Quản lý tài chính cá nhân ở độ tuổi trưởng thành có khó không?

Quản lý tài chính cá nhân ở độ tuổi trưởng thành có khó không?
5/5 - (1 vote)

Việc quản lý tài chính cá nhân không phụ thuộc nhiều vào tuổi tác, quan trọng là nhờ những kỹ năng khác nhau, bạn có thể khiến cho tài chính cá nhân luôn ổn định trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời. 

Có thể bạn chưa biết, quan niệm về tuổi trưởng thành của mỗi người là khác nhau. Bạn nghĩ trưởng thành là khi bạn sắp bước vào độ tuổi 30 với trách nhiệm cuộc sống “chất đống” trên vai. 

Tài chính cá nhân đừng đợi đến tuổi trưởng thành

Trong khi đó, vừa “thoát ly” giảng đường đại học, tìm kiếm công việc, bắt đầu cuộc sống độc lập, tự chủ lại là những suy nghĩ về tuổi trưởng thành của bạn bè đồng trang lứa.

Hàng ngày, bạn phải đưa ra quyết định về rất nhiều vấn đề xung quanh cuộc sống và quyết định liên quan đến tài chính cá nhân có lẽ khiến bạn đau đầu nhất, tất nhiên đôi lúc, bạn sẽ vấp phải những quyết định sai lầm khiến bản thân “hối hận”.

11 tips quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

1. Phân chia nguồn thu – chi trong tháng thành các khoản rõ ràng

Trong một tháng, bạn phải chi tiền cho “cả núi” vấn đề, vì vậy việc phân tách nguồn thu – chi thành các khoản rõ ràng, với mục tiêu chính là giúp bạn dễ dàng kiểm soát và cân đối các khoản chi tiêu. Để đảm bảo dòng tiền luôn được ổn định, chúng ta nên áp dụng quản lý tài chính cá nhân theo quy tắc 50/20/30. 

  • 50% tổng thu nhập bạn sẽ dành cho những hoạt động thiết yếu trong tháng như tiền ăn uống, nhà ở, điện, nước, internet, xăng xe…
  • 20% tổng thu nhập cho các hoạt động tài chính như tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư, học tập, cho vay, trả nợ…Đây là yếu tố quyết định đến tài chính cá nhân của bạn vì có thể tạo sự an tâm về khoản tài chính cá nhân của bạn trong tương lai. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tăng phần trăm cho hoạt động này.
  • 30% thu nhập còn lại dành cho bản thân như đầu tư hình ảnh, ngoại hình (quần áo, mỹ phẩm, trang sức, tập thể dục…), đầu tư quan hệ xã hội (đám cưới, gặp gỡ, đi chơi) và dịch vụ y tế.

quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

2. Chia trứng thành nhiều giỏ

Một mẹo khác để bạn quản lý các khoản thu nhập và chi tiêu trong tháng là phương pháp quản lý tài chính cá nhân JARS – chia tiền thành 6 lọ với nhiều mục đích khác nhau để dễ dàng kiểm soát tài chính cá nhân. Đây là phương pháp khoa học rất được các bạn trẻ ưa chuộng áp dụng để “làm giàu”. Điều quan trọng là bạn hãy xem đây như là một thói quen và “tập tành” bắt đầu dù chỉ với số tiền nhỏ. 6 lọ được phân chia với những mục tiêu sau:

  • Lọ 1: Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%.
  • Lọ 2: Tài khoản tiết kiệm dài hạn 10%.
  • Lọ 3: Tài khoản giáo dục 10%.
  • Lọ 4: Tài khoản hưởng thụ 10%.
  • Lọ 5: Tài khoản tự do tài chính 10%.
  • Lọ 6: Tài khoản từ thiện 5%.

Hai mẹo trên nhìn qua có vẻ khá tương đồng, tùy thuộc vào mục tiêu và cuộc sống để chọn một phương pháp phù hợp nhằm cải thiện nguồn tài chính cá nhân bạn nhé.

