongbank KLB
Vietbank VBB
VietcapitalBank BVB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn SHB
TMCP Sài Gòn Công thương SGB

Mã cổ phiếu của nhóm ngành y tế – dược

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định DBD
Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long DCL
Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre DBT
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO DMC
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang DHG
Công ty Cổ phần Pymepharco PME
Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm IMP
Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC OPC
Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex VMD
Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật JVC
Công ty Cổ phần Traphaco TRA
Công ty Cổ phần SPM SPM
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương Vidipha VDP
Sàn Upcom
Công Ty Cp Dược Enlie BCP
CTCP Thiết kế Công Nghiệp Hóa chất CEC
CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng DCI
CTCP Dược – Vật tư Y Tế Đăk Lăk DBM
CTCP Dược phẩm Trung ương 2 DP2
CTCP Dược và Thiết bị Y tế Đà Nẵng DDN
CTCP Dược Vật tư Y tế Hải Dương DHD
CTCP Dược Hà Tĩnh HDP
CTCP Dược Đồng Nai DPP
CTCP Dược phẩm Tipharco DTG
CTCP Dược Medipharco MTP
Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP DVN
CTCP Dược phẩm TW 25 UPH
CTCP Nam Dược NDC
CTCP Dược phẩm 2/9 NDP
CTCP Dược Trung ương 3 TW3
Sàn HNX
CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ AMV
Tổng Công ty cổ phần Y tế DANAMECO DNM
CTCP Thuốc sát trùng Cần Thơ CPC
CTCP Dược phẩm Hà Tây DHT
CTCP Dược thú Y Cai Lậy MKV
CTCP Dược phẩm Trung ương 3 DP3
CTCP Khử trùng Việt Nam VFG
CTCP Dược Lâm Đồng – Ladophar LDP
CTCP Dược phẩm Phong Phú PPP
CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic PMC

Mã cổ phiếu ngành chứng khoán

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Sàn HOSE
Công ty cổ phần chứng khoán Agribank AGR
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam CTS
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BSI
CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HCM
CTCP Chứng khoán FPT FTS
CTCP Chứng khoán SSI SSI
CTCP Chứng khoán Bản Việt VCI
CTCP Chứng khoán Thiên Việt TVS
CTCP Chứng khoán Rồng Việt VDS
CTCP Chứng khoán VNDirect VND
CTCP Chứng khoán VIX VIX
Sàn HNX
CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương APS
CTCP Chứng khoán Bảo Việt BVS
CTCP Chứng khoán BOS ART
CTCP Chứng khoán Hòa Bình HBS
CTCP Chứng khoán Everest EVS
CTCP Chứng khoán MB MBS
CTCP Chứng khoán Đầu tư Việt Nam IVS
CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội SHS
CTCP Chứng khoán Dầu khí PSI
CTCP Chứng khoán Phố Wall WSS
CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VIG

 

Mã cổ phiếu ngành du lịch

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
CTCP Công viên nước Đầm Sen DSN
CTCP Du lịch Dịch vụ Hội An HOT
CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh HAX
CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh TCT
CTCP Tàu cao tốc Superdong – Kiên Giang SKG
CTCP Du lịch Thành Thành Công VNG
CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay NVT
CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á DAH
CTCP Dịch vụ Bến Thành BSC
CTCP Tập đoàn Năng lượng Tái tạo Việt Nam DL1
CTCP CMVIETNAM CMS
CTCP Gia Lai CTC CTC
CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH OCH
CTCP Khách sạn Sài Gòn SGH
CTCP Tập đoàn Pan PAN
CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông PDC
CTCP Nhân lực và Thương mại Vinaconex VCM
CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành BTV
CTCP Suất ăn Công nghiệp Atesco ATS
CTCP Dịch vụ Đô thị Bà Rịa BRS
CTCP Du lịch Đắk Lắk DLD
CTCP Phục vụ Mai táng Hải Phòng CPH
CTCP Du lịch và Thương mại – Vinacomin DLT
CTCP Dịch vụ Giải trí Hà Nội HES
CTCP Du Lịch và Xuất nhập khẩu Lạng Sơn DXL
CTCP Dịch vụ Du lịch Mỹ Trà MTC
CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam VEF
CTCP Môi trường và Dịch vụ Đô Thị Vĩnh Yên MVY
CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu VIR
CTCP Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ Điện Lực EIN
CTCP Du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu VTG
CTCP Dịch vụ Du lịch Mỹ Trà MTC

Mã cổ phiếu ngành thép

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
CTCP Thép DANA – Ý DNY
CTCP Đại Thiên Lộc DTL
CTCP Hữu Liên Á Châu HLA
CTCP Kim Khí KKC KKC
CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh – Vnsteel HMC
CTCP Kim khí Miền Trung KMT
CTCP Đầu tư Thương mại SMC SMC
CTCP Thép Nhà Bè – VNSTEEL TNB
CTCP Cán Thép Thái Trung TTS
CTCP Đầu tư và Xây dựng Điện Mêca Vneco VES
CTCP Kim Khí KKC KKC
Cổ phiếu S99 – Công ty Cổ phần SCI
Cổ phiếu thép Tiến Lên TLH
Cổ phiếu thép Nam Kim NKG
Cổ phiếu Thép Pomina POM
Cổ phiếu thép Việt Đức VGS
Cổ phiếu thép Hòa Phát HPG
Cổ phiếu thép Việt Ý VIS
Cổ phiếu gang thép Thái Nguyên TIS
Cổ phiếu tổng công ty thép Việt Nam TVN
Cổ phiếu thép Hoa Sen HSG
Công ty Cổ phần Thép Mê Lin MEL
Công ty cổ phần gang thép Hà Nội HSV
Công ty cổ phần Thép Thủ Đức TDS
Công ty cổ phần Vật tư TKV MTS
Công ty Cổ phần Ống thép Việt Đức VG PIPE VGS
Công ty Cổ phần Thép VICASA – VNSTEEL VCA

Mã cổ phiếu ngành dầu khí

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Sàn HOSE
Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha ASP
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 NT2
Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP GAS
Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam PGD
Tổng Công ty Gas Petrolimex-CTCP PGC
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam PLX
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP POW
Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung PMG
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí PVD
Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO VTO
Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí PVT
Sàn HNX
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Gas Đô Thị PCG
Công ty cổ phần Đầu tư Điện lực 3 PIC
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam PGS
Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Phú Yên PPY
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội PJC
Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn PSC
Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam PVG
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng PTS
Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PVS
Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Hà SHE
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung SEB
Sàn UPCOM
Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn BSR
Công ty Cổ phần Xăng dầu HFC HFC
Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Bắc Kạn PBK
Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP OIL
Công ty TNHH MTV Thương mại Dầu khí Đồng Tháp PDT
Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – CTCP PEG
Công ty cổ phần Vận tải dầu Phương Đông Việt PDV
Công ty cổ phần Thiết bị Xăng dầu Petrolimex PEQ
Công ty Cổ phần Dịch vụ Lắp đặt, Vận hành và Bảo dưỡng Công trình Dầu khí biển PTSC POS
Công ty Cổ phần Máy – Thiết bị Dầu khí PVM
Công ty Cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Tổng hợp PTSC Thanh Hóa PSN
Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Thái Bình POB
CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC PQN
Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Vũng Áng POV
Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương PTT
Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí PTV
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây PTH
Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu VMG
Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Thái Bình Dương PVP
Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh PTX

Mã cổ phiếu ngành điện

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Sàn HOSE
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa BTP
Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung CHP
Công ty cổ phần Điện Gia Lai GEG
Công ty Cổ phần Thủy điện – Điện lực 3 DRL
Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa KHP
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP POW
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 NT2
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại PPC
Công ty cổ phần Thủy điện Miền Nam SHP
Công ty Cổ phần Thủy điện Sê San 4A S4A
Công ty Cổ phần Sông Ba SBA
Công ty Cổ phần Đầu tư Điện Tây Nguyên TIC
Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn SJD
Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà TBC
Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh VSH
Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ TMP
Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam VPD
Sàn HNX
Tổng công ty Điện lực TKV – CTCP DTK
Công ty Cổ phần Điện Cơ Hải Phòng DHP
Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu HJS
Công ty Cổ phần Điện Bắc Nà EBA
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình NBP
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung SEB
Công ty Cổ phần thủy điện Nước Trong NTH
Công ty cổ phần Đầu tư Điện lực 3 PIC
Sàn UPCOM
Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi DNH
Công ty Cổ phần Thủy điện Bắc Hà BHA
Công ty cổ phần Thủy điện Buôn Đôn BSA
Công ty Cổ phần Điện nước An Giang DNA
Công ty cổ phần Thủy điện Hương Sơn GSM
CTCP Thủy điện Điện lực Đắk Lắk EAD
Công ty cổ phần EVN Quốc tế EIC
Tổng công ty Phát điện 2 – Công ty TNHH MTV GE2
Công ty Cổ phần Thủy điện Gia Lai GHC
Tổng Công ty Phát điện 3 – Công ty cổ phần PGV
Công ty Cổ phần Điện chiếu sáng Hải Phòng HLE
Công ty cổ phần Thủy điện Srok Phu Miêng IDICO ISH
Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na HNA
Công ty Cổ phần Thủy điện Quế Phong QPH
Công ty Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk Đoa HPD
Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ SBH
Công ty Cổ phần Thủy điện Định Bình TDB
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện Tây Bắc NED
CTCP Thủy điện Sử Pán 2 SP2
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh QTP
Tổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh – Công ty Cổ phần TBD
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bắc Minh SBM
Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng SVH

Mã cổ phiếu ngành hàng không

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Sàn HOSE
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam HVN
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài NCT
CTCP Hàng không Vietjet VJC
CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn SGN
Sàn HNX
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng MAS
Sàn UPCOM
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài NAS
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam ACV
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất SAS
CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài NCS

Mã cổ phiếu ngành thủy sản

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Sàn HOSE
Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong AMM
CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn SGN
Công ty cổ phần Thủy sản số 4 TS4
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang ACL
Sàn HNX
Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu BLF
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre ABT
Sàn UPCOM
Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX CAD
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang AGF
CTCP Kinh doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn APT
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền NGC
CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ CCA
Công ty Cổ phần Thủy sản Cà Mau CAT
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội SPH
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Minh Hải JOS
Trung tâm Giống Thủy sản Quảng Nam GQN
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú MPC
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy Sản ICF
Công ty Cổ phần Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa KSE
Công ty Cổ phần Công nghiệp Thủy sản SCO

Mã cổ phiếu ngành bán lẻ

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa AAT
CTCP Dịch vụ Bến Thành BSC
CTCP Đầu tư Nhãn Hiệu Việt ABR
CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC STONE AMD
CTCP Xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) CLX
CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco AST
CTCP Thương mại – Dịch vụ Bến Thành BTT
CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT FRT
CTCP Thế giới số DGW
CTCP Petec Bình Định GCB
CTCP Landmark Holding LMH
CTCP Đầu tư Thế giới Di động MWG
Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PET
CTCP PIV PIV
CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex PIT
CTCP Sản xuất – Xuất nhập khẩu Thanh Hà HFX
CTCP Thương mại – Đầu tư Long Biên LBC
CTCP Nhiên liệu Sài Gòn SFC
CTCP Thương mại Phú Nhuận PNG
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí PSD
CTCP Thương mại dịch vụ Tràng Thi T12
CTCP Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op SID
CTCP Phục vụ mai táng Hải Phòng CPH
CTCP Siêu Thanh ST8
CTCP Thương mại Hóc Môn HTC
CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS KLF
CTCP Thương nghiệp Cà Mau CMV
CTCP Vật tư – Xăng dầu COM
CTCP Thương mại Kiên Giang KTC
CTCP Thanh Hoa – Sông Đà THS
CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam TH1
CTCP Thương mại và Đầu tư Vi na ta ba VTJ
CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex PIT
CTCP Thương mại Phú Nhuận PNG
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí PSD
Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí PET
CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam TH1
CTCP Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thủ Đức TMC
CTCP Thanh Hoa – Sông Đà THS
CTCP Thương mại và Đầu tư Vi na ta ba VTJ
CTCP Phân phối Top One TOP
CTCP Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thủ Đức TMC
CTCP Phân phối Top One TOP
CTCP PIV PIV
CTCP Nhiên liệu Sài Gòn SFC
CTCP Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op SID
CTCP Siêu Thanh ST8
CTCP Thương mại dịch vụ Tràng Thi T12

Mã cổ phiếu ngành xây dựng

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
CTCP Xây dựng Hạ tầng CII CEE
CTCP COMA 18 CIG
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh CII
CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang CKG
CTCP Đầu tư bất động sản thế kỷ CRE
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons CTD
CTCP Đầu tư và phát triển Cường Thuận IDICO CTI
CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 D2D
CTCP Phát triển xây dựng Dic Holding DC4
Tổng công ty cổ phần đầu tư và phát triển xây dựng DIG
CTCP Đạt Phương DPG
CTCP DRH Holdings DRH
CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu HDC
CTCP Tập đoàn Hà Đô HDG
CTCP Đầu tư bất động sản An Gia AGG
CTCP xây dựng và giao thông Bình Dương BCE
CTCP Bamboo Capital BCG
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp BCM
CTCP Xây dựng 47 C47
CTCP Đầu Tư và Phát triển Đô Thị Dầu khí Cửu Long CCL
CTCP Chương Dương CDC
CTCP đầu tư Hải Phát HPX
CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân HQC
CTCP Đầu tư và phát triển Hạ tầng Idico HTI
CTCP Hưng Thịnh Incons HTN
CTCP Đầu tư và xây dựng Hud1 HU1
CTCP Đầu tư và xây dựng Hud3 HU3
CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế HUB
CTCP Alphanam Ec AME
CTCP Châu Á Thái Bình Dương API
CTCP Thống Nhất BAX
CTCP Xây dựng 1369 C69
CTCP Xây dựng và đầu tư 492 C92
CTCP Tập đoàn CEO CEO
CTCP CM Việt Nam CMS
CTCP Đệ Tam DTA
CTCP Tập đoàn Đất Xanh DXG
CTCP Tập đoàn Everland EVG
CTCP Fecon FCN
CTCP Ngoại thương và phát triển đầu tư Tp Hồ Chí Minh FDC
CTCP Địa ốc First Real FIR
CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền HAR
CTCP Hacisco HAS
CTCP Tần đoàn xây dựng Hòa Bình HBC
CTCP Tập đoàn Cotana CSC
Tổng CTCP đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam CTX
CTCP Đầu tư và xây lắp Constrexim số 8 CX8
CTCP Địa ốc 11 D11
CTCP đầu tư phát triển DIC số 2 DC2
CTCP Đầu tư và phát triển xây dựng Hội An DIH
CTCP Đầu tư và phát triển Thành Đạt DTD
CTCP Đầu tư và phát triển Bất động sản Hudland HLD
CTCP Đầu tư MST MST
CTCP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng NDN
CTCP Xây lắp phát triển nhà Đà Nẵng NDX
CTCP Tập đoàn Danh Khôi NRC
CTCP Tập đoàn III Petrolimex PEN
CTCP Dịch vụ kỹ thuật điện lực dầu khí Việt Nam PPS
CTCP Thiết kế xây dựng thương mại Phúc Thịnh PTD
CTCP Đầu tư PV 2 PV2
CTCP Đầu tư nhà đất PVL
CTCP Công trình giao thông vận tải Quảng Nam QTC
CTCP Địa ốc Chợ Lớn RCL
CTCP Sông Đà 505 S55
CTCP SCI EC SCI
CTCP Sông Đà 2 SD2
CTCP Sông Đà 4 SD4
CTCP Sông Đà 5 SD5
CTCP Sông Đà 6 SD6
CTCP Tasco HUT
CTCP Xây dựng sông Hồng ICG
Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam IDJ
CTCP Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc IDV
CTCP tập đoàn đầu tư KTT KTT
CTCP Licogi 14 L14
CTCP Đầu tư và xây dựng số 18 L18
CTCP cơ khí lắp máy Lilama L35
CTCP Đầu tư và xây dựng 40 L40
CTCP Xây dựng Lilama 45 – 3 L43
CTCP Xây dựng Lilama 69 – 3 L61
CTCP Xây dựng Lilama 69 – 2 L62
CTCP Lắp máy – Thí nghiệm Cơ điện LCD
CTCP Licogi 166 LCS
CTCP Đầu tư và xây dựng thủy lợi Lâm Đồng LHC
CTCP Licogi 13 LIG
CTCP Lilama 7 LM7
CTCP Đầu tư xây dựng Lương Tài LUT
CTCP Đầu tư và Xây dựng BDC Việt Nam MCO
CTCP Sông Đà 9 SD9
CTCP Sông Đà 10 SDT
CTCP Đầu tư và xây dựng phát triển đô thị sông Đà SDU
CTCP Sông Đà 1 – 01 SJC
CTCP Sông Đà 11 SJE
CTCP Sonadezi Long Bình SZB
CTCP xây dựng số 1 VC1
CTCP Đầu tư và xây dựng Vina2 VC2
CTCP tập đoàn Nam Mê Kông VC3
CTCP Xây dựng và đầu tư Visicons VC6
CTCP tập đoàn BGI VC7
CTCP Xây dựng số 9 VC9
CTCP Vinaconex 25 VCC
CTCP Xây dựng điện Vneco1 VE1
CTCP Xây dựng điện Vneco2 VE2
CTCP Xây dựng điện Vneco3 VE3
CTCP Xây dựng điện Vneco4 VE4
CTCP Vimeco VMC
CTCP khoáng sản đầu tư Visaco VMI
CTCP Xây dựng Vật Liệu Bến Tre VXB
CTCP Xây lắp Thành An 96 TA9
CTCP Thái Holding THD
CTCP Tập đoàn đầu tư Thăng Long TIG
CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Tấn Kỳ TKC
CTCP dịch vụ kỹ thuật Viễn Thông TST
CTCP Tổng công ty Thăng Long TTL
CTCP Xây dựng số 12 V12
CTCP Vinaconex 21 V21
CTCP Xây dựng điện Vneco 8 VE8
CTCP Đầu tư và công nghệ HVC HVH
Công ty đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật IJC
CTCP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo ITA
CTCP Đầu tư và kinh doanh nhà ITC
Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc KBC
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền KDH
CTCP Kosy KOS
CTCP Lilama 10 L10
CTCP Licogi 16 LCG
CTCP Đầu tư LDG LDG
Công ty bất động sản điện lực Miền Trung LEC
CTCP đầu tư cầu đường CII LGC
CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Long Giang LGL
CTCP Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí PXI
CTCP kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí PXS
CTCP Quốc Cường Gia Lai QCG
CTCP Cơ điện lạnh REE
CTCP Xây dựng số 5 SC5
CTCP Địa ốc Sài Gòn Thường Tín SCR
CTCP Địa Ốc Sài Gòn SGR
CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà SJS
CTCP Kỹ Nghệ Lạnh SRF
CTCP Sonadezi Châu Đức SZC
CTCP Sonadezi Long Thành SZL
CTCP Đầu tư phát triển công nghiệp và vận tải TCD
CTCP Long Hậu LHG
CTCP Lilama 18 LM8
CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy NBB
Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Nam Hà Nội NHA
CTCP đầu tư Nam Long NLG
CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm NTL
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va NVL
CTCP Xây lắp Điện I PC1
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt PDR
CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings PHC
CTCP Đầu tư và xây dựng Bưu điện PTC
CTCP đầu tư và xây dựng dầu khí PTL
CTCP Vinhomes VHM
CTCP Tập đoàn Vingroup VIC
CTCP Xây dựng điện Việt Nam VNE
CTCP Vạn Phát Hưng VPH
CTCP Đầu tư Văn Phú VPI
CTCP Bất động sản và đầu tư VRC VRC
CTCP Vincom Retail VRE
CTCP Đầu tư và xây dựng cấp thoát nước VSI
CTCP đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy TCH
CTCP Phát triển và kinh doanh Bình Dương TDC
CTCP Phát triển nhà Thủ Đức TDH
CTCP phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa TIP
CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình TIX
CTCP Thương Mại và dịch vụ TNS Holdings TN1
CTCP Xây dựng và Phát triển tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu UDC
CTCP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam VCG

