Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhờ công thức 3 BƯỚC THẦN THÁNH

5/5 - (1 vote)

Ai cũng mong muốn việc quản lý tài chính cá nhân được hiệu quả với nhiều mục tiêu khác nhau. Nhưng không ít lần bạn hào hứng lên kế hoạch rồi ngậm ngùi đau lòng nhìn chúng bị “phá sản”. Như vậy thì bao giờ bạn mới thực hiện được mục tiêu của đời mình phải không? Thay vì thực hiện theo vòng tuần hoàn lương thường thấy: có lương – trả nợ – tiêu xài nhiệt tình – hết tiền – mượn nợ. Cứ thế lặp đi lặp lại rồi chúng ta lọt thỏm vào cái hố sâu lúc nào không hay. Sau đây, Infina sẽ chia sẻ bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất.

Mỗi người đều có một cách quản lý tài chính cá nhân khác nhau, tùy thuộc vào mục đích riêng. Tuy nhiên để quản lý chi tiêu và tiết kiệm một cách hiệu quả thì không phải ai cũng có thể làm được. Không chỉ dừng lại ở khả năng kiếm tiền, bạn phải chi tiêu thật khôn khéo và “tỉnh táo” cũng như có kế hoạch tiết kiệm rõ ràng cùng với sự quyết tâm, thì mới có được tài khoản tiết kiệm “kha khá” vào cuối năm. Một công thức quản lý tài chính cá nhân “thần thánh” được mọi người ưu tiên áp dụng và “feedback” đánh giá cao chỉ với 3 mảnh ghép: kiếm tiền – chi tiêu – tiết kiệm.

Quản lý tài chính cá nhân thông minh là gì?

Trước tiên hãy nhìn vào phương trình sau: Tiết kiệm = Kiếm tiền – Chi tiêu

Nói một cách đơn giản, quản lý tài chính cá nhân thông minh là khi khoản  tiết kiệm của bạn lớn hơn 0, có nghĩa là bạn kiếm tiền nhiều nhưng chi tiêu ít hơn khoảng tiền kiếm được. Đó là cách chi tiêu phù hợp, khôn khéo, có tính toán hợp lý. Ngược lại, nếu khoản chi tiêu nhiều hơn số tiền mà bạn kiếm được thì ngay lập tức sẽ rơi vào tình trạng nợ nần, và dĩ nhiên tiết kiệm luôn âm. Điều này chứng tỏ khả năng kiểm soát dòng tiền ra của bạn chưa tốt. 

Quản lý tài chính cá nhân là bài toán mà mỗi người phải tự tính lấy cho bản thân mình

Tuỳ thuộc kỹ năng quản lý và thói quen chi tiêu của mỗi người mà năng lực kiểm soát dòng tiền cũng khác nhau. Tuy nhiên, có những người sẽ giỏi kỹ năng này nhưng lại kém ở phần kỹ năng khác. Có thể bạn xuất sắc trong việc kiểm soát chi tiêu nhưng lại vất vả để tạo ra thu nhập. Và có những người cừ hơn khi khá cả ba kỹ năng này, tuy không thật sự hoàn hảo nhưng đáng để chúng ta học hỏi. Suy cho cùng, cách quản lý tài chính cá nhân thông minh nhất là biết tối đa hóa năng lực kiểm soát của mình trong cả 3 mảnh ghép trên. 

3 mảnh ghép quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Công thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đã được tối giản thành 3 mảnh ghép không thể tách rời, đó là kiếm tiền – chi tiêu – tiết kiệm. Cùng Infina giải mã làm cách nào để phát huy năng lực kiểm soát tối đa từng mảnh ghép.

1. Phát huy khả năng kiếm tiền – khởi đầu của quản lý tài chính cá nhân

Kiếm tiền là khả năng tạo ra thu nhập bằng việc lao động – có thể bằng trí óc, tay chân – và là một yếu tố nền tảng để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, điều tạo nên bước ngoặt của mảnh ghép này chính là bạn hãy phát huy khả năng kiếm tiền của mình một cách tốt nhất.

Và phát huy khả năng kiếm tiền ở đây là có thể là việc bạn tận dụng năng lực của chính bản thân hoặc thời gian dư dả trong ngày, làm thêm một việc nào đó để tăng thêm túi tiền mình kiếm được, hoặc có người sẽ quản lý sự nghiệp của mình cách hiệu quả. Có rất nhiều cách và cơ hội để bạn tăng khả năng kiếm tiền của mình:

  • Việc làm bán thời gian
  • Dành thời gian nâng cao trình độ chuyên môn vì khi trình độ càng cao sẽ tỉ lệ thuận với thu nhập.
  • Mạnh dạn thỏa thuận tăng lương

Bạn có thể làm bất cứ việc nào phù hợp để tăng thu nhập cho bản thân, nhưng điều này cũng đồng nghĩa thời gian nghỉ ngơi sẽ rút ngắn lại và áp lực sẽ tăng lên. Vì thế, hãy tự động viên bản thân mình vì “người đội vương miện thì phải chịu được sức nặng của nó”. Nếu làm tốt bước này, bạn đã làm được ⅓ chặng đường quản lý tài chính cá nhân rồi.