Xem thêm: Áp dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ – Bí quyết quản lý chi tiêu cá nhân đỉnh cao từ các triệu phú

3. Hãy mua những thứ bạn cần, đừng mua những thứ bạn thích

Cảm giác bước vào siêu thị như chạm đến ngưỡng thiên đường vậy. Nhưng đừng vì cái cảm giác “lâng lâng” đấy mà trở nên mất lý trí rồi mua đồ “không phanh” nhé. Trước khi ra quyết định mua một món hàng nào đó, bạn hãy tự hỏi bản thân mình rằng: “Mình có cần thiết phải mua cái này hay không?”

Bạn nên tỉnh táo để trả lời nếu mua một món đồ chỉ vì sở thích bạn sẽ làm hao hụt một khoản tiền nhất định để mua những thứ bạn cần. Và khi bạn cần nhưng lại không còn tiền để mua thì thật là “thảm hoạ”. Đến lúc đó có hối hận cũng không còn kịp nữa rồi. 

4. Tránh việc mua hàng cho tương lai bằng cảm giác về nhu cầu ở hiện tại

Đây là điển hình cho việc bạn mua những thứ trong tương lai bằng cảm xúc và nhu cầu của hiện tại. Ví dụ, khi bạn mua sắm quần áo, chỉ vì bạn muốn trong tương lai bạn sẽ mang chiếc váy ôm body, dù hiện tại bạn đang trải qua quá trình tập luyện để có body chuẩn. Nhưng bạn quên mất rằng, chiếc váy ấy có thể bị “lãng quên” trong góc tủ vì đã quá lâu bạn không còn nhớ và đến khi nhớ ra thì đã lỗi “mốt” rồi.

Để hạn chế những “lỗi lầm” như thế, cách tốt nhất là bạn nên lên một danh sách những món cần thiết bạn phải mua và tập trung mua những món đồ trong danh sách, tuyệt đối đừng nên đi la cà trong siêu thị nhé.

Tránh mua sắm bằng cảm xúc

App tích lũy với số vốn sinh viên dành cho người mới bắt đầu

Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lợi nhuận không kỳ hạn 7.7%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

Bên cạnh đó, khi bạn tạo tài khoản Infina, bạn còn được tặng ngay tiền thưởng hấp dẫn lên đến 2 triệu đồng. Ngoài ra, Infina vừa tung ra sản phẩm mới với đa dạng các gói kỳ hạn với lợi nhuận lên đến 9.2%/năm cực hấp dẫn.

TẢI APP NGAY!!!

5. Quản lý tài chính cá nhân bằng cách sử dụng các “công cụ ràng buộc”

Để có thể khiến quá trình quản lý tài chính cá nhân được hiệu quả theo kế hoạch, điều bạn cần là tính kỷ luật. Bởi vì khi thiếu kỷ luật về tài chính cá nhân, bạn sẽ hay bỏ đi lợi ích lâu dài của việc tiết kiệm để thoả mãn chi tiêu ngay bây giờ.

Nếu bạn là một người dễ bị “cám dỗ”, hãy đưa mình vào kỷ luật bằng cách sử dụng những công cụ ràng buộc để kiềm chế chi tiêu “vô tội vạ”. Tuỳ vào hoàn cảnh cuộc sống mỗi người để lựa chọn những công cụ khác nhau, đó có thể là: 

  • Sử dụng thẻ ghi nợ thay vì thẻ tín dụng để đảm bảo không chi tiêu “lố” số tiền bạn có.
  • Gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm khó rút. Ví dụ như gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không phải lúc nào bạn muốn rút để tiêu xài cũng được.
  • Viết cam kết với người thân, bạn bè về hình phạt khi chi tiêu mất kiểm soát.
  • Đặt hạn mức chi tiêu mỗi ngày lên thẻ ghi nợ. Lúc này, bạn có muốn tiêu nhiều hơn hạn mức cũng không thể được. 