Mã cổ phiếu ngành dệt may

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Sàn HOSE
Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ STK
Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công CTM
Sàn Upcom
Công ty Cổ phần Dệt May Huế HDM
Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội HFS
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội HSM
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ HTG
CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (LEGAMEX) LGM
Tổng Công ty May 10 – CTCP M10
Công ty cổ phần Dệt may 29/3 HCB
Công ty cổ phần Giày Bình Định BDF
Công ty cổ phần Đầu tư Dệt may G.Home G20
Công ty Cổ phần Dệt – May Nha Trang NTT
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết PTG
Công ty cổ phần Sợi Phú Bài SPB
CTCP – Viện nghiên cứu Dệt may VDM
Tập đoàn Dệt may Việt Nam VGT
Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến VGG
CTCP Tổng Công ty May Đồng Nai MDN
Công ty cổ phần Dệt Minh Khai MKT
Tổng Công ty May Nhà Bè – Công ty Cổ phần MNB
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Nam Định NDT
Công ty cổ phần May Nam Định NJC
Công ty Cổ phần May Phú Thịnh – Nhà Bè NPS

Mã cổ phiếu ngành vận tải biển

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Sàn HOSE
CTCP Transimex ) TMS
CTCP Vận tải Xăng dầu Vipco VIP
CTCP Logistics Vinalink VNL
CTCP Ánh Dương Việt Nam VNS
CTCP Vận tải Biển Việt Nam) VOS
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An HAH
CTCP Vận tải Hà Tiên HTV
CTCP MHC MHC
CTCP Cảng Đồng Nai PDN
CTCP Vận tải Xăng dầu đường Thủy Petrolimex PJT
Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí PVT
CTCP Container Việt Nam VSC
CTCP Vận tải Xăng dầu Vitaco VTO
CTCP Cảng Cát Lái CLL
CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ DVP
CTCP Gemadept GMD
CTCP Vận tải Sản Phẩm Khí Quốc tế GSP
CTCP Đại lý Vận tải SAFI SFI
CTCP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng TCL
CTCP Vận tải Đa phương thức Duyên Hải TCO
Sàn HNX
CTCP Thương mại Dịch vụ Vận tải Xi măng Hải Phòng HCT
CTCP Hoàng Hà) HHG
CTCP Thương mại Hóc Môn HTC
CTCP Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội PJC
CTCP Logistics Portserco PRC
CTCP Cảng Đà Nẵng CDN
CTCP Tập đoàn Năng lượng Tái tạo Việt Nam) DL1
CTCP Cảng Đoạn Xá DXP
CTCP Cảng Hải Phòng PHP
CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại TJC
CTCP Cảng Rau Quả VGP
CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại thương VNT
CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn PSC
CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng PTS
CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải MAC
CTCP Cảng Nghệ Tĩnh NAP
CTCP Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam PCT
CTCP PGT Holdings PGT
Sàn Upcom
CTCP Cảng Cần Thơ CCT
CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội HRT
CTCP Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ PSP
CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương PVP
CTCP Tân Cảng Quy Nhơn QSP
CTCP Xếp dỡ và Dịch vụ Cảng Sài Gòn SAC
CTCP Cảng Sài Gòn SGP
CTCP Cảng Chân Mây CMP
CTCP Hàng Hải Đông Đô DDM
CTCP Logistics Cảng Đà Nẵng DNL
CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist STT
CTCP ICD Tân Cảng Sóng Thần IST
CTCP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng CCP
CTCP Cảng Cam Ranh CCR
CTCP Cảng Dịch vụ Dầu khí Tổng hợp PTSC Thanh Hóa PSN
CTCP Kho Vận Tân Cảng TCW
CTCP Cảng Thị Nại TNP
CTCP Vinafco VFC
CTCP Vận tải và Thuê tàu VFR
CTCP Vận tải Biển Vinaship VNA
CTCP Thương mại Dịch vụ Tổng hợp Cảng Hải Phòng DVC
CTCP Thuận Thảo GTT
CTCP Hưng Đạo Container HDO
CTCP Vận tải biển Hải Âu SSG

Mã cổ phiếu ngành thực phẩm

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Sàn HOSE
Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai HNG
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta FMC
Công ty Cổ phần Nafoods Group NAF
Sàn HNX
Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu SJ1
Công ty Cổ phần Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái CAP
Sàn Upcom
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket CMN
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang AFX
CTCP Rau quả Thực phẩm An Giang ANT
Công ty Cổ phần Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh FCS
Công Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lương Thực – Thực Phẩm Hà Nội FHN
Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc HKB
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long VLF
Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – Công ty cổ phần VSF
Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi APF
Công ty Cổ phần Lương thực Bình Định BLT
Công ty Cổ phần Bột mỳ Vinafood 1 BMV1

Mã cổ phiếu ngành bảo hiểm

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Tập đoàn Bảo Việt BVH
Công ty cổ phần PVI PVI
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân Đội MIG
Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam VNR
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh BMI
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIC
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long BLI
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện PTI
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp ABI
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex PGI
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không AIC

Mã cổ phiếu ngành công nghệ thông tin

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Công ty cổ phần FPT FPT
Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC CMG
Công ty cổ phần Sam Holdings SAM
Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn SGT
Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử – viễn thông ELC
Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam VEC
Công ty cổ phần viễn thông – tin học bưu điện ICT
Công ty cổ phần Sara Việt Nam SRA
Công ty cổ phần thiết bị Bưu Điện POT
Công ty cổ phần Kasati KST
Công ty cổ phần tập đoàn HIPT HIG
Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong ITD
Công ty cổ phần Viễn Liên UNI
Công ty cổ phần Công nghệ mạng và truyền thông CMT
Công ty cổ phần Viễn thông điện tử Vinacap VTE
Công ty cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu SBD
Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ tin học HPT HPT

Mã cổ phiếu ngành viễn thông

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Tổng công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế Viettel VGI
Công ty cổ phần tin học viễn thông Petrolimex PIA
Công ty cổ phần Viễn thông FPT POX
Công ty cổ phần Công nghệ và truyền thông Việt Nam TTN
Công ty cổ phần Truyền thông VMG ABC
Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Mobifone MFS
Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và in Bưu Điện PTP
Công ty cổ phần Công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí PAI

Mã cổ phiếu ngành truyền thông

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Công ty cổ phần đầu tư PV-Inconess RGC
Công ty cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam VEF
Công ty cổ phần Truyền hình cáp Việt Nam CAB
Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT FOC
Công ty cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát HTP
Công ty cổ phần Sách Việt Nam VNB
Công ty cổ phần Clever Group ADG
Công ty cổ phần Phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh FHS
Công ty cổ phần tập đoàn Yeah1 YEG
Công ty cổ phần phát hành sách Thái Nguyên STH

Mã cổ phiếu ngành cao su

Tên doanh nghiệp Mã cổ phiếu
Công ty CP cao su Thống Nhất TNC
Công ty CP cao su Đà Nẵng DRC
Công ty CP cao su Hòa Bình HRC
Công ty CP cao su Bà Rịa BRR
Công ty CP cao su Tân Biên RTB
Công ty CP Xây dựng cao su Đồng Nai CDR
Công ty CP Đầu tư cao su Đăk Lăk DRI
Công ty CP Công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su RBC
Công ty CP cao su Phước Hòa PHR
Công ty CP cao su Quảng Nam VHG
Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai HNG
Công ty CP Phát triển đô thị và khu công nghiệp cao su Việt Nam VRG
Công ty CP cao su Bến Thành BRC
Công ty CP xây dựng Địa ốc cao su RCD
Công ty CP cao su Phước Hòa PHR

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư chứng khoán đơn giản, trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán ngay trên app Infina và thoải mái giao dịch với hàng loạt tính năng mới, giao diện thân thiện với người dùng.

TẢI APP NGAY!!!

Ngành có mã cổ phiếu tốt nhất hiện nay

danh sách mã cổ phiếu theo ngành

Theo báo cáo của VietNam Report mới nhất năm 2021, nhóm ngành đã và đang có sức tăng trưởng mạnh mẽ hiện nay là: thép, chứng khoán, tài chính – ngân hàng.

Ngoài ra, khi chính phủ đẩy mạnh các đầu tư công thì nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh tiếp theo sẽ là bất động sản. Ngành vật liệu xây dựng không quá kỳ vọng bởi giá thép tăng cao.

Bên cạnh đó, với tình hình dịch COVID-19 nghiêm trọng khiến cho giãn cách xã hội kéo dài, tạo điều kiện trao đổi hàng hóa online nhiều hơn, đây là cơ hội tốt cho nhóm ngành công nghệ thông tin và viễn thông có xu thế phát triển mạnh hơn trước.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp danh sách mã cổ phiếu theo ngành tại Việt Nam hiện nay, bạn có thể tham khảo nếu muốn tham gia vào thị trường chứng khoán.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post [TỔNG HỢP] Danh sách mã cổ phiếu theo ngành tại Việt Nam mới nhất appeared first on Infina Blog.

]]>
Mã DIG có tiềm năng phát triển trong những tháng cuối năm 2022 không? https://infina.vn/blog/ma-dig/ Wed, 26 Oct 2022 07:04:28 +0000 http://infina.vn/blog/?p=13945 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/ma-dig.jpg

Trong những tháng cuối năm 2022, hầu hết các nhà đầu tư đều muốn chốt lời kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, có thể nói đây cũng là thời điểm rất tốt để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Bởi hiện nay, do áp lực của thị trường […]

The post Mã DIG có tiềm năng phát triển trong những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/ma-dig.jpg

Trong những tháng cuối năm 2022, hầu hết các nhà đầu tư đều muốn chốt lời kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, có thể nói đây cũng là thời điểm rất tốt để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Bởi hiện nay, do áp lực của thị trường chứng khoán, hầu hết cổ phiếu đều bị tác động khá tiêu cực làm cho giá có xu hướng giảm. Mã DIG là một trong những cổ phiếu không ngoại lệ, đến nay, giá DIG đã giảm 6.83%. Bài viết này, Infina sẽ nhận định tiềm năng của cổ phiếu DIG trong những tháng cuối năm 2022.

Đôi nét về Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) có tiền thân là công ty kinh doanh xây dựng và bất động sản thuộc quyền quản lý của Bộ xây dựng từ tháng 5/1990. Mục đích ban đầu của DIC Corp là kinh doanh du lịch và thực hiện công tác điều dưỡng theo kế hoạch của Bộ xây dựng.

Năm 1993, Bộ xây dựng quyết định đổi tên công ty thành Công ty Đầu tư Xây dựng và Du lịch (TIIC) với tổng số vốn kinh doanh ban đầu là 8.2 tỷ đồng. Năm 2001, Bộ xây dựng tiếp tục đổi tên công ty thành Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng (DIC). Từ đó, DIC chính thức phát triển đa ngành nghề.

mã dig

Năm 2002, DIC trình đề án thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – con. Đến tháng 7/2003, DIC chính thức chuyển sang hoạt động mô hình Công ty mẹ – con. Đến tháng 10/2007, DIC trở thành CTCP Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng với số vốn điều lệ là 370 tỷ đồng.

Tháng 9/2008, công ty tiếp tục đổi tên thành Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng. Sau nhiều năm phát triển, DIC nâng hạng vốn điều lệ lên rất nhiều. Đến năm 2017, Bộ xây dựng chính thức thoái vốn toàn bộ cổ phần tại DIC.

Hiện nay, DIC hoạt động trong lĩnh vực chính như đầu tư phát triển khu đô thị mới và khu công nghiệp, phát triển nhà và hạ tầng ký thuật, khu chế xuất, khu kinh tế mới,… Ngoài ra, DIC cò xây dựng công trình cấp thoát nước, xỷ lý môi trường cũng như thiết kế và chế tạo các sản phẩm cơ khí và mạ kẽm.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Thông tin về cổ phiếu DIG

Thông tin tài chính cơ bản của mã DIG

Năm 2019, DIC chính thức niêm yết DIG mã chứng khoán mới trong nhóm ngành đầu tư xây dựng trên sàn HoSE. Tính đến nay, Công ty đang niêm yết là 609,851,995 cổ phiếu. Trong đó, CTCP Đầu tư phát triển Thiên Tân nắm giữ 15.48% tương ứng với 94,424,515 cổ phiếu. Cổ đông lớn tiếp theo là ông Nguyễn Hùng Cường và ông Nguyễn Thiện Tuấn tương ứng với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 10.28% (ứng với 62,713,734 cổ phiếu) và 10.09% (ứng với 61,518,235 cổ phiếu).

mã dig

Thông tin tài chính cơ bản của mã DIG như sau:

Lịch sử giá DIG

Kể từ khi phát hành, giá cổ phiếu DIG tăng đáng kể trên sàn giao dịch, sau đó xuất hiện xu hướng đi ngang. Đến tháng 9/2020, giá DIG bật tăng rất mạnh.

mã dig

Trong khoảng thời gian đó, giá của mã DIG đã từng chạm đáy thấp nhất ở mức 3.280 đồng/cổ phiếu tại tháng 9/2013. Tuy nhiên, đến tháng 11/2021, giá DIG đạt đỉnh cao nhất tại mức 71.900 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là thời điểm hưng thịnh nhất của DIC trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

Tình hình tài chính của mã DIG

Trong giai đoạn 2016 – 2020, quy mô vốn và tài sản của DIC liên tục được mở rộng. Đặc biệt, trong quý III/2021, nguồn vốn của công ty tăng trưởng mạnh đạt gần 14.000 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ năm trước).

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận của DIC Group tăng vọt nhưng mới chỉ đạt được 10% kế hoạch trong năm đã đề ra. Mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 183 tỷ đồng (tăng 53% so với cùng kỳ năm trước) nhưng dự kiến kế hoạch cả năm là 1.900 tỷ đồng. Do vậy, DIC Group còn phải cố gắng rất nhiều mới có thể hoàn thành kế hoạch đã đề ra trong năm 2022.

Lũy kế sau 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu đạt 1.094 tỷ đồng (giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế đạt 142.64 tỷ đồng tăng 48.1% (so với cùng kỳ năm 2021).

mã dig

Tính đến cuối tháng quý II/2022, tổng tài sản của DIC giảm 4.9% so với đầu năm, trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn. Trữ lượng tiền mặt cũng giảm mạnh với khoản trái phiếu của HDBank Vũng Tàu là 1.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nửa đầu năm 2022, DIC Group đã đầu tư vào rất nhiều dự án mới. Tại dự án Đại Phước, công ty đã bơm thêm 1.600 tỷ đồng, dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước được rót thêm 1.100 tỷ đồng. Ngoài ra, DIC còn bơm thêm tiền cho các dự án như KDC P4 Hậu Giang, Lam Hạ Center Point, Khu du lịch Long Tân,…

Trong giai đoạn từ năm 2019 – đầu năm 2022, DIC Group vẫn tiếp tục mô hình thâm hụt vốn, trải qua 3 năm dòng tiền kinh doanh âm liên tục. Năm 2019, âm khoảng 245.41 tỷ đồng, năm 2020, DIC ghi nhận âm 504.3 tỷ đồng và trong năm 2021, ghi nhận âm tới 1.966,48 tỷ đồng.

