Quản lý tài chính cá nhân và các vấn đề thường gặp

quản lý tài chính cá nhân và vấn đề thường gặp
5/5 - (1 vote)

Quản lý tài chính cá nhân luôn là một trong những vấn quan trọng cần được nắm bắt vì là tiền đề giúp bạn có thể tự do tài chính và bớt lo nghĩ cho cuộc sống khi bước sang tuổi ngấp nghé cần sự tịnh dưỡng và an yên.

Thế nhưng, không phải ai cũng rèn luyện được cho mình cách quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh và bền vững ngay từ phút đầu. Vì chúng ta thường mắc phải những sai lầm cơ bản. Khi thì tiêu pha không kế hoạch, lúc lại đầu tư lớn bằng những khoản vay lãi không lối thoát.

Bài viết sau đây chia sẻ góc nhìn của một người có bản lĩnh trong việc kiểm soát tài chính cá nhân, những điều nên làm và nên tránh thường thấy khi lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân.

Hiểu về khái niệm và tại sao nên quản lý tài chính cá nhân?

Trước khi muốn biết người thức thời phải nắm bắt được cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả ra sao, thì đầu tiên bạn phải thật sự hiểu rõ về khái niệm cơ bản của nó. Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân ở đây được hiểu đơn giản là một công việc giúp quản lý tiền bạc sắp xếp và lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư một cách hợp lý. Mục đích cuối cùng của công việc này là biến những đồng tiền mà bạn kiếm được trở thành những đồng tiền có khả năng sinh thêm lợi nhuận.

Trong đó, bạn chính là chủ thể đóng vai trò then chốt, là người quản lý cấp cao nhất và có toàn quyền điều hành túi tiền của chính mình cho các phi vụ khác nhau.

Vấn đề nên “làm” trong hành trình biến đồng tiền trở nên sinh lợi

#1 – Làm sao để lên kế hoạch cho các khoản chi tiêu thật đúng đắn và chặt chẽ?

Kiếm tiền khó nhưng tiêu tiền thì dễ. Bạn phải làm việc ngày 8 tiếng hoặc hơn cả vậy để đổi lấy một nguồn thu nhập nhất định.

Do vậy, sự tự thưởng cho công sức lao động có thể khiến bạn tiêu pha quá đà vì những nhu cầu không thực sự cần thiết. Bạn sẽ đi mua sắm trang thiết bị công nghệ, xe cộ, quần áo, túi xách hàng hiệu… chỉ để thỏa mãn thị hiếu và sở thích của chính mình. Và, đây liệu có phải phải là cách sử dụng đồng tiền khôn ngoan?

Chính bởi tâm lý này, bạn cần lập một kế hoạch tài chính hàng tháng. Sau đó hãy cố gắng giới hạn số tiền bạn sử dụng mỗi ngày lại. Mỗi lần sử dụng tiền hãy tự hỏi bản thân mục đích của việc mua là để giải quyết vấn đề quan trọng nào?

Từ đó, bạn sẽ bớt đầu tư mạnh tay vào các tài sản chưa thực sự cần thiết và bắt đầu có những khoản tài sản rảnh tay để đầu tư cho bản thân. Đặc biệt nữa hãy nhớ đừng bao giờ chi tiêu vượt ngưỡng tài chính bạn kiếm được.

kế hoạch cho các khoản chi tiêu
Đơn cử, bạn có thể lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân theo phương thức “6 cái lọ” của ông T. Harv Eker, một nam doanh nhân nổi tiếng về những bài học làm giàu. Trong đó, tùy theo mức thu nhập cá nhân của bạn, bạn có thể dùng nó để phân bổ ra 6 cái lọ với tỷ lệ và mục đích như sau:

Lọ 1: Quỹ Tự do tài chính – 10% thu nhập:
Đây là nguồn quỹ dự phòng cho tương lai và các dự định riêng của bạn. Bạn có thể tiết kiệm các khoản tiền vào quỹ này để nghỉ hưu sớm hoặc thỏa mãn niềm đam mê của mình khi về già.

Lọ 2: Quỹ Tiêu dùng dài hạn – 10% thu nhập:
Đây là nguồn quỹ giúp bạn vượt qua các tình huống khẩn cấp hay hiểm nghèo khi mắc phải các chứng bệnh. Hoặc, đơn giản chỉ để chăm sóc và nâng cao sức khỏe định kỳ.

Lọ 3: Quỹ Giáo dục – 10% thu nhập:
Đây là nguồn quỹ giúp bạn nâng cao kiến thức bản thân và phát triển kỹ năng, tư duy để tạo nên cơ hội thăng tiến trong công việc.

Lọ 4: Quỹ Hưởng thụ – 10% thu thập:
Đây là nguồn quỹ giúp bạn tăng cường sức sống bằng cách tham gia các hoạt động giải trí yêu thích và mang đến cảm giác hưởng thụ thành quả cho bản thân.

Lọ 5: Quỹ Chia sẻ/Cho đi – 5% thu nhập:
Đây là cách để bạn cho đi niềm hạnh phúc, thực hiện các nghĩa cử thiện nguyện vì người nghèo, người có số phận bất hạnh, hoặc là để giúp đỡ người thân, bạn bè xung quanh mình lúc khó khăn.