6. Sử dụng tiền mặt trong chi tiêu thay vì thẻ tín dụng

Hành động “cà thẻ” mỗi lần đi mua sắm trông thật “ngầu” phải không nhưng lúc ấy, bạn sẽ không hề tưởng tượng được rằng, mình sẽ phát hoảng lên như thế nào khi nhìn lại số dư ít ỏi trong tài khoản và danh sách những món đồ mà bạn đã mua. Thói quen thanh toán bằng thẻ tín dụng khiến bạn luôn an tâm rằng lúc nào bạn cũng có tiền trong thẻ tạo tâm lý thoải mái mua sắm.

Cách tốt nhất là hãy sử dụng tiền mặt hoặc thẻ ghi nợ. Chỉ cần nhìn vào ví hoặc số dư trong thẻ, bạn sẽ biết được mình đã tiêu xài bao nhiêu. Hơn thế, thẻ ghi nợ còn có chức năng đặt ra hạn mức chi tiêu mỗi ngày nên bạn sẽ không phải lo là mình sẽ tiêu nhiều hơn số tiền bạn có.

Bạn cũng có thể lên danh sách những món đồ cần mua và đem theo một khoản tiền mặt vừa đủ hoặc hơn một tẹo để phòng những trường hợp bất trắc chứ cũng không nên giữ quá nhiều tiền mặt trong ví. 

Nên sử dụng tiền mặt

7. Mua bảo hiểm cho bản thân

Những bạn đã và đang đi làm ở một công ty thì chắc hẳn sẽ không còn lạ lẫm với khái niệm “bảo hiểm” như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Những loại bảo hiểm này sẽ được công ty chi trả một phần và bạn chi trả phần còn lại thông qua hình thức khấu trừ vào lương hàng tháng.

Thực tế, bản chất của những khoản tiền bạn chi tiêu cho bảo hiểm chính là khoản tiết kiệm của bạn đấy nhưng đây là một sự đảm bảo cực kỳ chắc chắn về tài chính cá nhân cũng như sức khỏe và cuộc sống của bạn trong tương lai.

Chẳng hạn, nếu công ty chi trả toàn bộ lương cho bạn, đâu có gì để đảm bảo bạn sẽ mua một số bảo hiểm cho bản thân mình. Tuy nhiên, khi bạn đau ốm hoặc thất nghiệp, vấn đề tài chính sẽ trở thành một gánh nặng nếu như bạn không có những loại bảo hiểm này “đứng ra” đảm bảo.

Vì vậy, khi đã là người trưởng thành, bạn nên tôn trọng, trân quý sức khoẻ của mình cũng như hãy tập nghĩ về những đầu tư về tài chính trong hiện tại nhưng có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong tương lai.

8. Đừng để “tiền chết” – Hãy đầu tư để “tiền đẻ ra tiền”

Một số bạn nghĩ rằng, đem tiền tiết kiệm cất vào tủ thì mình không được thêm gì nhưng cũng chả mất gì. Bạn đang nhầm to rồi đấy. Trong đầu tư tài chính cá nhân, không làm gì cũng đồng nghĩa với mất. Bạn sẽ mất đi cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn khi tham gia vào các hoạt động sinh lời khác.

Tuy tiền vẫn nằm đó, không mất đi một tờ nào cả và  trong hiện tại với số tiền đấy bạn có thể mua được rất nhiều thứ. Nhưng trong tương lai, bạn chỉ có thể mua được một nửa những thứ bạn cần.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao? Vì tiền bạn đang bị mất dần đi giá trị do lạm phát. Thế nên, mới bảo tiền bạn để im một chỗ được gọi là “tiền chết” vì không tạo thêm bất cứ giá trị gia tăng nào cả. Đỉnh cao của tiết kiệm trong quản lý tài chính cá nhân chính là thực hiện đầu tư tài chính để mở rộng khoản tiền tiết kiệm. Có rất nhiều cách để gia tăng giá trị tài chính cá nhân từ số tiền tiết kiệm bạn đang có:

– Mua cổ phiếu, bất động sản… Hai hình thức được đánh giá là đem lại lợi nhuận cao nếu bạn chịu khó đầu tư. Tuy nhiên, chúng ta chỉ là người mới “tập tành” việc đầu tư nên bạn hãy bắt đầu từ những khoản tiết kiệm nhỏ mà bạn đang có. Bạn phải biết đâu là khoản đầu tư phù hợp với khả năng của bản thân.

Đừng vì một chút sai lầm muốn lời lãi to mà vay ngân hàng, lúc này bạn sẽ phải gánh thêm lãi suất từ ngân hàng, quy ra bạn đang đầu tư không đúng chỗ và mục đích. Bên cạnh đó, lợi nhuận lớn cũng kéo theo nhiều rủi ro. Để tránh tiền mất tật mang, đầu tư không hiệu quả, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi “dấn thân” nhé.

  • Mua vàng cũng được xem là một hình thức đầu tư dài hạn nhưng kém rủi ro hơn nhiều.
  • Dùng số tiền đó như nguồn vốn để phát triển công việc kinh doanh thêm. Đừng nghĩ gì to tát có thể là kinh doanh online chẳng hạn.

hình thức đầu tư phù hợp9. Đừng đặt trứng vào cùng một rổ

Nguyên tắc bất di bất dịch trong đầu tư tài chính là “đừng đặt trứng vào cùng một rổ”. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, khi đầu tư tài chính, bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhỡ may nếu 1 “rổ trứng” rơi, bạn sẽ không bị mất hết toàn bộ “số trứng” bạn có. Bạn nên đầu tư vào nhiều kênh khác nhau về số lượng và kể cả loại tài sản, đó có thể là cổ phiếu công ty, bất động sản hoặc vàng.

Và hãy nhớ cho dù đối với bất kỳ hình thức đầu tư để mở rộng tài chính cá nhân nào, bạn cần tìm hiểu thật kỹ càng cũng như nắm được các kiến thức cơ bản để có những bước đi đúng đắn và đem lại lợi nhuận cao.

10. Gửi tiền về cho gia đình

Có thể bạn thấy lạ nhưng gửi tiền về cho gia đình cũng được xem là một bí quyết tiết kiệm tài chính cá nhân đấy. Việc này đối với những bạn trẻ mới ra trường và chưa có công việc làm ổn định thì khá là nặng nề, thậm chí bất khả thi.

Tuy nhiên, nếu cố gắng thì đây sẽ là một khoản tiết kiệm mà bạn sẽ bất ngờ nhận được trong tương lai. Bạn không nên đặt áp lực rằng tháng nào cũng phải gửi tiền về cho gia đình, chu kỳ gửi tiền có thể là 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

Bạn hãy nghĩ bố mẹ như một “ngân hàng gia đình”. Điều này tương tự như bạn đang tiết kiệm dài hạn cho việc lấy vợ, chồng hoặc mua nhà trong tương lai vậy. Do đó, bạn nên gửi tiền về cho gia đình nếu có thể. Đây còn là một biểu hiện của sự trưởng thành và bố mẹ sẽ đảm bảo số tiền của bạn không bị tiêu xài một cách phung phí và “lãng xẹt”.

Lời kết

Thực hiện được những tips mà Infina đã bật mí ở trên, bạn sẽ phải bất ngờ trước “độ sinh sản” của tài khoản tiết kiệm đấy. Tuổi trưởng thành có nhiều ước mơ, hoài bão, với một tài chính cá nhân ổn định sẽ khiến bạn tự tin hơn trên con đường mình đã chọn.

Infina chúc bạn luôn thành công trong những dự định tương lai nhờ vào kỹ năng quản lý tài chính cá nhân “cực đỉnh” của mình.