Tiềm năng phát triển của mã DIG

Tính đến nay, DIC Group là một trong những doanh nghiệp Bất động sản có quỹ đất lớn thứ 2 trên sàn, chỉ đứng sau VHM với quỹ đất khoảng 8000 ha. Hiện tại, các quỹ đất của DIC đều ở những vị trí đắc địa như Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hậu Giang, Hà Nam,… Đây đều là những khu vực vệ tinh của các thành phố lớn trong nước. Không chỉ vậy, xuất phát điểm của công ty là doanh nghiệp nhà nước, do đó DIC Group có lợi thế hơn so với đối thủ vì quỹ đất rộng lớn với chi phí rẻ.

mã dig

Mảng bất động sản nghỉ dưỡng dự kiến sẽ là nguồn thu lại lợi nhuận lớn cho DIG với một loại các dự án tiềm năng đã hoàn thành như: DIC Star Landmark Vũng Tàu, Pullman Hotel & Resort Vũng Tàu, DIC Star Hotel & Resort Vĩnh Phúc. Năm 2021, do dịch Covid-19, các dự án này chưa được kỳ vọng nhiều. Tuy nhiên, sang đến năm 2022, tình hình Covid-19 đã được kiểm soát, lợi nhuận từ các dự án này có thể tăng trưởng và bùng nổ trở lại.

Định hướng phát triển của DIC Group

Để phát triển hơn nữa, DIC Group định hướng công ty như sau:

  • Trở thành TOP 5 Tập đoàn BĐS lớn nhất tại Việt Nam.
  • Mục tiêu tăng trưởng bền vững từ 10 – 20%/năm.
  • Phát triển các khu đô thị có khả năng phát triển trong trung và dài hạn ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.
  • Tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch ra thị trường nước ngoài: Lào, Thái Lan, Hàn Quốc,…
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp cận mô hình các đô thị mới như đô thị thông minh, đô thị xanh,…

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin về tiềm năng phát triển của mã DIG. Hiện nay, giá DIG đang có xu hướng giảm mạnh, nhà đầu tư có thể xem xét để gia tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu DIG. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Mã DIG có tiềm năng phát triển trong những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Cổ phiếu DAG trong những tháng cuối năm 2022 có phải là sự lựa chọn an toàn? https://infina.vn/blog/co-phieu-dag/ Thu, 20 Oct 2022 07:43:07 +0000 http://infina.vn/blog/?p=13734 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/dag.jpg

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trong ngành xây dựng và trang trí nội ngoại thất từ năm 2001. Qua nhiều năm phát triển, giá cổ phiếu DAG của công ty Nhựa Đông Á đã có nhiều đợt sóng tăng – giảm […]

The post Cổ phiếu DAG trong những tháng cuối năm 2022 có phải là sự lựa chọn an toàn? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/dag.jpg

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trong ngành xây dựng và trang trí nội ngoại thất từ năm 2001. Qua nhiều năm phát triển, giá cổ phiếu DAG của công ty Nhựa Đông Á đã có nhiều đợt sóng tăng – giảm khác nhau. Cũng có thời điểm giá DAG của Nhựa Đông Á gần như thẳng đứng trên sàn giao dịch. Liệu, trong những tháng cuối năm 2022, DAG có tiềm năng phát triển không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Infina nhé.

Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á

Tổng quan

Nhựa Đông Á là một trong những tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cho ngành xây dựng, trang trí nội thất và quảng cáo ở Việt Nam. Hiện nay, Nhựa Đông Á đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường Việt.

Doanh nghiệp này đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con. Trong đó, Nhựa Đông Á đảm nhiệm vai trò là công ty mẹ và có 3 công ty con tương ứng với 3 nhà máy sản xuất chủ lực cho 3 miền Bắc – Trung – Nam. Không chỉ vậy, Nhựa Đông Á còn có thêm 2 công ty liên kết chuyên về lĩnh vực sản xuất thép hình và kinh doanh các sản phẩm nội thất, quảng cáo.

Các sản phẩm hiện nay của Nhựa Đông Á đang cung cấp trên thị trường phải kể đến như: Tấm ốp trần, cửa uPVC có lõi thép gia cường nhãn hiệu SmartFloor, Tấm PVSmart, thanh Profile uPVC, tấm PP (Danpla), tấm Mica và Fomex,…

dag

Một số thành tựu

Để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng cũng như khẳng định chất lượng các sản phẩm của mình trên thị trường. Các sản phẩm của Nhựa Đông Á đều được sản xuất trên dây truyền đồng bộ, hiện đại từ Châu Âu.

Nhựa Đông Á đã đạt được rất nhiều danh hiệu cao quý như:

  • Huân chương lao động hạng Ba và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2009 – 2013.
  • Bằng khen và cờ thi đua UBND TP.Hà Nội (năm 2014 – 2019).
  • Các giải thưởng về “Thương hiệu mạnh”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”,” “Sao vàng Đất Việt”.
  • Đạt cúp vàng tại Hội chợ Quốc tế Công nghiệp.

Nhận định về cổ phiếu DAG

Cổ đông của Nhựa Đông Á là ai?

Cổ phiếu DAG được CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào năm 2010. Hiện nay, số cổ phiếu DAG được niêm yết trên sàn là 59,564,112.

Trong đó 3 cổ đông lớn nhất phải kể đến như: Công ty TNHH Thương mại Hùng Phát chiếm tỷ lệ sở hữu là 21.36% tương ứng với 12,719,865 cổ phiếu, tiếp theo là CTCP TNHH Đầu tư và phát triển NBH chiếm khoảng 10.19% tỷ lệ sở hữu tương đương với 6,068,179 cổ phiếu, cuối cùng là ông Nguyễn Bá Hùng chiếm khoảng 5.99% tỷ lệ sở hữu tương ứng với 3,567,300 cổ phiếu.

Lịch sử giá cổ phiếu DAG

Kể từ sau khi phát hành, giá DAG có nhiều đợt sóng tăng – giảm khác nhau. Cụ thể, giá DAG đã tăng lên gấp đôi trong khoảng thời gian từ tháng 4/2015 – tháng 6/2015 sau đó DAG bị giảm mạnh và giữ xu hướng giảm trong các năm tiếp đó. Đến tháng 10/2021, giá DAG có dấu hiệu tăng trở lại, đánh dấu sự đột phá khi DAG tăng vọt thẳng đứng.

dag

Vào tháng 11/2021, giá DAG lập đỉnh đạt 18.100 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm, giá DAG tụt xuống rất thấp, chỉ đạt 1.650 đồng/cổ phiếu vào tháng 12/2011.

Các thông tin tài chính cơ bản của DAG

Do áp lực của thị trường chứng khoán cũng như ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các chỉ số tài chính của DAG cũng bị thay đổi ít nhiều, cụ thể:

  • Giá tham chiếu (nghìn đồng): 4.97
  • EPS cơ bản (nghìn đồng): 0.36
  • P/E: 13.57

Tình hình kinh doanh của DAG

Trong năm 2020 – 2021, tình hình sản xuất kinh doanh của DAG chịu rất nhiều tác động của đại dịch Covid-19. Điều này khiến lợi nhuận trước và sau thuế liên tục giảm mạnh, do vậy đã kéo theo chỉ tiêu sinh lời sụt giảm so với 2019.

Trong năm 2022, Nhựa Đông Á triển khai phát hành cổ phiếu và tăng vốn điều lệ với giá trị khoảng 400 tỷ đồng, trong đó khoảng 300 tỷ đồng dành cho cổ đông hiện hữu và 100 tỷ đồng cho các cổ đông chiến lược nhằm đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…

dag

Trong công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm, Nhựa Đông Á đẩy mạnh việc bán hàng các các khu vực đại lý. Không chỉ vậy, công ty thực hiện cơ cấu doanh thu các sản phẩm theo hướng đẩy mạnh kinh doanh và phát triển các sản phẩm chủ lực.

Không chỉ vậy, DAG còn ký hợp tác với Quỹ đầu tư Ecoligo của Đức – quỹ đầu tư tài chính lớn để lắp đặt và sử dụng điện mặt trờ áp mái giai đoạn 1 cho nhà máy Nhựa Đông Á ở Hà Nam.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Định hướng phát triển của Tập đoàn Nhựa Đông Á

Sắp tới, để cải thiện tình hình kinh doanh, Nhựa Đông Á muốn phát triển mở rộng thị trường trong nước tới các khu vực có tiềm năng hơn như miền Nam và miền Trung.

dag

Không chỉ vậy, công ty muốn phát triển, đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng trên cả nước bằng các kênh truyền thông online, digital và các biển bảng ngoài trời. Không chỉ vậy, công ty sẽ tổ chức các hội thảo tại các tỉnh, thành để tìm kiếm các nhà đại lý phân phối mới, gia tăng phủ sóng thị trường.

Nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiếc lược nhằm phát triển hệ thống tài sản cố định và cải thiện nguồn vốn lưu động. Không chỉ vậy, công ty cũng sẽ kiểm soát tỷ lệ an toàn tài chính để đảm bảo doanh nghiệp được vận hành một cách hiệu quả nhất.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về cổ phiếu của Nhựa Đông Á. Đối với DAG, cổ phiếu đang có giá thấp hơn so với thời điểm trước đó. Vì vậy, nhà đầu tư cũng có thể gia tăng số lượng cố phiếu DAG vào cuối năm 2022. Tuy nhiên để đưa ra quyết định chính xác, bạn cần có cái nhìn khách quan hơn về công ty Nhựa Đông Á. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn trong tương lai.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Cổ phiếu DAG trong những tháng cuối năm 2022 có phải là sự lựa chọn an toàn? appeared first on Infina Blog.

]]>
Có nên lướt sóng cổ phiếu MWG trong những tháng cuối 2022 không? https://infina.vn/blog/co-phieu-mwg/ Thu, 20 Oct 2022 07:14:35 +0000 http://infina.vn/blog/?p=13665 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/co-phieu-mwg.jpg

Thế Giới Di Động là “ông lớn” hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sau nhiều năm phát triển, doanh nghiệp này được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Tuy vậy, ngành hàng bán lẻ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tàn dư của dịch Covid-19 và áp lực của […]

The post Có nên lướt sóng cổ phiếu MWG trong những tháng cuối 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/co-phieu-mwg.jpg

Thế Giới Di Động là “ông lớn” hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sau nhiều năm phát triển, doanh nghiệp này được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Tuy vậy, ngành hàng bán lẻ vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tàn dư của dịch Covid-19 và áp lực của thị trường chứng khoán. Liệu cổ phiếu MWG có tiềm năng phát triển trong những tháng cuối năm 2022 không? Hãy cùng Infina tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Thông tin chung về CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động

Vào tháng 3/2004, công ty TNHH Thế Giới Di Động được thành lập với cửa hàng siêu thị điện thoại đầu tiên tại 89A, Nguyễn Đình Chiểu, TP.Hồ Chí Minh. Đến năm 2007, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP và đổi tên thành CTCP Thế Giới Di Động. Có thể nói, đây là một bước ngoặt rất lớn của doanh nghiệp này.

Tháng 3/2012, TGDĐ chính thức trở thành chuỗi siêu thị cung ứng các thiết bị điện tử, điện máy, di động đầu tiên và lớn nhất nước ta. Doanh nghiệp này đã sở hữu hơn 3.200 điểm bán các thiết bị di động trong đó bao gồm hơn 1000 cửa hàng Thế Giới Di Động và 2.200 cửa hàng Điện Máy Xanh.

cổ phiếu mwg

Không chỉ vậy, đến nay, TGDĐ đã mở rộng phát triển cung ứng thêm nhiều sản phẩm trong các lĩnh vực khác như: Bách Hóa Xanh (2015), Bluetronics (2017), 4K Farm (2020), Nhà thuốc An Khang (2017), TOPZONE (22/10/2021), AVAKids (2022), AVASPORT (10/1/2022),…

Sau nhiều năm phát triển trên thị trường, TGDĐ đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như:

  • TOP 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam theo bình chọn của “Nhịp cầu đầu tư”.
  • TOP 100 nhà bán lẻ hàng đầu tại Châu Á – Thái Bình Dương.
  • TOP 50 công ty niêm yết tốt nhất Châu Á theo tạp chí Forbes.

Không chỉ vậy, Thế giới di động còn trở thành mô hình nghiên cứu tại nhiều trường đại học danh tiếng thế giới như: Harvard, UC Berkeley, Tuck (Mỹ),…

Thông tin về mã cổ phiếu MWG

Tháng 7/2014, CTCP Đầu tư Thế giới Di động phát hành cổ phiếu MWG trên sàn HoSE.

Lịch sử giá cổ phiếu MWG

Với vị thế đứng số 1 Việt Nam trong ngành bán lẻ, giá cổ phiếu Thế giới Di động luôn nằm trong TOP của nhóm cổ phiếu bán lẻ trên thị trường chứng khoán. Kể từ lúc chào bán, giá cổ phiếu MWG có xu hướng tăng mạnh theo từng năm, từng bước nhanh chóng gia nhập vào nhóm cổ phiếu bán lẻ phát triển mạnh nhất thị trường.

cổ phiếu mwg

Giá chào bán của MWG là 8.900 đồng/cổ phiếu, sau đó phát triển mạnh, giá MWG bật tăng mạnh vượt mức 100.000 đồng/cổ phiếu. Không chỉ vậy, nhờ vào tình hình hoạt động kinh doanh thuận lợi, Thế giới Di động luôn giữ được mức giá của MWG ổn định.

Năm 2019, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các yếu tố vận chuyển, chi phí, nguyên liệu đầu vào gặp khó khăn. Giá MWG bị tác động, sau đó giảm mạnh và nhanh chóng chạm đáy. Cụ thể, vào tháng 3/2020, giá MWG chỉ còn ở mức 59.130 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, vào tháng 9/2020, giá MWG bỗng có dấu hiệu tăng trở lại, đến tháng 7/2021, ghi nhận mức giá kỷ lục đạt 176.390 đồng/cổ phiếu.

Các chỉ số tài chính cơ bản MWG

Hiện nay, Thế giới di động đang niêm yết 475,431,197 cổ phiếu. Trong đó, 3 cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ (chiếm tỷ lệ sở hữu là 10.48%), Công ty TNHH Tri Tâm (chiếm 7.92% tỷ lệ sở hữu) và Arisaig Asean Fund Limited (chiếm 6.99%).

Các chỉ số tài chính cơ bản như sau:

  • Giá cổ phiếu MWG hôm nay: 59.1 (nghìn đồng).
  • Mức giá tham chiếu: 59 (nghìn đồng).
  • EPS cơ bản: 3.42 (nghìn đồng).
  • P/E: 16.82
  • Vốn hóa thị trường: 84,154.23 (tỷ đồng).

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tình hình kinh doanh của MWG

Trong năm 2022, theo báo cáo quý I/2022, Thế giới di động đạt doanh thu 36.466,7 tỷ đồng (tăng 18.3% cùng kỳ năm trước), mức LNST đạt 1.455,2 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp lại của MWG giảm xuống còn 22.3%.

Trong khoảng thời gian này, chi phí tài chính tăng 35%, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng phát sinh thêm, tăng 17.7% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là nguyên nhân khiến LNST tăng chậm hơn so với lợi nhuận gộp.

cổ phiếu mwg

Theo báo cáo kết quả quý II/2022, doanh thu của MWG đạt 34.300 đồng, lợi nhuận gộp là 7.340 nghìn tỷ đồng (tăng 3% so với cùng kỳ). Các chi phí tài chính và bán hàng vẫn ghi nhân tăng, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống.

Theo công bố kinh doanh của doanh nghiệp, tổng kết 8 tháng đầu năm 2022, doanh thu đạt 92.283 tỷ đồng (tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó, mức LNST đạt 3.276 tỷ đồng. Do vậy, sau 8 tháng đầu năm 2022, Thế giới di động về cơ bản đã hoàn thành 66% kế hoạch về doanh thu và 50% kế hoạch về lợi nhuận sau thuế.

NĐT có nên mua mã chứng khoán MWG không?

Vào tháng 6/2022, nhiều cổ đông đã bán một lượng lớn cổ phiếu MWG khiến cho giá cổ phiếu bỗng giảm mạnh, điều này không khỏi gây bất ngờ cho các nhà đầu tư.

Trong nửa cuối năm 2022, nhiều nhà đầu tư dự đoán với tình hình lạm phát tăng cao như hiện nay, Thế giới di động sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Bởi, lạm phát tăng sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng giảm, đây là sẽ một bài toán khó cho chuỗi cửa hàng Thế giới di động và Bách Hóa Xanh.

cổ phiếu mwg

Tuy nhiên, đứng trước sự khó khăn này, Thế giới di động đã chia sẻ kế hoạch sắp tới như sau:

  • Tháng 10/2022, chính thức cho ra mắt chuỗi cửa hàng Topzone chuyên bán các mặt hàng thuộc hệ sinh thái của Apple.
  • Hạn chế mở rộng chuỗi cửa hàng Thế giới di động và Bách Hóa Xanh, thay vào đó, chuyển hướng đa dạng hóa các danh mục sản phẩm.
  • Tháng 12/2022, các sản phẩm về thời trang và thể thao sẽ được ra mắt người tiêu dùng.
  • Thành lập thêm các công ty cung cấp dịch vụ logistics.