Lọ 6: Quỹ Tiêu dùng thiết yếu – 55% thu nhập:
Đây là nguồn quỹ chính dùng cho việc chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày như ăn uống, sinh hoạt, mua quần áo, trang phục, v.v.

Có như vậy, bạn mới vững vàng tài chính cá nhân để đầu tư và tạo ra lợi nhuận cho bản thân.

#2 – Trước sự biến động hằng ngày hằng giờ của thị trường kinh tế, làm sao để tự tin trong việc đầu tư và chế ngự rủi ro?

Có thể bạn không giỏi về việc phân tích tài chính hay nắm vững kiến thức chuyên môn về kinh tế học, nhưng ít ra hãy có những hiểu biết nhất định về cách mà nền kinh tế đang hoạt động.

Khi nào lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng hay giảm? Cổ phiếu là gì? Trái phiếu là gì? Lạm phát là gì? Chu kỳ thị trường là gì? Điều này giúp bạn tự tin xông pha điều hành, đầu tư các khoản tiền rảnh rỗi của mình một cách tự tin hơn và giảm thiểu nguy cơ gặp phải rủi ro trước những ngã ba đường.

tự tin trong đầu tư

Cụ thể, nếu bạn mong muốn đầu tư bất động sản. Bạn cần phải nắm bắt được kiến thức cơ bản về cách vận hành của thị trường nhà đất diễn ra hàng ngày như thế nào. Bạn cần hiểu rõ các loại hình bất động sản, điểm ưu việt của các bất động sản tiềm năng, thủ tục pháp lý và biến động thị trường để có thể mạnh dạn đầu tư.

Hoặc, một cách nghiên cứu thị trường bất động sản thông minh hơn nữa, đó là bạn có thể lựa chọn mô hình đầu tư bất động sản hiện đại Infina để các chuyên gia kinh tế có thể cùng đồng hành với bạn, giúp bạn trong các khâu tìm hiểu về bất động sản, thủ tục pháp lý quyền sở hữu, khâu thanh khoản chi phí, điều tiết mua vào bán ra khi nào sinh lời và hạn chế các rủi ro mất giá, lạm phát nhất có thể.

Đây chính là một trong những giải pháp hữu ích cho bạn trẻ tự tin đầu tư và chế ngự rủi ro mang lại khi tự thân quản lý tài chính cá nhân.

Vấn đề nên “tránh” trong hành trình biến đồng tiền trở nên sinh lợi

#3 – Có nên vay nợ và chịu đựng lãi suất để “được” đầu tư?

Nợ cá nhân sẽ phá hủy quá trình tích lũy tài sản của bạn. Dù vay tiền sử dụng cho mục đích cá nhân hay đầu tư đều mang đến những rủi ro tiềm tàng. Cách an toàn và hiệu suất nhất chính là tận dụng nguồn tiền tiết kiệm hiện tại đầu quân cho ngân hàng hoặc mua bán chứng khoán hoặc mua bán bất động sản theo phần.

có nên vay để đầu tư

Thông thường bất động sản thường được gắn với một loại tài sản có giá trị lớn và khó lòng sở hữu nếu chưa có nguồn tài chính đủ mạnh. Trong khi đó, vay ngân hàng là một phương án phổ biến được dùng để đầu tư bất động sản.

Tuy nhiên, quyết định này đa phần mang lại những rủi ro tiềm tàng và được xem là một “canh bạc” nếu chẳng may bạn sử dụng số tiền gọi được không đúng chỗ, chỉ biết ngồi chống cằm trầm tư vì lời đâu không thấy chỉ thấy lãi suất ngày một tăng lên chóng mặt. Do đó, bạn nên thật công tâm trước những quyết định của mình và thử tìm hiểu một mô hình đầu tư bất động sản an toàn hơn.

Điển hình, có thể kể đến các giải pháp của Infina. Đây là một phương thức đầu tư bền vững khi bạn không cần vay vốn từ ngân hàng mà chỉ với số tiền tiết kiệm nhỏ từ 20 triệu đồng, bạn đã có khả năng “đầu tư bất động sản theo phần”, đồng hành cùng các nhà đầu tư vốn nhỏ khác và được thanh khoản theo tiến độ từ 2 – 3 năm.

Như vậy, việc sử dụng mô hình đầu tư bất động sản theo phần của Infina là một cách thức rất đáng để tham khảo vì nó giúp bạn trẻ gia tăng hiệu suất quản lý tài chính cá nhân mà không phải đặt mình trong thế hiểm bởi các khoản vay lãi điên rồ.

Kết

Việc quản lý cắt giảm chi tiêu hay chuyện đầu tư tiền bạc để làm giàu chắc hẳn sẽ khó khăn đối với bạn ở những bước đầu.

Tuy nhiên, hãy bền bỉ vì một khi bạn đã nắm bắt được cách thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, đồng nghĩa rằng bạn đang tạo ra nhiều cơ hội bứt phá cho bản thân trong việc hoàn toàn làm chủ cuộc sống hiện tại và tương lai.

Bạn sẽ không tiêu pha hoang phí và sẵn sàng lập cho mình kế hoạch đầu tư tài chính thông minh ngay từ bây giờ đúng không nào?

Hãy tham gia cộng đồng Infina để cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và quản lý tài chính cá nhân!