Có thể thấy rằng, giá cổ phiếu MWG hôm nay đang ở mức thấp so với vùng giá lập đỉnh trước đó. Điều này có thể giúp các nhà đầu tư gia tăng số lượng cổ phiếu MWG trong danh mục đầu tư của mình. Vì vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đặc biệt là “lướt sóng” MWG.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về mã cổ phiếu MWG. Trong thời gian tới, dựa vào kết quả tình doanh của MWG, cổ phiếu sẽ còn gặp rất nhiều biến động trong thời điểm cuối năm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Có nên lướt sóng cổ phiếu MWG trong những tháng cuối 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Cổ phiếu BFC có còn là sự lựa chọn thích hợp trong quý 4/2022 không? https://infina.vn/blog/co-phieu-bfc/ Wed, 05 Oct 2022 09:34:40 +0000 http://infina.vn/blog/?p=13337 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/co-phieu-bfc.jpg

Trong thời gian vừa qua, nhóm cổ phiếu ngành phân bón đều có dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Trong đó, cổ phiếu BFC được rất nhiều nhà đầu tư yêu thích và muốn lựa chọn để đầu tư. Vậy, trong 3 tháng cuối năm 2022, cổ phiếu phân bón Bình Điền có còn tiềm năng […]

The post Cổ phiếu BFC có còn là sự lựa chọn thích hợp trong quý 4/2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/10/co-phieu-bfc.jpg

Trong thời gian vừa qua, nhóm cổ phiếu ngành phân bón đều có dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Trong đó, cổ phiếu BFC được rất nhiều nhà đầu tư yêu thích và muốn lựa chọn để đầu tư. Vậy, trong 3 tháng cuối năm 2022, cổ phiếu phân bón Bình Điền có còn tiềm năng phát triển không? Hãy cùng theo dõi các nhận định dưới đây của Infina nhé.

Đôi nét về Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền

Công ty Bình Điền được thành lập từ năm 1973 với tên gọi đầu tiên là Thataco. Sau nhiều lần đổi tên, vào năm 2011, công ty chính thức được cổ phần hóa và đổi tên thành CTCP Phân bón Bình Điền. Thuộc loại hình doanh nghiệp của nhà nước, hiện nay công ty luôn đứng đầu về thị phần trong ngành sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK.

Trải qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Công ty phân bón Bình Điền luôn nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Trong đó, có đến 28% thị phần khu vực miền Nam và Tây Nguyên, 10% thị phần khu vực miền Trung và 10% khu vực miền Bắc.

cổ phiếu bfc

Nhắc đến phân bón Bình Điền, người tiêu dùng nghĩ ngay đến thương hiệu sản phẩm nổi tiếng phân bón Đầu Trâu. Đây là sản phẩm chuyên được sử dụng cho các hoạt động trồng trọt hoa màu, cây ăn quả ở khu vực miền Tây và Đông Nam Bộ.

Một số sự kiện quan trọng của CTCP Phân bón Bình Điền:

  • Năm 2004, gia nhập vào TOP những doanh nghiệp có doanh số trên 1.000 tỷ đồng.
  • Năm 2007, là đơn vị có doanh số dẫn đầu trong nhóm thành viên của tập đoàn Hóa Chất Việt Nam.
  • Năm 2010, doanh nghiệp có thương hiệu mạnh tiêu biểu trong 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Thông tin về cổ phiếu Bình Điền

Lịch sử giá cổ phiếu BFC

Đầu tháng 10/2015, CTCP Phân bón Bình Điền chính thức niêm yết cổ phiếu BFC trên sàn chứng khoán HoSE với mức giá chào sàn là 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau hơn 7 năm phát hành trên thị trường, giá BFC có nhiều sự thay đổi do các yếu tố thị trường tác động.

cổ phiếu bfc

Vào ngày 30/3/2020, cổ phiếu Bình Điền bất ngờ giảm mạnh xuống 8.160 đồng/cổ phiếu do tác động của dịch bệnh Covid-19. Phải cho đến cuối năm 2021, khi nhà nước sử dụng các biện pháp mở cửa trở lại, giá BFC mới có tiến triển. Cụ thể, BFC liên tục lập đỉnh, vào tháng 8/2021 đạt mức 40.870 đồng/cổ phiếu, tháng 11/2021 đạt mức 42.110 đồng/cổ phiếu và đến tháng 3/2022 chính thức đạt kỷ lục ở mức giá 48.840 đồng/cổ phiếu.

Vào đầu năm 2022, cụ thể vào tháng 4 và tháng 5, sau nhiều vụ việc thao túng thị trường, giá BFC giảm xuống vào ổn định trong vùng giá 30.000 đồng – 35.000 đồng/cổ phiếu.

Các chỉ số tài chính cơ bản của mã BFC

Hiện nay, khối lượng cổ phiếu BFC đang niêm yết là 57.167.993 cổ phiếu. Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chiếm tỷ lệ sở hữu là 65% (tương ứng 37.159.200 cổ phiếu), sau đó là Vietnam Investment Property Holdings Ltd chiếm tỷ lệ là 3.92% (tương ứng 2.241.350 cổ phiếu).

cổ phiếu

Các thông tin tài chính cơ bản của BFC như sau:

  • Vốn điều lệ: 57.167.993.000 đồng.
  • Giá tham chiếu (nghìn đồng): 20.2
  • EPS cơ bản (nghìn đồng): 3.97
  • P/E : 6.04
  • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 1,372.03

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tiềm năng phát triển của cổ phiếu BFC trong 3 tháng cuối năm 2022

Qua nhiều năm phát triển, để nâng mức giá từ 10.000 đồng đến gần 30.000 đồng/cổ phiếu, CTCP Phân bón Bình Điền đã phải xây dựng rất nhiều chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như có định hướng phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài.

Tình hình kinh doanh của BFC trong những năm gần đây đều có sự tăng trưởng. Điều này minh chứng rằng, công ty có doanh thu tốt, mức lợi nhuận đều tăng qua các năm.

Tình hình kinh doanh của Công ty BFC trong 3 năm gần đây

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2019 2020 2021 2022
Quý 1 4.55 68.22 86.31
Quý 2 74.67 80.72
Quý 3 41.24 34.99
Quý 4 38.87 46.21 112.78
Tổng 38.87 165.94 296.76

 

Hơn thế nữa, phân bón Bình Điền không giới hạn sản phẩm cho một loại cây trồng duy nhất mà doanh nghiệp còn là đơn vị đi đầu với hàng loạt các sản phẩm cho các loại cây như: cà phê, mía, điều, chè, ngô, cây ăn quả,… Các sản phẩm này đều đảm bảo năng suất cao nhất cho người nông dân. Điều này khiến rất nhiều bà con tin tưởng và lựa chọn sử dụng các sản phẩm của Phân bón Bình Điền. Ngoài ra, các hoạt động đầu tư cũng đem lại một phần lợi nhuận cho Bình Điền.

cổ phiếu bfc

Bởi, đến nay, BFC là đơn vị duy nhất trong ngành có Hội đồng cố vấn Khoa học kỹ thuật (bao gồm: giáo sư tiến sĩ, các viện nghiên cứu, trường đại học,…). Ngoài ra, công ty luôn đề cao chất lượng đầu ra với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

Trong 3 tháng cuối năm 2022, dự đoán cổ phiếu Bình Điền sẽ có dấu hiệu khởi sắc. Do vậy, BFC rất phù hợp với những nhà đầu tư đang muốn lựa chọn đầu tư với hình thức dài hạn bởi nó ít rủi ro và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những nhận định về cổ phiếu BFC. BFC là mã cổ phiếu có nhiều tiềm năng phát triển, an toàn, thích hợp cho việc đầu tư dài hạn. Do vậy, đây là một mã cổ phiếu bạn không nên bỏ qua trong cuối năm 2022 nhé. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có những phi vụ đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Cổ phiếu BFC có còn là sự lựa chọn thích hợp trong quý 4/2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu MSB vào những tháng cuối năm 2022 không? https://infina.vn/blog/co-phieu-msb/ Thu, 29 Sep 2022 08:19:23 +0000 http://infina.vn/blog/?p=13065 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-msb.jpg

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Do vậy, mã cổ phiếu MSB luôn được nhận rất nhiều sự quan tâm nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ tháng 2/2022, giá cổ phiếu MSB bắt đầu có xu hướng đi […]

The post Nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu MSB vào những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-msb.jpg

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Do vậy, mã cổ phiếu MSB luôn được nhận rất nhiều sự quan tâm nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ tháng 2/2022, giá cổ phiếu MSB bắt đầu có xu hướng đi xuống. Vậy, trong những tháng cuối năm 2022, nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu ngân hàng Hàng Hải không? Bài viết này Infina sẽ mang tới cho mọi người những thông tin về cổ phiếu MSB nhé!

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (tên tiếng anh là Vietnam Maritime Commercial Join Stock Bank – MSB) được thành lập từ đầu năm 1991 với trụ sở chính tại Hải Phòng. Tuy nhiên, đến năm 2005, trụ ở chính đã chính thức được chuyển ra Hà Nội.

Sau hơn 30 năm đi vào hoạt động, ngân hàng MSB đã trở thành ngân hàng TMCP có số vốn khổng lồ (123.000 tỷ đồng). Hiện nay, MSB có khoảng gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch và hơn 500 cây ATM trên khắp lãnh thổ Việt Nam nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

cổ phiếu msb

Từ năm 2018, MSB có sự phát triển vượt bậc do tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, ngân hàng điện tử và thay đổi toàn diện từ thương hiệu tới phương thức làm việc.

Một số thành tích nổi bật của ngân hàng MSB:

  • TOP 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín nhất Việt Nam.
  • Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Global Finance trao tặng.
  • Giải “Ngân hàng dẫn đầu về tài trợ thương mại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (năm 2021) do Asian Development Bank tặng.
  • TOP 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu do Forbes Việt Nam tặng.

Thông tin về mã chứng khoán MSB

Lịch sử giá MSB

Tháng 12/2020, ngân hàng MSB chính thức phát hàng cổ phiếu MSB lên sàn HoSE với 1.175 triệu cổ phiếu được niêm yết. Mức giá chào bán của MSB là 15.000 đồng/cổ phiếu, đây là mức giá chào bán thấp trong ngành ngân hàng. Chính vì vậy, MSB thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư.

cổ phiếu msb

Ngay sau khi phát hành, nhìn chung, cổ phiếu MSB có xu hướng tăng đều theo từng tháng. Giá MSB cao nhất là 28.200 đồng/cổ phiếu vào tháng 11/2021. Mức giá thấp nhất của mã MSB là 12.459 đồng/cổ phiếu vào tháng 1/2021.

Thông tin tài chính cơ bản của mã MSB

Tính đến nay, cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu MSB nhất là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với 93.050.283 cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu tương ứng là 6.09%). Cổ đông thứ hai nắm giữ nhiều MSB là CTCP Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL với tỷ lệ 4.1% và cuối cùng là CTCP May – Diêm Sài Gòn với tỷ lệ là 2.84%.

Các chỉ số tài chính cơ bản của mã MSB như sau:

cổ phiếu msb

  • Giá tham chiếu: 16.95 (nghìn đồng/cổ phiếu).
  • EPS cơ bản: 2.57 (nghìn đồng).
  • P/E: 6.82
  • Giá trị sổ sách /cổ phiếu (nghìn đồng): 15.10
  • KLCP đang niêm yết: 1,527,500,000
  • KLCP đang lưu hành: 1,628,022,811
  • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 28,490.40

Xem thêm: Cập nhật lãi suất ngân hàng MSB mới nhất

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

NĐT có nên mua cổ phiếu MSB không?

Trong năm 2021, MSB có những thành tích mới và kết quả kinh doanh đáng tự hào. Trong đó, điểm nhấn của năm 2021 đó chính là:

  • Dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh, cơ cấu nguồn vốn hiệu quả và có chi phí vốn cự thấp. Điều này là động lực để giúp NII được cải thiện.
  • Tỷ lệ CASA và tín dụng tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu toàn ngành.
  • Thu nhập ở mảng kinh doanh cốt lõi và thu nhập bên ngoài giúp lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi so với năm 2020.
  • Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát hiệu quả và nợ tái cơ cấu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ.

Năm 2021, so với toàn ngành ngân hàng, MSB đứng đầu về tăng trưởng LNTT (101.66%), đứng thứ 3 về tỷ lệ CASA (35.8%), đứng thứ 3 về tăng trưởng tín dụng (23.10%).

msb

Năm 2022, thu nhập thuần trong quý II chạm mốc 2.800 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập lãi thuần chiếm đến 2.060 tỷ đồng (tăng 40%), thu nhập ngoài lãi đạt khoảng 315 tỷ đồng (tăng 223%). Tính đến lũy kế 6 tháng đầu năm, MSB có lợi nhuận trước thuế đạt 3.336 tỷ đồng (tăng 7% so với năm trước). Trong thời gian tới, MSB muốn tăng cường năng lực tài chính, gia tăng nguồn vốn trng và dài hạn để đầu tư đẩy mạnh phát triển cho chuyển đổi số.

Ngoài ra, MSB muốn gia tăng hiệu quả hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách tăng mức độ sử dụng sản phẩm khách hàng, thiết lập cơ chế kiểm soát kỷ luật, xây dựng công cụ quản lý bán hàng trên website và mobile để bảo đảm tính thuận tiện và dễ dàng quản trị danh mục khách hàng.

Tuy nhiên trong năm 2022, giá MSB có xu hướng giảm hơn so với năm 2021. Trong lĩnh vực ngân hàng, giá MSB được đánh giá khá rẻ. Do vậy, có thể nói đây là một mã cổ phiếu phù hợp với những ai thích đầu tư với số vốn nhỏ hoặc vừa.

Tổng kết

Trên đây là những phân tích về cổ phiếu MSB. Đây là một trong những cổ phiếu có tiềm năng trong những tháng cuối năm 2022. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu MSB vào những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Có nên đầu tư cổ phiếu CDO sau những tai tiếng trong quá khứ hay không? https://infina.vn/blog/co-phieu-cdo/ Wed, 28 Sep 2022 08:18:39 +0000 http://infina.vn/blog/?p=12971 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/cdo.jpg

Trên thị trường chứng khoán, những cổ phiếu có giá trị cao sẽ phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp có đang trên đà phát triển hay không. Ngược lại, những cổ phiếu có giá trị thấp sẽ khiến nhà đầu tư dễ dàng gặp rủi ro. Một trong những cổ phiếu Penny […]

The post Có nên đầu tư cổ phiếu CDO sau những tai tiếng trong quá khứ hay không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/cdo.jpg

Trên thị trường chứng khoán, những cổ phiếu có giá trị cao sẽ phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp có đang trên đà phát triển hay không. Ngược lại, những cổ phiếu có giá trị thấp sẽ khiến nhà đầu tư dễ dàng gặp rủi ro. Một trong những cổ phiếu Penny thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư gần đây nhất phải kể đến cổ phiếu CDO. Vậy, trong những tháng cuối năm 2022, liệu nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu CDO không? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này của Infina nhé.

Đôi nét về CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị

CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị (tên viết tắt CDDC) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008 với số vốn điều lệ ban đầu là 1.8 tỷ đồng. Sau nhiều năm phát triển, CDDC đã tăng số vốn điều lệ lên mức 315.049.750.000 đồng.

 cdo

Năm 2016, công ty xây dựng các ban dự án để nghiên cứu các dự án đầu tư mới và giám sát vốn đầu tư nhằm mở rộng phát triển kinh doanh. Trong đó, đáng nói nhất là dự án khách sạn trung tâm Phonsavan tại Phonsavan, Xiengkhoang, Lào và dự án Trung tâm tổ chức sự kiện Cung Xuân – Phonsavan tại Phonsavan, Xiengkhoang, Lào.

Năm 2020, CDDC đã góp thêm vốn bằng quyền khai thác 6 năm khách sạn Candle Hotel vào CTCP Cung Xuân nâng tổng số vốn góp lên 120 tỷ đồng (chiếm đến 90% vốn điều lệ CTCP Cung Xuân). Ngoài ra CDDC còn đầu tư vào các dự án lớn khác.

Lịch sử giá cổ phiếu CDO

CDO là gì? Năm 2015, CTCP Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị chính thức giao dịch cổ phiếu phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) với mã chứng khoán là CDO. Cổ đông đang sở hữu nhiều cổ phiếu CDO nhất là bà Lê Kim Thu (mẹ của chủ tịch HĐQT Vũ Đình Nhân) với 434.780 cổ phiếu. Thứ hai là ông Vũ Đình Nhân với 65.002 cổ phiếu.

Vào quý IV/2016, giá cổ phiếu CDO bất ngờ tăng mạnh rồi sau đó rơi thẳng đứng khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang. Sau đó, CDO có xu hướng đi ngang khá lâu và bật tăng trở lại từ tháng 8/2021.

cdo

Trong khoảng thời gian gần đây, CDO đã gặp rất nhiều tai tiếng. Đến tháng 6/2018, sở giao dịch HoSE chính thức hủy niêm yết toàn bộ 31.504.975 cổ phiếu CDO. Lý do là do công ty đã vi phạm nghiêm trọng trong việc công bố thông tin ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư. Trước đó, CDO đã giảm sàn 3 phiên liên tiếp, giảm sâu về ngưỡng 950 đồng/cổ phiếu.

Tính đến nay, giá CDO đạt đỉnh đạt mức 37.200 đồng/cổ phiếu vào tháng 11/2016. Tuy nhiên, vào tháng 4/2020, CDO đạt mức thấp nhất là 700 đồng/cổ phiếu.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Phân tích cổ phiếu CDO trong những tháng cuối năm 2022

Chỉ số tài chính của CDO

Giá cổ phiếu CDO cập nhật ngày 27/09/2022 là 3.700 đồng/cổ phiếu và giá tham chiếu 3.400 đồng/cổ phiếu. Các chỉ số tài chính của cổ phiếu CDO hiện tại như sau:

  • Khối lượng cổ phiếu CDO đang được niêm yết trên sàn UPCOM là 31,504,975.
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 31,504,975.
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 638,927.
  • Giá trị sổ sách/cổ phiếu (nghìn đồng): 6.91.
  • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 132.32

Tình hình kinh doanh của CDO

Năm 2020, hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Các hoạt động sản xuất kinh doanh đều không đạt được so với kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, CDO đã chuyển giao các công việc kinh doanh khách sạn sang cho công ty con. Do vậy, công ty CDO không thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

cổ phiếu

Cụ thể, năm 2020, doanh thu của CDO chỉ đạt 10,5 tỷ đồng (giảm 52,5% do với năm 2019). Không chỉ vậy, khoản lỗ của CDDC ghi nhận là 13,9 tỷ đồng. Năm 2021, doanh thu của CDO đạt mức 6 tỷ đồng, tiếp tục ghi nhận lỗ 20,6 tỷ đồng.

Định hướng phát triển của công ty

Trong tương lai, CDO sẽ tiếp tục hướng tới việc đào tạo nhân lực, hoàn thiện và chuẩn hóa các quy định để nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Ngoài ra, công ty sẽ thiết lập lại những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của hội đồng quản trị, ban giám đốc, cán bộ quản lý.

Trong hoạt động đầu tư, công ty tiếp tục sẽ tập trung vào các dự án khách sạn và trung tâm tổ chức sự kiện tại nước Lào, đầu tư trụ sở làm việc, ủy thác các dự án và giám sát đầu tư tại CTCP lương thực Hồng Hà.

Có nên đầu tư vào cổ phiếu CDO không?

Đây là một câu hỏi khiến nhiều nhà đầu tư thắc mắc. Tuy nhiên, nhìn vào các phân tích trên, CDO sẽ là một miếng bánh khó mang lại lợi nhuận lâu dài cho người đầu tư. Đối với những nhà đầu tư có khẩu vị đầu tư mạo hiểm, có thể lựa chọn mua cổ phiếu CDO để kiếm lời trong ngắn hạn.

cdo

Nhưng bạn cần phải chắc chắn rằng mình đang làm gì, bởi đến nay, hoạt động kinh doanh của CDO vẫn chưa có gì nổi bật. Hơn thế nữa, đội ngũ quản trị doanh nghiệp không rõ ràng, các chỉ số tài chính không minh bạch. Điều này có thể gây ra rủi ro lớn cho nhà đầu tư trong tương lai.

Tổng kết

Trên đây là những phân tích về cổ phiếu CDO. Đây là một trong những cổ phiếu trong quá khứ có rất nhiều tai tiếng xấu, ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư. Vì vậy, hãy xem xét kỹ lưỡng trước khi mua CDO nhé. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post Có nên đầu tư cổ phiếu CDO sau những tai tiếng trong quá khứ hay không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Đánh giá tiềm năng cổ phiếu FRT trong những tháng cuối năm 2022 https://infina.vn/blog/co-phieu-frt/ Mon, 26 Sep 2022 09:21:59 +0000 http://infina.vn/blog/?p=12883 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-frt.jpg

FPT Retail là một trong những chuỗi bán lẻ đang hoạt động mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay. Sau dịch bệnh Covid-19, tình trạng lạm phát xảy ra nhưng FPT Retail vẫn ghi nhận doanh thu có dấu hiệu tốt. Để giữ vững phong độ và gia tăng lợi nhuận, công ty đang […]

The post Đánh giá tiềm năng cổ phiếu FRT trong những tháng cuối năm 2022 appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-frt.jpg

FPT Retail là một trong những chuỗi bán lẻ đang hoạt động mạnh mẽ nhất trên thị trường hiện nay. Sau dịch bệnh Covid-19, tình trạng lạm phát xảy ra nhưng FPT Retail vẫn ghi nhận doanh thu có dấu hiệu tốt. Để giữ vững phong độ và gia tăng lợi nhuận, công ty đang triển khai nhiều kế hoạch mới. Vậy nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu FRT trong những tháng cuối năm 2022 không? Hãy cùng Infina đánh giá dưới bài viết này nhé.

Đôi nét về Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn hơn là FPT Retail. Đây là một trong những công ty liên kết của Tập đoàn FPT Việt Nam. FPT Retail được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2012. Sau 10 năm có mặt trên thị trường, công ty đã phát triển hệ thống chuỗi bán lẻ trên khắp 63 tỉnh thành. Tính đến nay, FPT Retail đã có 1.047 cửa hàng, 10.078 nhân sự và doanh thu năm 2021 đạt mức 22.459 tỷ đồng.

cổ phiếu frt

Không những vậy, FPT Retail đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, là nơi gửi trọn niềm tin của nhiều khách hàng. Hiện tại, có thể nói, đây là doanh nghiệp đứng hàng TOP về thị phần máy tính xách tay, điện thoại thông minh tại Việt Nam. Hơn nữa, FPT Retail còn được ủy quyền chính thức của Apple ở cấp độ cao nhất. Hiện nay, FPT Retail sở hữu 2 chuỗi bán lẻ và 1 công ty con là FPT Shop, F.studio By FPT, CTCP Dược phẩm FPT Long Châu.

Một số giải thưởng cao quý mà FPT Retail vinh dự được nhận:

  • TOP 100 doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ uy tín – chất lượng do người tiêu dùng bình chọn.
  • Được vinh danh là “Thương hiệu mạnh” trong 8 năm liên tiếp.
  • TOP 4 nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
  • TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu tại Châu Á – Thái Bình Dương.

Thông tin khái quát về mã chứng khoán FRT

Vào tháng 4/2018, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT chính thức phát hành cổ phiếu FRT trên sàn chứng khoán HoSE. Vậy FRT là gì? FRT là viết tắt của FPT Retail. Số lượng cổ phiếu trong lần đầu phát hành là 40 triệu cổ phiếu với mức giá là 10.000 đồng/cp. 3 vị cổ đông lớn nhất của FPT Retail là CTCP FPT, Amersham Industries Ltd, Quỹ Cơ hội Jpmorgan Việt Nam.

cổ phiếu frt

Thông tin về các chỉ tiêu tài chính của mã FRT:

  • KLCP đang lưu hành: 118,472,535 cổ phiếu.
  • Vốn hóa thị trường: 10,271.57 tỷ đồng.
  • Giá tham chiếu: 86.7
  • Chỉ số P/E: 17.34
  • Chỉ số EPS: 5.00
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 1,658,800

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Đánh giá tiềm năng của mã FRT

Lịch sử giá cổ phiếu FRT

Sau khi chào sàn, giá cổ phiếu FPT Retail có xu hướng giảm dần cho đến năm 2020 có dấu hiệu tăng trở lại và bật tăng mạnh từ cuối năm 2021. Giá cổ phiếu FRT đang là 85.400 đồng/cổ phiếu ngày 26/09/2022.

Từ năm 2018 đến tháng 3/2020, FRT chỉ giữ ở mức 20.000 – 25.000 đồng/cổ phiếu. Thậm chí, cuối tháng 3/2020, FRT có giá 10.500 đồng/cổ phiếu. Sau đó, FRT có xu hướng tăng trở lại, lần lượt vượt qua các mốc 30.000, 40.000 đồng/cổ phiếu. Đến cuối tháng 9/2021, đây là thời điểm vàng của FRT cổ phiếu tăng mạnh và liên tục phá đỉnh, chính thức vượt mốc 100.000 đồng/cổ phiếu.

cổ phiếu frt

Đến đầu năm 2022, giá FRT có xu hướng giảm nhẹ bởi ảnh hưởng tiêu cực của thị trường. Song đến tháng 4/2022 lại tiếp tục tăng và lập đỉnh tại mức giá cao nhất 171.020 đồng/cổ phiếu. Hiện tại, giá FRT đang có xu hướng giảm nhẹ, giữ ổn định ở mức trên 80.000 đồng/cổ phiếu.

Phân tích tiềm năng của mã FRT trong những tháng cuối năm 2022

Kết quả hoạt động kinh doanh tốt

Trong quý I/2022, FPT Retail công bố doanh thu đạt 7.786 tỷ đồng (tăng 67% so với cùng kỳ năm trước), hoàn thành 29% mục tiêu kế hoạch doanh thu của cả năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 204 tỷ đồng (tăng 5.3 lần so với cùng kỳ). Trong đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ từ việc bán online và doanh thu bán laptop lần lượt tăng là 60% và 74% so với cùng kỳ năm 2021.

fpt retail

Tại quý II/2022, nhu cầu tiêu dùng giảm hơn so với trước tết nhưng FPT Retail vẫn có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt. Cụ thế, doanh thu thuần đạt mức 6.200 tỷ đồng (tăng 43% so với 2021), lợi nhuận sau thuế đạt 47 tỷ đồng (tăng tới 55% so với 2021).

Sang quý III/2022, kết quả kinh doanh của công ty vẫn duy trì ở mức tốt. Đáng chú ý nhất là doanh thu đến từ chuỗi cửa hàng Nhà thuốc Long Châu đạt 4.800 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2021). Không những vậy, Trong đầu năm 2022, Long Châu được phép phân phối 1 triệu viên thuốc giúp điều trị bệnh Covid-19 ra thị trường.

Xem thêm: FRT – Câu chuyện ngành bán lẻ nửa cuối năm 2022

Mở rộng hệ thống bán lẻ để duy trì thị phần

Sau 2 năm dịch bệnh khó khăn, để khôi phục lại thị phần, FPT Retail triển khai nhiều kế hoạch mở rộng thị trường, tăng thị phần sản phẩm, đa dạng hóa các mẫu mã và tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng và thu hút những nhóm khách hàng tiềm năng khác.

Cụ thể, FPT Shop đã mở thêm 70 trung tâm laptop để duy trì thị phần, 100 cửa hàng FPT Shop được mở rộng trong các khu vực đông dân cư. Hơn thế nữa, các sản phẩm về Gaming cũng được bổ sung thêm vào các hệ thống trên cả nước.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu cũng tiếp tục mở thêm 278 cửa hàng mới. Không những vậy, Long Châu còn hợp tác với Boehringer Ingelheim Việt Nam triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già. Quá trình phát triển ứng dụng Nhà thuốc Long Châu rất tốt, đến nay đã cán mốc 1.5 triệu người sử dụng.

cổ phiếu frt

Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất

Ngoài ra, FRT tiếp tục nâng cao, hoàn thiện cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tăng hiệu suất vận hàng giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Theo như những phân tích trên, FRT vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, tuy nhiên dự kiến mức tăng trưởng sẽ không quá mạnh mẽ. Nếu nhà đầu tư muốn đầu tư dài hạn thì nên chọn mã cổ phiếu này để hạn chế rủi ro. Theo SSI, mức giá mục tiêu của FRT là 91.500 đồng/cổ phiếu. Vì vậy, nếu nhà đầu tư muốn lướt sóng thì nên cân nhắc bởi rất dễ gặp rủi ro.

cổ phiếu

Xem thêm: Chia sẻ về cổ phiếu FRT

Tổng kết

Trên đây là những nhận định về tiềm năng của cổ phiếu FRT trong những tháng cuối năm 2022. Trong dài hạn, xét thấy FRT vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, vì vậy NĐT có thể kỳ vọng vào mã cổ phiếu này. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Đánh giá tiềm năng cổ phiếu FRT trong những tháng cuối năm 2022 appeared first on Infina Blog.

]]>
Liệu cổ phiếu NKG có tiềm năng sinh lời trong những tháng cuối năm 2022 không? https://infina.vn/blog/co-phieu-nkg/ Mon, 19 Sep 2022 08:26:09 +0000 http://infina.vn/blog/?p=12542 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-nkg.jpg

Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu thép luôn được coi là tâm điểm đầu tư. Hiện nay, trên sàn giao dịch có khoảng hơn 20 mã cổ phiếu nhóm ngành thép trong đó có cổ phiếu thép nam kim (mã cổ phiếu: NKG) thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà […]

The post Liệu cổ phiếu NKG có tiềm năng sinh lời trong những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-nkg.jpg

Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu thép luôn được coi là tâm điểm đầu tư. Hiện nay, trên sàn giao dịch có khoảng hơn 20 mã cổ phiếu nhóm ngành thép trong đó có cổ phiếu thép nam kim (mã cổ phiếu: NKG) thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư. Liệu trong những tháng cuối năm của năm 2022, giá cổ phiếu NKG có bật tăng hay không? Hãy cùng Infina theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Đôi nét về Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Tôn Nam Kim)

Công ty Cổ phần Thép Nam Kim được thành lập vào cuối năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng. Có thể nói, sau nhiều năm hoạt động và phát triển trên thị trường, Tôn Nam Kim đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất tôn mạ hàng đầu Việt Nam. Để đạt được điều này, Tôn Nam Kim luôn tiên phong trong việc đầu tư công nghệ để cung cấp sản phẩm cả trong và ngoài nước đạt chất lượng tốt nhất.

cổ phiếu nkg

Hiện nay, sản phẩm của Tôn Nam Kim đã đặt chân đến hơn 50 quốc gia trên thế giới. Điều đáng nói, doanh nghiệp này chú trọng sử dụng công nghệ hiện đại từ Đức, Bỉ,… Ngoài ra nguồn nguyên liệu cũng được nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan,…

Các lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp này là: Sản xuất sắt, thép, gang, buôn bán kim loại, quặng kim loại, gia công cơ khí và một số lĩnh vực khác.

Thông tin chung về cổ phiếu Nam Kim

Vào đầu tháng 1/2011, Thép Nam Kim chính thức phát hành mã cổ phiếu NKG trên sàn giao dịch chứng khoán HoSE. Trong những đầu phát hành, giá cổ phiếu NKG không có nhiều biến động, không những vậy, trong thời điểm dịch bệnh đỉnh điểm, giá cổ phiếu này có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, đến năm 2021, sau khi dịch bệnh được cải thiện, cổ phiếu Nam Kim đã có những bước chuyển mình, tăng trưởng vượt bật và đạt đỉnh cao nhất từ trước tới giờ.

cổ phiếu thép

Các thông tin cơ bản cổ phiếu Tôn Nam Kim (cập nhật ngày 16/09/2022) như sau:

  • Giá cổ phiếu: 22.200 đồng/cp.
  • Chỉ số EPS cơ bản: 6.71 (nghìn đồng)
  • Hệ số P/E: 3.49
  • Hệ số beta: 1.27
  • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên: 16,106,060.
  • KLCP đang niêm yết: 263,277,806
  • KLCP đang lưu hành: 263,277,806
  • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 5,844.77

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina sẽ được tặng ngẫu nhiên tiền thưởng lên đến 2 triệu đồng. Giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Đánh giá tiềm năng của cổ phiếu NKG

Ở thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu thép Nam Kim có xu hướng giảm hơn so với trước đó. Tuy nhiên, để nhận định cổ phiếu NKG, nhà đầu tư cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác.

Lịch sử giá cổ phiếu NKG

Đặc biệt với những lợi thế có sẵn của NKG cổ phiếu chắc chắn sẽ bật tăng trở lại. Bởi theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2021, doanh thu thuần đạt 28.173 tỷ đồng (tăng khoảng 2.5 lần so với cùng kỳ năm ngoái), lợi nhuận sau thuế cũng tăng khoảng 7.5 lần, đạt khoảng 2.225 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu của xuất khẩu đạt mức 19.200 tỷ đồng (tăng 4 lần năm trước). Đây thực sự là một con số ấn tượng.

cổ phiếu nkg

Cũng chính vì những yếu tố này khiến giá chứng khoán NKG đã từng đạt tới 55.900 đồng/cp trong khi trong những năm đầu tiên hoạt động, cổ phiếu này đã từng trải qua mức giá thấp nhất là 1.970 đồng/cp (năm 2013).

Nhận định tiềm năng của cổ phiếu NKG

Nhu cầu về thép ngày càng tăng cao, điều này sẽ khiến cho thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu được cải thiện. Trong những tháng cuối năm 2022, cổ phiếu này được đánh giá có triển vọng trong thời gian ngắn hạn, điều này rất thích hơp cho những nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư trong khoảng thời gian ngắn.

cổ phiếu nkg

Hơn nữa, trong năm 2021, đối với NKG cổ phiếu đã có mức phát triển rực rỡ. Không chỉ vậy, sản lượng thép Tangshan bị phong tỏa từ cuối tháng 2/2022, vì vậy, nguồn cung thép của Trung Quốc ra thế giới sẽ giảm mạnh. Đây cũng chính là một cơ hội cho Thép Nam Kim mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như nắm bắt cơ hội chuyển mình.

Xem thêm: Top 5 cổ phiếu ngành thép tốt nhất, tiềm năng đầu tư sinh lời cao nhất hiện nay

Một số lưu ý khi đầu tư cổ phiếu Nam Kim

Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn nhạy cảm, nhà đầu tư cần phải thận trọng khi đầu tư chứng khoán, kể cả là cổ phiếu Nam Kim. Bạn nên cân nhắc một số lưu ý sau để tránh khỏi rủi ro khi đầu tư vào Nam Kim:

  • Sự biến động của giá thép: Giá HRC liên tục tăng từ năm 2020, tuy nhiên, HRC tăng đồng nghĩa biên lợi nhuận bị thu hẹp, điều này có thể làm giảm lợi nhuận cuối năm 2022.
  • Sự cạnh tranh trong nước: Ngành thép có rất nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng rất lớn, các đối thủ chính của Nam Kim đều kiểm soát tốt giá thành như Thép Hòa Phát, Tôn Hoa Sen,… Chưa kể còn sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới gia nhập thị trường.

cổ phiếu thép

Xem thêm: HPG – con tàu thép và chuyến ra khơi

  • Bảo hộ thương mại: Hiện nay, các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines đang đồng loạt áp thuế suất với các sản phẩm tôn mạ và thép của Việt Nam, do vậy, việc xuất khẩu của Tôn Nam Kim cũng sẽ gặp nhiều thách thức.

Tổng kết

Trên đây là nhận định cơ bản về tiềm năng của cổ phiếu Nam Kim. Cổ phiếu này đang được khuyến nghị khả quan, tuy nhiên với sự biến động phức tạp của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cũng cần phải thận trọng khi đưa ra quyết định. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công trong tương lai.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Liệu cổ phiếu NKG có tiềm năng sinh lời trong những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Có nên vào cổ phiếu ROS những lúc “tâm bão” với họ FLC không? https://infina.vn/blog/co-phieu-ros/ Thu, 15 Sep 2022 06:27:12 +0000 http://infina.vn/blog/?p=12449 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-ros.jpg

Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều thông tin về mã cổ phiếu ROS. Có thể nói, đây là một trong những cổ phiếu thu hút được rất nhiều quan tâm của nhà đầu tư, kể cả là những người không tham gia vào thị trường chứng khoán. Những thông tin xấu đã […]

The post Có nên vào cổ phiếu ROS những lúc “tâm bão” với họ FLC không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-ros.jpg

Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều thông tin về mã cổ phiếu ROS. Có thể nói, đây là một trong những cổ phiếu thu hút được rất nhiều quan tâm của nhà đầu tư, kể cả là những người không tham gia vào thị trường chứng khoán. Những thông tin xấu đã trực tiếp ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ROS trên thị trường. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Để nhà đầu tư có thêm thông tin về cổ phiếu này, Infina sẽ giải đáp mọi thắc mắc dưới bài viết sau. Mời quý bạn đọc dõi theo.

Cổ phiếu ROS do doanh nghiệp nào phát hành?

Cổ phiếu ROS là một loại cổ phiếu được phát hành vào năm 2016 bởi CTCP xây dựng FLC Faros trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. FLC Faros được thành lập vào năm 2011 với tiền thân là một CTCP xây dựng và đầu tư hạ tầng Vĩnh Long.

cổ phiếu ros

Đến năm 2015, công ty này đổi tên thành CTCP xây dựng FLC Faros. Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp chỉ khoảng 1.5 tỷ đồng, do thuộc tập hợp các công ty của tập đoàn FLC nên nó được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm chú ý.

Trong những năm đầu tiên vận hành, FLC Faros hoạt động tập trung vào kinh doanh thi công các công trình xây dựng cao tầng, dự án dân sinh và dân dụng. Do vậy, sau nhiều năm phát triển, FLC Faros cũng thành lập thêm nhiều công ty con khác điển hình như FLC Faros Vân Đồn, công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Eden Garden, Bright Future, Golden Choice, RTS,…

Lịch sử giá của cổ phiếu ROS

Để nhận định cổ phiếu ROS, nhà đầu tư cần quan tâm đến lịch sử giá của nó. ROS có giá là 12.600 đồng/cp ngay khi mới chào sàn. Đặc biệt, ngay sau 1 tháng, giá trị của cổ phiếu này tăng phi mã (225%) và có tới 20 phiên tăng trần, tiếp đà tăng trưởng lên đến 35 phiên giao dịch liên tiếp.

cổ phiếu ros

Tuy nhiên, đến tháng 10/2020, giá mở cửa của cổ phiếu ROS chỉ còn 5.600 đồng/cp và giá khớp lệnh là 5.520 đồng/cp. Sau đó, là những ngày tháng đen tối của cổ phiếu ROS, nó khiến nhiều nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa khi trong 52 tuần giao dịch liên tiếp, ROS đạt mức thấp nhất là 2.170 đồng/cp (tháng 12/2020). Có thể nói, đây là một mức giá quá thấp khiến nhà đầu tư không khỏi bất ngờ. Họ nhanh chóng bán tháo tất cả do vậy, giá cổ phiếu ROS càng giảm mà không thể bật tăng trở lại.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina sẽ được tặng ngẫu nhiên tiền thưởng lên đến 2 triệu đồng. Giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tại sao cổ phiếu ROS giảm mạnh?

Vì sao ROS giảm mạnh không phanh? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều đặt ra. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ROS. Đầu tiên, phải kể đến đó là các thông tin tiêu cực bị ảnh hưởng trong thời kỳ dịch bệnh covid-19. Do đó, ngay trong thời gian này, cổ phiếu bị tụt dốc bất ngờ khiến đa số nhà đầu tư phải ngỡ ngàng.

Trên thị trường chứng khoán, với ROS cổ phiếu đã từng nằm trong danh sách cổ phiếu thuộc nhóm VN30 nhưng có thời điểm lại tụt xuống với mức giá chỉ còn vào nghìn đồng. Vậy, ngoài yếu tố dịch bệnh, ROS còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào không?

Câu trả lời là có, ngay tại thời điểm đó, ông Trịnh Văn Quyết đã đưa ra quyết định thoái vốn khỏi doanh nghiệp và rời khỏi chiếc ghế chủ tịch của FLC. Đây là quyết định khiến nhà đầu tư hoang mang, họ bị mất niềm tin cũng như không còn cảm thấy an toàn với mã cổ phiếu này. Vì vậy, nhà đầu tư nhanh chóng bán tháo với số lượng lớn chứng khoán để thoát hàng.

cổ phiếu ros

Theo quyết định mới đây nhất, cổ phiếu ROS đã chính thức bị hủy niêm yết bởi FLC Faros đã có vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ công bố thông tin, che giấu hàng loạt dữ liệu (Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, báo cáo thường niên năm 2021, báo cáo tài chính quý I, II/2022) và các trường hợp khác mà Ủy ban chứng khoán Nhà nước xét thấy cần phải hủy niêm yết ngay lập tức để nhằm bảo vệ quyền lợi và trấn an tinh thần của nhà đầu tư.

Nhận định về cổ phiếu ROS trong thời gian tới

Chỉ sau 5 ngày có thông báo bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE, ngay lập tức, FLC Faros đã chính thức là hồ sơ chuyển sang giao dịch trên sàn UPCOM. Trong đó, có tới 567 triệu cổ phiếu ROS được đăng ký chuyển sàn, số tiền tương ứng là 567 tỷ đồng theo mệnh giá.

cổ phiếu ros

Không chỉ vậy, ban lãnh đạo của FLC Faros cũng đang bị khởi tố, vì vậy, việc vực dậy giá ROS là điều không thể, chưa kể là niềm tin của nhà đầu tư cũng đã mất. Trong tương lai, ROS có thể được giao dịch trở lại nếu khắc phục được các vi phạm và có nguyện vọng đề xuất giao dịch trở lại.

Vì vậy, có thể nhận thấy, trong thời điểm hiện tại, ROS không phù hợp với những nhà đầu tư có mục tiêu kiếm lợi nhuận trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu bạn là một người thích mạo hiểm thì có thể đầu tư để nắm giữ cổ phiếu ROS với giá rẻ.

Tổng kết

Trên đây là nhận định về cổ phiếu ROS. Có thể nói, đây là thời điểm nhạy cảm của cổ phiếu này, do vậy nhà đầu tư hãy lưu ý khi quyết định đầu tư nhé. Chúc mọi người luôn có những phi vụ đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Có nên vào cổ phiếu ROS những lúc “tâm bão” với họ FLC không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Có nên đầu tư cổ phiếu CMX vào thời điểm những tháng cuối năm 2022 không? https://infina.vn/blog/co-phieu-cmx/ Tue, 13 Sep 2022 07:01:57 +0000 http://infina.vn/blog/?p=12377 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-cmx.jpg

Trước sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian vừa qua. Nhiều cổ phiếu đã bị sụt giảm nặng nề, đa số các nhà đầu tư trở nên hoang mang, khó xác định giá cổ phiếu. CMX là một trong những cổ phiếu ngành thủy sản được rất nhiều người […]

The post Có nên đầu tư cổ phiếu CMX vào thời điểm những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/co-phieu-cmx.jpg

Trước sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong khoảng thời gian vừa qua. Nhiều cổ phiếu đã bị sụt giảm nặng nề, đa số các nhà đầu tư trở nên hoang mang, khó xác định giá cổ phiếu. CMX là một trong những cổ phiếu ngành thủy sản được rất nhiều người chú ý đến. Vậy có nên đầu tư cổ phiếu CMX vào thời điểm này không? Hãy cùng Infina nhận định mã cổ phiếu này qua bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về Công ty Cổ phần Camimex Group

Công ty Cổ phần Camimex Group là công ty chuyên về chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu. Hiện tại, trụ sở chính của Camimex tại 333 Cao Thắng, phường 8, tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Vào năm 2010, Camimex chính thức phát hành cổ phiếu CMX trên sàn giao dịch HoSE.

Camimex được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1977. Sau hơn 40 năm trên thương trường, doanh nghiệp đã khẳng định vị thế của mình về giá trị xuất nhập khẩu so với khu vực trong ngành. Không chỉ vậy, Camimex Group còn mở rộng quy mô, tăng hiệu quả hoạt động gắn với phát triển bền vững.

cổ phiếu cmx

Tính đến nay, Camimex đã đạt được rất nhiều thành tựu như:

  • Năm 2009, đứng vị trí thứ 3 về giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm.
  • Năm 2015, đạt chứng chỉ tôm sinh thái toàn diện do Naturland và IMO cấp.
  • Năm 2002, trở thành doanh nghiệp duy nhất có chứng nhận để chế biến các sản phẩm về tôm sinh thái nhập khẩu vào Thủy Điển.

Một số sự kiện đáng chú ý của doanh nghiệp Camimex Group:

  • Năm 2008, tăng vốn điều lệ lên đến 88,815 tỷ đồng.
  • Năm 2011, hoàn tất việc thoái vốn nhà nước và trở thành doanh nghiệp có 100% vốn tư nhân.
  • Năm 2020, vốn điều lệ tăng lên hơn 264 tỷ đồng.
  • Năm 2021, vốn điều lệ tăng lên mức hơn 908 tỷ đồng.

Lịch sử giá cổ phiếu của Camimex Group

Sau hơn 10 năm được phát hành ra công chúng, giá cổ phiếu CMX đã trải qua rất nhiều sóng giá tăng giảm. Đặc biệt, vào cuối tháng 8/2019, sau khoảng thời gian đi ngang của CMX cổ phiếu đã tăng mạnh và tạo đỉnh. Sau đó, giá CMX giảm xuống và bật trở lại phá đỉnh cũ đi lên. Cụ thể:

Xem thêm: Thị trường phân hóa thành 3 dạng cổ phiếu sau điều chỉnh

cổ phiếu

  • Giá CMX đạt mức cao nhất là 26.950 đồng/cp vào tháng 4/2022.
  • Giá CMX bị rớt xuống thấp nhất là 2.100 đồng/cp vào tháng 4/2017.

Giá cổ phiếu CMX có sự sụt giảm theo xu hướng chung của thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Hiện nay, giá CMX là 14.250 đồng/cp (cập nhật ngày 13/09/2022).

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tình hình kinh doanh của Công ty CMX

Theo báo cáo tài chính quý II/2022 của CTCP Camimex Group, doanh thu quý đạt mức 897 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ năm trước). Lợi nhuận gộp của CMX đạt 130 tỷ đồng (gấp đôi so với cùng kỳ năm trước).

Kết thúc quý II/2022, công ty CMX ghi nhận khỏa lợi nhuận sau thuế đạt 46 tỷ đồng, với 36 tỷ đồng từ lãi của công ty mẹ. Có thể nói, đây cũng là mức doanh thu cao nhất của doanh nghiệp này trong vòng 2 năm trở lại đây.

cổ phiếu

Với những con số trên, sau 6 tháng đầu năm, CMX đạt 35% kế hoạch doanh thu năm 2022. Được biết, trong thời gian này, CMX đang đầu tư và hoàn thiện thêm nhiều nhà máy chế biến tôm, dự kiến công suất tăng lên 20.000 tấn/năm. Không chỉ vậy, CMX cũng đang nghiên cứu các công nghệ cao để đưa vào hoạt động.

Xem thêm: Top 5 cổ phiếu ngành thủy sản giúp các bạn “về bờ” nhanh chóng hơn bao giờ hết trong 2022

NĐT có nên đầu tư cổ phiếu CMX không?

Để đầu tư vào một cổ phiếu, nhà đầu tư cần xem xét nhiều yếu tố. Sau đây Infina sẽ nêu những luận điểm về cổ phiếu CMX để nhà đầu tư tham khảo.

Giá cước vận tải giảm

Sau khoảng thời gian giá cước vận tải biển tăng mạnh, hoạt động full công suất, giá cước vận tải biển đang có xu hướng hạ nhiệt. Có thể nói, đây là một yếu tố tích cực cho các doanh nghiệp xuất/nhập khẩu đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản. Điều này sẽ tác động tích cực đến ngành thủy sản nói chung và CMX nói riêng.

Tăng vốn vay

Một trong những vấn đề lớn nhất của CMX là vấn đề vay vốn. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của đại dịch covid-19 khiến tốc độ tăng trưởng của CMX bị chững lại. Tuy nhiên, sau khi thông qua đợt chia cổ tức CMX đã tăng vốn. Vốn chủ qua các quý đều có dấu hiệu tăng trưởng. Có thể nói, đây sẽ là tiền đề giúp CMX có cơ hội vay vốn nhiều hơn từ các ngân hàng.

cổ phiếu cmx

Nhu cầu xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Bước vào thời điểm chuẩn bị thành phẩm cho cuối năm, nhu cầu xuất/nhập khẩu ngành thủy sản tăng mạnh. Bởi, đây là khoảng thời gian có nhiều dịp lễ lớn như Giáng sinh, Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán. Với ưu thế là hàng tồn kho mạnh, dự đoán cổ phiếu CMX sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích khi xuất hàng ra nước ngoài.

Xem thêm: [BẢN TIN NHANH] Thiếu nguyên liệu đầu vào, giải pháp nào dành cho nhóm ngành nông lâm thuỷ sản?

Hưởng lợi ích từ hiệp định EVFTA

Hiện tại, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ 2 cho liên minh Châu Âu (chỉ sau Trung Quốc). Nhu cầu nhập khẩu ngành thủy sản từ EU rất lớn, mỗi năm dự kiến >50 tỷ USD.

cổ phiếu cmx

Từ thời điểm EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt nam sang Châu Âu có nhiều sự thay đổi lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu đãi từ hiệp định này, do vậy, họ liên tục đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Do vậy, từ giờ đến cuối năm, công ty CMX có rất nhiều lợi thế, hứu hẹn mã cổ phiếu CMX được đánh giá khả quan. Tuy nhiên, dư địa tăng giá của CMX được đánh giá không quá mạnh. Vì vậy, cổ phiếu này sẽ không phù hợp với nhà đầu tư dài hạn.

Tổng kết

Trên đây là nhận định về cổ phiếu CMX trong những tháng cuối năm 2022. Hy vọng qua bài viết trên, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về công ty Camimex Group. Chúc mọi người luôn có những phi vụ đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Có nên đầu tư cổ phiếu CMX vào thời điểm những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Nhận định cổ phiếu MBB 2022: Liệu có triển vọng tăng trưởng tốt trong tương lai? https://infina.vn/blog/co-phieu-mbb/ Thu, 08 Sep 2022 07:31:09 +0000 http://infina.vn/blog/?p=12233 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/Co-phieu-ngan-hang-MBBank.jpg

Cổ phiếu MBB thuộc nhóm cổ phiếu ngân hàng được nhiều nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Do chất lượng tài sản được duy trì ở mức tốt và có vị thế trong ngành, chứng khoán MMB được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với giá mục tiêu đạt mức 17.700 đồng/cổ phiếu. […]

The post Nhận định cổ phiếu MBB 2022: Liệu có triển vọng tăng trưởng tốt trong tương lai? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/09/Co-phieu-ngan-hang-MBBank.jpg

Cổ phiếu MBB thuộc nhóm cổ phiếu ngân hàng được nhiều nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Do chất lượng tài sản được duy trì ở mức tốt và có vị thế trong ngành, chứng khoán MMB được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng với giá mục tiêu đạt mức 17.700 đồng/cổ phiếu. Cùng Infina phân tích xem liệu giá cổ phiếu MBBank có thực sự triển vọng không nhé.

Thông tin tổng quan về ngân hàng phát hành cổ phiếu MBB

Mã cổ phiếu MBB còn được giới đầu tư gọi là cổ phiếu MBBank hoặc cổ phiếu MB. Đây là mã chứng khoán do Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân đội phát hành.

Xem thêm: Top 10 cổ phiếu ngân hàng tiềm năng sinh lời cao, nên đầu tư 2022

Giới thiệu chung về Ngân hàng Quân đội

Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Quân Đội (gọi tắt Ngân hàng Quân đội) thành lập ngày 4/11/1994 với vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng. Là ngân hàng trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam nên cổ đông chính của MBBank lần lượt gồm: Viettel (14.01%), Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (9.34%), Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (7.39%) và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (7.14%),…

  • Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
  • Tên tiếng Anh: Military Commercial Joint Stock Bank
  • Tên viết tắt: MCSB (MBB)
  • Địa chỉ: Số 18 đường Lê Văn Lương, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
  • Website: https://www.mbbank.com.vn/

Ngân hàng cổ phiếu MBB

Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng MB

  • Dịch vụ thẻ ngân hàng MB.
  • Dịch vụ ngân hàng điện tử MBBank.
  • Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng MB.
  • Bảo hiểm nhân thọ ngân hàng MB.
  • Sản phẩm cho vay với các gói vay vốn đa dạng cho cá nhân và doanh nghiệp.
  • Dịch vụ ngân hàng số MB (App MBBank, Internet Banking MB, MB Bankplus, SMS Banking MB).

Các cổ đông sở hữu MBB cổ phiếu

Cổ đông ngân hàng cổ phiếu MBB

Các công ty do Ngân hàng Quân đội nắm giữ

Các công ty cổ phiếu MBB góp vốn
Các công ty MBB góp vốn

Nhận định tiềm năng mã cổ phiếu MBB

Cổ phiếu Ngân hàng Quân đội là mã chứng khoán ngân hàng được rất nhiều nhà đầu tư săn đón vì MBBank luôn lọt TOP 10 ngân hàng uy tín tại Việt Nam. Để dự đoán tiềm năng chứng khoán MB, nhà đầu tư cần nắm rõ biểu đồ mã chứng khoán Ngân hàng Quân đội qua các năm và tình hình tài chính của nhà băng này.

Thông tin sơ lược về mã chứng khoán MBB

  • Mã niêm yết: MBB (sàn giao dịch HoSE).
  • Ngày giao dịch đầu tiên: 1/11/2011.
  • Giá đóng cửa phiên GD đầu tiên (nghìn đồng): 13.800 đ.
  • Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu: 730,000,000.
  • Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 3,778,321,777.
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 4,533,986,133.
  • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 104,281.68.

Lịch sử giá cổ phiếu MB Bank

Tuy có nhiều biến động, nhưng lịch sử giá cổ phiếu Ngân hàng Quân đội đã từng tăng đến 90% chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021. Sau đây là một số cột mốc quan trọng về giá cổ phiếu ngân hàng MBB:

  • 1/11/2011: Giá chào sàn lần đầu niêm yết là 13.800 đồng/cổ phiếu.
  • 27/12/2011: Giá cổ phiếu MBB ở mức thấp nhất là 3.180 đồng/cổ phiếu.
  • 31/12/2020: Đạt mức 23.000 đồng/cổ phiếu.
  • 30/6/2021: Giá tăng 90% trong 9 tháng, đạt mức 43.450 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng MBBank mới nhất

Kết quả kinh doanh Ngân hàng MBB

Quý 1/2022: Lợi nhuận sau thuế của MBBank tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 4.546 tỷ đồng, chủ yếu đến NIM mở rộng và tăng trưởng tín dụng.

Cụ thể, tín dụng hợp nhất của Ngân hàng đạt mức 14,8% YTD, so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành chỉ 5% thì cao hơn gần gấp 3 lần. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm 17% so với cuối năm 2021.

Quý 2/2022: Lợi nhuận sau thuế đạt 4.623 tỷ đồng (+78,1% yoy), ghi nhận mức tăng trưởng mạnh ở cả ngân hàng mẹ và các công ty con (trừ MB Agea Life và MIG).

Chủ yếu mức tăng trưởng lợi nhuận vẫn đến từ NIM mở rộng, tăng tín dụng và giảm chi phí dự phòng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu lại tăng 21 bps và chỉ số bao phủ nợ xấu lại giảm 29% so với cuối Quý 1. Đây là sự suy giảm nhẹ về chất lượng tài sản, nhưng vẫn ở mức tốt nếu xét trên toàn ngành.

Kết quả kinh doanh và chiến dịch kinh doanh cổ phiếu MBBank

Xem thêm: NIM là gì? Hệ số NIM có ý nghĩa như thế nào trong lĩnh vực ngân hàng?

Lịch sử trả cổ tức MBB từ 2018 – 2022

  • 17/1/2018: Trả cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 6%.
  • 6/7/2018: Trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:5.
  • 5/4/2019: Trả cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 6%.
  • 18/9/2019: Trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:8.
  • 5/10/2020: Trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:15.
  • 12/7/2021: Trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:35.
  • 22/8/2022: Trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:20.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Dự đoán cổ phiếu MBB: Tiềm năng hay rủi ro

Theo các công ty chứng khoán khuyến nghị, giá mục tiêu của chứng khoán MBB có thể đạt mức 39.350 đồng/cổ phiếu trong thời gian tới, gần chạm mức “huy hoàng” vào thời điểm 30/6/2021. Một số luận điểm đầu tư dưới đây có thể sẽ hữu ích với các nhà đầu tư quan tâm đến mã chứng khoán MB.

Về lợi thế khi đầu tư cổ phiếu Ngân hàng Quân đội

MB sở hữu hệ sinh thái các sản phẩm tài chính tương đối đầy đủ, tập trung bán lẻ vào khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là tệp khách hàng có tiềm năng khai thác lâu dài trong tương lai.

Uy tín, thương hiệu Ngân hàng Quân đội gắn liền với Bộ Quốc Phòng và các doanh nghiệp của Quân đội như Viettel. Vì thế mức độ an toàn của cổ phiếu tương đối cao.

Tình hình hoạt động kinh doanh của MBBank không quá biến động. Kết quả có phần khả quan dù một số chỉ số chất lượng tài sản có giảm nhẹ, nhưng so với toàn ngành vẫn đang ở mức tốt.

Tại thời điểm này, MB đang là bên tiếp nhận bắt buộc 1 tổ chức tín dụng. Do đó, trong những tháng cuối năm 2022 và thời gian tới, khả năng lớn Ngân hàng Quân đội sẽ tiếp tục được phân bổ hạn mức tín dụng ở mức cao.

MB có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp và là 1 trong 2 bank có tỷ lệ bao phủ nợ cao nhất ngành, vì ngân hàng có trích lập dự phòng. Vì thế khả năng chịu rủi ro tương đối tốt.

Nhìn vào lịch sử chia cổ tức MB, có thể thấy hoạt động này có kế hoạch rõ ràng, minh bạch.

Xem thêm: Nếu đầu tư vào mã cổ phiếu MBB 10 triệu từ năm 2021 thì bạn có lời không?

Rủi ro

Chi phí huy động vốn của các ngân hàng có thể tăng dần trở lại theo diễn biến thị trường.

2 công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm của Ngân hàng MB đang hoạt động không thuận lợi, gồm: MB Agea Life và MIG.

Diễn biến cổ phiếu ngân hàng đang khá biến động, có thể đang “dò đáy” sau thời gian lập đỉnh hồi giữa năm 2021.

Tổng kết

Qua các phân tích trên, có thể nhận định cổ phiếu MBB có triển vọng trong dài hạn vì tiềm năng tăng trưởng tín dụng lớn, chất lượng tài sản ở mức tốt, nguồn vốn dồi dào,… Với sự hỗ trợ của ngân hàng số, số lượng khách hàng của Ngân hàng Quân đội cũng tăng đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy sức bật của mã chứng khoán MB nửa cuối năm 2022 và trong vài năm tới.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Nhận định cổ phiếu MBB 2022: Liệu có triển vọng tăng trưởng tốt trong tương lai? appeared first on Infina Blog.

]]>
NĐT có nên đầu tư cổ phiếu DPM vào những tháng cuối năm 2022 không? https://infina.vn/blog/co-phieu-dpm/ Tue, 30 Aug 2022 04:28:29 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11904 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/co-phieu-dpm.jpg

Trong thời gian qua, cổ phiếu DPM có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Do vậy, có rất nhiều nhà đầu tư phân vân liệu mã cổ phiếu này có còn tiềm năng trong những tháng cuối năm 2022 hay không? Bài viết này, Infina sẽ giúp các nhà đầu […]

The post NĐT có nên đầu tư cổ phiếu DPM vào những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/co-phieu-dpm.jpg

Trong thời gian qua, cổ phiếu DPM có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Do vậy, có rất nhiều nhà đầu tư phân vân liệu mã cổ phiếu này có còn tiềm năng trong những tháng cuối năm 2022 hay không? Bài viết này, Infina sẽ giúp các nhà đầu tư nhận định cổ phiếu DPM trong tương lai. Mời quý bạn đọc cùng dõi theo nhé.

Đôi nét về Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

Tổng quan

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP là một thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và hoạt động chính thức vào đầu năm 2004. Cuối năm 2004, công ty này đã tiếp nhận Nhà máy đạm Phú Mỹ từ tổ hợp nhà thầu Technip – Samsung để quản lý và vận hành, tiến hành cho ra mắt sản phẩm Ure thương hiệu Đạm Phú Mỹ ra ngoài thị trường.

cổ phiếu dpm

Vào năm 2007, theo chỉ đạo của Bộ Công Nghiệp, chuyển đổi công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí từ 100% vốn nhà nước sang Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí theo mô hình CTCP.

Hiện nay, các sản phẩm chủ lực là phân đạm (Ure) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho nông nghiệp cả nước. Ngoài ra, còn có các sản phẩm khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/Formaldehyde, H2O2, các hóa chất để sử dụng cho khai thác dầu khí.

Một số danh hiệu nổi bật

  • Năm 2013, được trao tặng huân chương Lao động hạng nhất.
  • Năm 2014, thương hiệu Đạm Phú Mỹ chính thức được công nhận là Thương hiệu quốc gia.

cổ phiếu dpm

  • Năm 2020, TOP 5 doanh nghiệp niêm yết: Quản trị công ty tốt nhất do sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh vinh danh.
  • Năm 2020, TOP 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam.
  • Năm 2020, danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao (17 lần liên tiếp).

Thông tin cổ phiếu DPM

Năm 2007, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP phát hành mã cổ phiếu DPM trên sàn giao dịch HoSE. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu DPM là một trong những mã có giá bán cao nhất thị trường trong ngành phân bón.

Tổng số lượng cổ phiếu DPM đang được lưu hành trên thị trường là 391.334.260 cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết là 391.400.000 cổ phiếu. Hiện nay, 3 cổ đông lớn nhất của công ty là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (59,58% tương đương với 233.204.253 cổ phiếu), Tổng CTCP Tư vấn Nông nghiệp Nghệ An (4,05% tương đương với 15.842.700 cổ phiếu), Quỹ đầu tư Edgbaston Asian Equity Trust (3,93% tương đương 15.366.910 cổ phiếu).

cổ phiếu dpm

Các chỉ số tài chính:

NĐT có nên đầu tư vào cổ phiếu DPM không?

Bắt đầu từ cuối tháng 2/2022 – nay, hầu hết các mã cổ phiếu ngành phân bón đều bùng nổ mạnh mẽ, trong đó bao gồm cả cổ phiếu DPM. Đối với DPM cổ phiếu liên tục tăng >52.200 đồng/cổ phiếu. Đỉnh điểm, vào tháng 4/2022, DPM có giá 75.100 đồng/cổ phiếu.

Để định giá cổ phiếu DPM, nhà đầu tư cần phải phân tích ở nhiều khía cạnh. Đầu tiên, phải nói tới kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP trong năm 2021. Tổng doanh thu năm 2021 là 12.826 tỷ đồng (tăng 63% so với kết quả cùng kỳ). Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế đạt 3.600 tỷ đồng (tăng 324% so với năm trước), đây thực sự là một kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng.

Không chỉ vậy, trong quý I/2022, tổng sản lượng của công ty tăng rất mạnh so với cùng kỳ (282.000 tấn phân bón và hóa chất). Đến tháng 5/2022, công ty đã hoàn thành 41% kế hoạch của mục tiêu năm 2022.

cổ phiếu dpm

Sau dịch bệnh Covid-19, ngành phân bón phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sự bùng nổ của giá cổ phiếu DPM. Do đó, có thể dự đoán rằng, nhu cầu về cổ phiếu DPM sẽ tiếp tục tăng trong cuối năm 2022.

Ngoài ra, sự kiện Trung Quốc giảm sản lượng phân bón xuất khẩu và việc Nga bị cấm vận. Điều này là một yếu tố thuận lợi khiến cho Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí được kỳ vọng tăng trưởng vượt bậc hơn nữa.

Tuy nhiên, nếu giá phân bón quá cao, chính phủ có thể can thiệp để điều chỉnh giảm bớt khó khăn cho người dân. Vì vậy, khi đầu tư vào cổ phiếu DPM, nhà đầu tư cần lựa chọn thời điểm mua hợp lý để tránh gặp những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina sẽ được tặng ngẫu nhiên tiền thưởng lên đến 2 triệu đồng. Giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tổng kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cổ phiếu DPM. Nhà đầu tư có thể tận dụng những thông tin này để phân tích, dự đoán và đánh giá tiềm năng của cổ phiếu DPM. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post NĐT có nên đầu tư cổ phiếu DPM vào những tháng cuối năm 2022 không? appeared first on Infina Blog.

]]>
Liệu cổ phiếu TLH có là sự lựa chọn hoàn hảo cho những tháng cuối năm 2022? https://infina.vn/blog/co-phieu-tlh/ Tue, 30 Aug 2022 02:57:43 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11869 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/co-phieu-TLH-2.jpg

Cổ phiếu TLH là mã cổ phiếu của Tập đoàn Thép Tiến Lên. Năm 2021 mã này đã có sự tăng trưởng khá mạnh. Năm 2022, liệu cổ phiếu TLH có thay đổi, có gia tăng hay không khi mà tiềm năng của ngành thép đang được xem là khá khởi sắc. Quý nhà đầu […]

The post Liệu cổ phiếu TLH có là sự lựa chọn hoàn hảo cho những tháng cuối năm 2022? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/co-phieu-TLH-2.jpg

Cổ phiếu TLH là mã cổ phiếu của Tập đoàn Thép Tiến Lên. Năm 2021 mã này đã có sự tăng trưởng khá mạnh. Năm 2022, liệu cổ phiếu TLH có thay đổi, có gia tăng hay không khi mà tiềm năng của ngành thép đang được xem là khá khởi sắc. Quý nhà đầu tư cùng Infina tìm câu trả lời thông qua một số đánh giá khách quan nhất nhé.

Giới thiệu chung về cổ phiếu TLH

Nói đến cổ phiếu TLH là nói đến đơn vị phát hành – Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên. Mã này đã được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE và nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ thị trường từ khi lên sàn.

Tiền thân của TLH ban đầu chỉ là một cửa hàng xây dựng nhỏ, thành lập từ năm 1988 và nhanh chóng vươn xa, chiếm lĩnh một phần thị trường lớn ngày nay.

Quá trình hình thành và phát triển

Từ khi thành lập, công ty Thép Tiến Lên đã trải qua một số lần chuyển đổi và sớm trở thành một trong những Công Ty Thép hàng đầu tại Việt Nam.

Chúng ta điểm qua một số mốc chuyển đổi quan trọng nhất:

  • Năm 1993: Từ một cửa hàng nhỏ chuyển thành doanh nghiệp tư nhân Tiến Lên.
  • Năm 2001: Đơn vị được chuyển đổi thành Công ty TNHH Tiến Lên, lúc đó vốn điều lệ là 15 tỷ đồng.
  • Năm 2009: Công ty trở thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên.

Cổ phiếu TLH và các lần phát hành

cổ phiếu tlh

Lần đầu tiên Công ty Cổ phần Thép Tiến Lên phát hành cổ phiếu vào ngày 5/10/2009. Thời điểm đó, công ty chỉ phát hành 9.047.000 cổ phiếu cho nhân viên làm việc biên chế và một số cổ đông bên ngoài để xây dựng mang tính chiến lược. Nhờ thế mà tổng vốn góp đã tăng lên đến 540 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phải đến tận 16/3/2010 thì mã cổ phiếu Thép Tiến Lên mới được niêm yết ở trên sàn chứng khoán HoSE. Công ty đã đưa ra thị trường 4.674.719 cổ phiếu, về vốn điều lệ tăng lên 8.1% và thành con số 623.815.333.000 đồng.

Ngay sau thành công ở giai đoạn trên, công ty lại tiếp tục phát hành tới 18.304.155 cổ phiếu, thời điểm này thì vốn điều lệ tăng lên 806.856.880.000 đồng.

Vào ngày 17/2/2016, vốn điều lệ công ty tăng lên thành 846.455.640.000 đồng khi mà số cổ phiếu được phát hành chiếm 4.9%, tức 3.959.876 cổ phiếu. Ngày 14/7 thì con số cổ phiếu phát hành ra là 8.316.749, vốn điều lệ đạt mốc 929.623.130.000 đồng. Ngày 13/07/2018, công ty tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 1.021.106.210.000 đồng với cổ phiếu TLH phát hành là 9.148.308.

Đến thời điểm hiện tại, công ty Cổ phần Thép Tiến Lên đạt 102.110.621 cổ phiếu. Trong đó, cổ đông giữ tỷ lệ cao nhất là ông Nguyễn Mạnh Hà, chiếm 19.58%.

Xem thêm: Top 5 cổ phiếu ngành thép tốt nhất, tiềm năng đầu tư sinh lời cao nhất hiện nay

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Phân tích cổ phiếu TLH

Hiện tại, giá cổ phiếu TLH trên thị trường chứng khoán là 10.400 đồng/cổ phiếu (Ngày 26/8/2022). Cùng Infina nhìn lại lịch sử giá của TLH nhé.

Chỉ số tài chính

chỉ số tài chính cổ phiếu TLH
Chỉ số tài chính cổ phiếu TLH

Lịch sử giá cổ phiếu TLH

Mã cổ phiếu TLH IPO trên sàn HoSE ngày 16/3/2010 chỉ có giá là 5.800 đồng. Mức giá chạm sàn là 1.900 đồng vào ngày 29/10/2012, tăng nhẹ lên từ 2.000 đồng tới 4.000 đồng trong thời gian sau đó.

Thế nhưng, thị trường thép có nhiều thay đổi đã đưa mức giá lên tới 24.900 đồng cho mỗi cổ phiếu trong ngày 24/11/2021. Ngay sau khi đạt đỉnh điểm, giá CP đã giảm nhẹ còn 20.400 đồng vào thời điểm cuối năm 2021.

Đến tháng 3/2022, giá cổ phiếu còn 19.000 đồng và hiện tại mức giá dừng lại ở 10.400 đồng.

Biểu đồ giá cổ phiếu TLH
Biểu đồ giá cổ phiếu TLH

Định giá cổ phiếu TLH

Đây có lẽ là phần độc giả đón chờ nhất. Infina sẽ cho Quý nhà đầu tư thông tin bức tranh tổng thể của cổ phiếu Thép Tiến Lên cũng như giúp chúng ta nhìn nhận thấy được tiềm năng của mã TLH.

Theo như báo cáo tài chính mà công ty đưa ra, năm 2021, doanh thu thuần đạt 4.644 tỷ đồng, lãi ròng ghi nhận là 442 tỷ đồng. Thông số đó cho thấy có sự tăng trưởng tới 14% so với năm 2020. Công ty còn đưa ra kỳ vọng sẽ đạt doanh thu 5.000 tỷ đồng và LNST sẽ đạt đến 250 tỷ đồng.

Mặc dù công ty chỉ đạt được 90% so với kế hoạch đã định nhưng về doanh thu lại vượt tới hơn 83%. Thành tích này chắc chắn đến từ việc công ty đã có những chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả.

kết quả kinh doanh cổ phiếu TLH
Kết quả kinh doanh TLH

Có thể nhận định, giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12/2021 là giai đoạn công ty có sự sụt giảm nghiêm trọng nhất. Thép Tiến Lên ghi nhận báo cáo giảm mất 60% lợi nhuận, con số đó chỉ còn 55.5 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có một số khoản lỗ cũng như một vài chi phí rất lớn, nguyên nhân chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Trước tình trạng đó, công ty mở rộng sang thị trường chứng khoán để tìm kiếm thêm lợi nhuận.

Đến cuối năm 2021, Công Ty Cổ phần Thép Tiến Lên chính thức sở hữu 23.2 tỷ đồng cổ phiếu SHB, cổ phiếu IDC thì có 10.5 tỷ, cổ phiếu LIC là 14.6 tỷ và một số loại cổ phiếu khác.

Theo báo cáo thống kê, giai đoạn này công ty có khoảng 29 tỷ đồng tiền lãi từ chứng khoán và lãi ròng là gần 34 tỷ.

Đánh giá mã TLH trong cuối năm 2022

Từ lịch sử giá niêm yết của cổ phiếu TLH cũng như cách định giá ở trên, chúng ta thấy rõ rằng tốc độ tăng trưởng của mã cổ phiếu này chưa thực sự cao. Thực tế doanh thu gần 435 tỷ đồng, sau thuế thì lợi nhuận là gần 21 tỷ đồng vào tháng 2/2022.

Mặc dù bức tranh về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên giai đoạn đầu năm 2022 chưa thực sự ấn tượng. Thế nhưng, chúng ta vẫn hoàn toàn có quyền hy vọng khi thị trường thép đang dần sôi sục trở lại.

Giá của mã cổ phiếu TLH có thể nói chưa thực sự đúng với mức giá thực tế của Công ty theo các chuyên gia. Vẫn còn khá nhiều dư địa cho các nhà đầu tư thuộc trường phái trung và dài hạn nghiên cứu về TLH trong các tháng cuối năm 2022.

Kết luận

Mã cổ phiếu TLH trải qua khá nhiều biến động, thay đổi kể từ khi chính thức bước lên sàn chứng khoán. Nếu bạn có ý định đầu tư chứng khoán vào công ty này, nhất định phải bám sát diễn biến từng ngày trên sàn giao dịch để biết đâu mới là cơ hội tốt nhất cho mình.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

The post Liệu cổ phiếu TLH có là sự lựa chọn hoàn hảo cho những tháng cuối năm 2022? appeared first on Infina Blog.

]]>
Tiềm năng của cổ phiếu VietinBank trên thị trường chứng khoán trong năm 2022 https://infina.vn/blog/co-phieu-vietinbank/ Fri, 26 Aug 2022 09:34:52 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11790 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/co-phieu-vietinbank-1.jpg

VietinBank là một trong những ngân hàng có nhiều khách hàng yêu thích và tin tưởng nhất Việt Nam. Các sản phẩm mà VietinBank mang lại không chỉ chuyên nghiệp mà còn thân thiện với người sử dụng. Không chỉ vậy, VietinBank còn có nhiều chiến lược kinh doanh mới khiến lợi nhuận luôn có […]

The post Tiềm năng của cổ phiếu VietinBank trên thị trường chứng khoán trong năm 2022 appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/co-phieu-vietinbank-1.jpg

VietinBank là một trong những ngân hàng có nhiều khách hàng yêu thích và tin tưởng nhất Việt Nam. Các sản phẩm mà VietinBank mang lại không chỉ chuyên nghiệp mà còn thân thiện với người sử dụng. Không chỉ vậy, VietinBank còn có nhiều chiến lược kinh doanh mới khiến lợi nhuận luôn có sự gia tăng. Cũng chính vì điều này, giá cổ phiếu VietinBank trên thị trường cũng được rất nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng. Bài viết này, Infina sẽ giúp nhà đầu tư nhận định tiềm năng của mã cổ phiếu VietinBank trong thời gian tới.

Đôi nét về ngân hàng VietinBank

Giới thiệu chung 

VietinBank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, tên tiếng anh là Vietnam Joint stock Commercial Bank for Industry and Trade. VietinBank chính thức được thành lập và hoạt động từ năm 1988. Có thể nói rằng, ngân hàng VietinBank là một trong những ngân hàng thương mại của Nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay.

cổ phiếu vietinbank

Sau nhiều năm nỗ lực hoạt động và phát triển, ngân hàng VietinBank luôn nằm trong nhóm “Big4” ngân hàng thương mại nhà nước. Nói cách khác, VietinBank luôn giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

Hiện nay, VietinBank đã có hệ thống mạng lưới trải rộng khắp cả nước bao gồm: một sở giao dịch chính tại trung tâm thành phố Hà Nội, 151 chi nhánh lớn nhỏ khác nhau và có đến hơn 1.000 phòng giao dịch.

Các hoạt động chính của VietinBank

Là một trong những ngân hàng đứng đầu trong ngành tại Việt Nam, VietinBank hiện nay cung cấp các dịch vụ, sản phẩm đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu của người dân như:

  • Các hoạt động thực hiện các giao dịch ngân hàng: huy động và nhận tiền gửi theo kỳ hạn từ các tổ chức và cá nhân.

cổ phiếu vietinbank

  • Các hoạt động cho vay: cho vay theo kỳ hạn (ngắn – trung – dài hạn) đối với các tổ chức hoặc cá nhân dựa theo cơ sở tính chất cũng như khả năng nguồn vốn tại Ngân hàng.
  • Các hoạt động thanh toán giữa tổ chức, cá nhân và thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ hoặc các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế.

Một số thành tựu nổi bật của VietinBank

Sau nhiều năm phát triển, VietinBank gặt hái được rất nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ. Đáng nói như:

  • TOP 300 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Thế giới (năm 2021).
  • TOP 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2021 (CSI 100).
  • TOP 10 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam (2021).

Cổ phiếu ngân hàng VietinBank

Lịch sử giá cổ phiếu VietinBank

Vào năm 2008, ngân hàng VietinBank chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Mã cổ phiếu ngân hàng VietinBank trên sàn chứng khoán HoSE là CTG. Do đã có chỗ đứng trên thị trường cũng như sự tin tưởng của nhiều khách hàng, triển vọng về mã cổ phiếu VietinBank cũng gia tăng. Mức giá khởi điểm của CTG là 20,000 đồng/cổ phiếu.

cổ phiếu vietinbank

Trong đợt đấu giá lần đầu tiên, VietinBank đã phát hành 20% vốn điều lệ. Trong đó, 4% là phần bán đấu giá được công khai, 3.3% dành cho nhà đầu tư chiến lược trong nước, 10% dành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, phần còn lại sẽ bán cho cán bộ, công nhân viên và tổ chức công đoàn.

Xem thêm: Top 10 cổ phiếu ngân hàng tiềm năng sinh lời cao, nên đầu tư 2022

Sau 14 năm phát hành, cổ phiếu CTG đã có nhiều biến động mạnh, đặc biệt là vào năm 2021, giá cổ phiếu này có lúc lên đến 42,000 đồng/cổ phiếu.

Nhận định cổ phiếu VietinBank trong năm 2022

Tính đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu CTG đang có mức giá là 28,500 đồng/cổ phiếu (cập nhật ngày 26/08/2022). Các chỉ số tài chính đang ở mức khá (các chỉ số được lấy từ quý II/2022), cụ thể như:

  • Chỉ số EPS là: 3.099
  • Chỉ số P/E cơ bản là: 8.44
  • Hệ số ROAROE lần lượt là: 0.28 và 4.62

Hiện nay, VietinBank có nhiều dấu hiệu tích cực về vấn đề tăng vốn các hạn mức tín dụng từ nguồn của ngân hàng Nhà nước. Do đó, tín dụng của ngân hàng này được rất nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng trong thời gian tới. Điều này cũng sẽ kéo theo giá cổ phiếu CTG có những phản hồi khả quan.

cổ phiếu vietinbank

Không chỉ vậy, ngân hàng VietinBank còn đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu, bắt kịp xu hướng thời đại. Cụ thể, họ tập trung vào các mảng cho vay bán lẻ, giảm chi vốn nhờ CASA được cải thiện. Do vậy, lãi suất cho vay của VietinBank được dự đoán là sẽ có dấu hiệu tăng.

Xem thêm: Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Vietinbank

Đặc biệt nhất, tài sản của VietinBank được đánh giá rất tốt và có thể đảm bảo hiệu quả thu nhập trong dài hạn, bởi, ngân hàng này chủ động trích lập dự phòng ở mức cao. Tính đến thời điểm hiện tại, lợi nhuận trước thuế về cơ bản đã được khoảng 60% so với mục tiêu đã đề ra trong năm 2022.

Ngoài ra, VietinBank còn cho biết kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong 3 năm tới dự kiến từ 8 – 12%/năm hoàn toàn khả thi. Không chỉ vậy, VietinBank sắp tới còn ký hợp đồng phân phối bảo hiểm với công ty bảo hiểm Manulife. Thương vụ thoái vốn VietinBank Leasing cũng rất được kỳ vọng trong tương lai. Vì vậy, có thể thấy rằng, cổ phiếu CTG còn nhiều dư địa để tăng trưởng và phát triển.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Tổng kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cổ phiếu VietinBank. Việc lựa chọn đầu tư vào một mã cổ phiếu nào đó, ngoài việc tham khảo các thông tin hữu ích, nhà đầu tư cũng phải xác định chiến lược đầu tư của bản thân để từ đó đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Chúc bạn đầu tư thành công.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Tiềm năng của cổ phiếu VietinBank trên thị trường chứng khoán trong năm 2022 appeared first on Infina Blog.

]]>
Cổ phiếu quỹ là gì? Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi đầu tư cổ phiếu quỹ? https://infina.vn/blog/co-phieu-quy-la-gi/ Tue, 23 Aug 2022 07:22:23 +0000 http://infina.vn/blog/?p=11458 https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/co-phieu-quy-la-gi.jpg

Hiện nay, nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều hình thức đầu tư khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc đầu tư cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, khác với các hình thức đầu tư còn lại, cổ phiếu quỹ có đặc điểm là không được lưu hành và giao dịch […]

The post Cổ phiếu quỹ là gì? Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi đầu tư cổ phiếu quỹ? appeared first on Infina Blog.

]]>
https://infina.vn/blog/wp-content/uploads/2022/08/co-phieu-quy-la-gi.jpg

Hiện nay, nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều hình thức đầu tư khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hoặc đầu tư cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, khác với các hình thức đầu tư còn lại, cổ phiếu quỹ có đặc điểm là không được lưu hành và giao dịch trên sàn chứng khoán. Do vậy, việc mua cổ phiếu quỹ cũng không phải là điều dễ dàng. Vậy cụ thể cổ phiếu quỹ là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này của Infina để biết chi tiết các đặc điểm về cổ phiếu quỹ nhé.

Quỹ cổ phiếu là gì?

Quỹ cổ phiếu hay còn gọi là cổ phiếu quỹ (Treasury Stock) là một loại hình cổ phiếu được phát hành do các công ty cổ phần. Sau khi phát hành, chính các công ty cổ phần này sẽ sử dụng nguồn vốn hợp pháp và mua lại và nắm giữ như các nhà đầu tư khác trên thị trường.

cổ phiếu quỹ là gì

Tuy nhiên, số cổ phiếu này sẽ không được tính vào số lượng cổ phiếu công ty đang lưu hành. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng tiến hành việc chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông, điều này giúp gia tăng mối liên kết giữa cổ đông hiện hữu và doanh nghiệp. Đồng thời, có thể nói, đây là mối quan hệ “nước lên, thuyền lên”.

Quỹ đầu tư cổ phiếu là gì?

Quỹ đầu tư là quỹ được huy động vốn từ các nhà đầu tư để đầu tư vào các loại tài sản tuân thủ theo mục tiêu đã được xác định. Nói một cách dễ hiểu hơn, quỹ đầu tư là định chế tài chính trung gian phi ngân hàng nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu.

cổ phiếu quỹ là gì

Quỹ đầu tư cổ phiếu sẽ được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia, ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền giám sát. Quỹ đầu tư cổ phiếu hiện nay được xem là loại hình đầu tư rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên nhớ rằng, loại hình đầu tư nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định, vì vậy cần có sự xem xét kỹ lưỡng.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ để làm gì?

Mua cổ phiếu quỹ là gì? Về cơ bản, cổ phiếu quỹ không có quyền biểu quyết, không được trả cổ tức và cũng không có quyền mua cổ phiếu mới. Vậy tại sao, các doanh nghiệp vẫn mua cổ phiếu quỹ?

Mua để bán lại

Doanh nghiệp sẽ mua cổ phiếu quỹ khi thị trường chứng khoán đang có xu hướng sụt giảm. Sau đó, chờ đến khi thị trường tăng trưởng thì doanh nghiệp tiến hành bán ra nhằm mục đích hưởng mức lợi nhuận chênh lệch.

cổ phiếu quỹ là gì

Hạch toán cổ phiếu quỹ là gì?

Trong mỗi kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, nếu giá trị thực tế của cổ phiếu quỹ làm giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu thì trên bảng cân đối kế toán sẽ ghi sổ âm.

Mặc dù, khoản chênh lệch thông qua việc mua/bán cổ phiếu quỹ không được hạch toán vào lợi nhuận thuần, nhưng, điều này cũng góp một phần không nhỏ giúp công ty cải thiện dòng tiền. Đồng thời cũng làm tăng thặng dư của vốn cổ phần trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tăng quyền kiểm soát công ty

Ở một số doanh nghiệp hiện nay, việc mua cổ phiếu quỹ còn được coi là một giải pháp nhằm hạn chế các cá nhân, tổ chức lợi dụng việc giá giảm để tiến hành thu gom cổ phiếu (thao túng cổ phiếu), điều này sẽ giúp kiểm soát doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ngoài ra, việc mua cổ phiếu quỹ sau đó hủy cũng là một cách làm doanh nghiệp giảm vốn điều lệ trong trường hợp không cần thiết.

Cải thiện các chỉ số tài chính

Khi tiến hành thu mua cổ phiếu quỹ trực tiếp sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Điều này sẽ gián tiếp làm tăng các chỉ số như ROE, EPS,… Việc các chỉ số này tăng sẽ làm cho mức độ hấp dẫn của cổ phiếu cũng tăng đối với các nhà đầu tư, do đó, giá của cổ phiếu cũng có xu hướng tăng theo.

cổ phiếu quỹ là gì

Đảm bảo lợi ích cổ đông

Khi giá cổ phiếu có xu hướng giảm xuống, các doanh nghiệp sẽ tiến hành việc mua cổ phiếu quỹ để giảm nguồn cung cổ phiếu. Bởi, khi lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống sẽ tạo động lực làm giá của cổ phiếu doanh nghiệp tăng lên. Do đó, lợi ích của nhà cổ đông sẽ được đảm bảo, gia tăng giá trị cổ phiếu cho các cổ đông.

Thu hồi cổ phiếu ESOP

Ngoài ra, việc mua lại cổ phiếu quỹ còn giúp các doanh nghiệp thu hồi lại cổ phiếu ESOP (thường sẽ mua lại từ những người lao động đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc) rồi sau đó bán lại cho nhân viên mới đang làm việc tại công ty nhằm mục đích tạo động lực, kích thích nhiệt huyết của nhân viên.

cổ phiếu quỹ là gì

Xem thêm: Cổ phiếu ESOP là gì? NĐT có nên mua cổ phiếu ESOP không?

Một số lưu ý khi đầu tư cổ phiếu quỹ

Khi đầu tư vào cổ phiếu quỹ, nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Cổ phiếu quỹ là loại hình cổ phiếu thường gặp ở những doanh nghiệp thoái vốn hoặc được nhiều doanh nghiệp giữ lại trong trường hợp cần thiết.
  • Cổ phiếu quỹ có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào khi được sự chấp thuận của hội đồng cổ đông để nhằm làm giảm vốn điều lệ.

  • Cổ phiếu quỹ có thể được phát hành bất kỳ thời điểm nào.
  • Khi doanh nghiệp tiến hành mua lại cổ phiếu quỹ sẽ bị hao hụt một lượng tiền mặt và một lượng vốn nhất định. Do đó, những người quản trị doanh nghiệp cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng và đưa ra các kế hoạch dự phòng trong các trường hợp cấp bách để không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Tổng kết

Trên đây là bài viết tổng quan về cổ phiếu quỹ là gì cũng như các doanh nghiệp có thể làm được gì với cổ phiếu quỹ. Có thể nói, cổ phiếu quỹ là một trong những loại cổ phiếu vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ, nắm rõ khái niệm và đặc điểm về cổ phiếu quỹ. Để từ đó, mới có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luân phía dưới nhé!

Xem thêm:

tham gia group
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức

The post Cổ phiếu quỹ là gì? Nhà đầu tư cần lưu ý gì khi đầu tư cổ phiếu quỹ? appeared first on Infina Blog.

]]>