2. Rèn luyện “tinh thần thép” trong chi tiêu:

Đây có thể xem là mảnh ghép quan trọng và quyết định đến sự thành bại của việc quản lý chi tiêu cá nhân. Ở mảnh ghép này, đòi hỏi bạn phải tự rèn luyện tính kỷ luật chi tiêu cho bản thân, điều này ở hiện tại có thể khiến bạn như “sống trong địa ngục” nếu bạn đã từng “vung tiền” trong quá khứ. Rất khó nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được.

Đừng vung tay quá trán hoặc chi tiêu theo cảm xúc

Điều quan trọng bạn cần bắt đầu thực hiện ngay là hãy ghi chép cẩn thận các khoản chi tiêu mỗi ngày của mình để chủ động vạch ra kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân một cách hiệu quả. Nhờ có kế hoạch, bạn sẽ tránh được những sai lầm không đáng có khi chi tiêu như:

  • Biết điều gì là nên mua hay không để đặt ra thứ tự ưu tiên. Bạn sẽ biết để mua thứ bạn cần chứ không phải mua thứ bạn thích.
  • Hạn chế những buổi hẹn, tụ tập ăn uống…. Vì quá nhiều sẽ gây ra cảm giác “đau” ví tiền của bạn đấy!
  • Tranh thủ mua hàng khi giảm giá nhưng phải là thứ bạn cần như đã nói ở trên, dùng các coupon mua hàng hoặc thực hiện thanh toán bằng ví điện tử. Mỗi thứ một ít nhưng về lâu về dài giúp bạn hạn chế được kha khá đấy.
  • Thực hiện lối sống tiết kiệm ngay trong căn nhà của mình như: điện, nước, xà phòng, gas…

Đến đây, tuyệt đối bạn đừng nghĩ lối sống này khiến mình trở nên tằn tiện. Mà hãy nghĩ bạn đang thực hiện theo cách sống tối giản của người Nhật để cuộc sống trở nên đơn giản và “dễ thở” hơn.

3. Tiết kiệm – cánh cửa đến với quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Nếu bạn đã có được một khoản tiết kiệm sau khi thực hiện nghiêm ngặt hai bước trên thì bạn đã rất “cừ” rồi. Nhưng chớ dại mà cất tiền trong tủ hoặc để tiền nằm im một chỗ nhé. Tiền của bạn đang bị chết dần chết mòn về giá trị bởi “kẻ thù” lạm phát đấy. Cách tiết kiệm khôn ngoan nhất chính là khiến “tiền đẻ ra tiền”. Hãy thử làm mọi cách để khiến tiền của bạn càng ngày càng tăng lên, một trong những cách đó chính là đầu tư. 

  • Tháng nào bạn cũng phải có thêm một khoản tiết kiệm như vậy – đây là điều bắt buộc.
  • Có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với bản thân như: đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu công ty, mua vàng… Nhưng trước khi đầu tư hãy tìm hiểu và bổ sung kiến thức thật kỹ về nó, không thì tiền mất tật mang đấy. 
  • Tiết kiệm cũng cần phải có kế hoạch rõ ràng và quyết tâm thực hiện tới cùng.

Kiếm tiền – chi tiêu – tiết kiệm đóng vai trò rất quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân nên chỉ cần bạn “lơ là” một trong 3 mảnh ghép trong tích tắc thì kế hoạch của bạn sẽ dễ bị “phá sản” lắm đấy. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là khi bạn có thể kiểm soát tốt cả 3 khía cạnh, lúc này, tài khoản tiết kiệm cá nhân của bạn sẽ ngày càng dày lên như bạn mong đợi. Chúc bạn đi đến đích của quản lý tài chính cá nhân thành công với 3 mảnh ghép này.

Tiết kiệm và đầu tư

Việc “đi tắt đón đầu” sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều sức lực, nhờ vậy bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn và khả năng đầu tư sinh lời cũng cao hơn. Mỗi người hơn nhau ở cơ hội và chiến lược. Cùng Infina nắm bắt cơ hội rút ngắn quãng đường quản lý tài chính cá nhân. Chỉ với một số tiền nhỏ từ 500k, bạn có thể đầu tư vào nhiều sản phẩm tài chính và theo dõi quá trình đầu tư nhanh chóng chỉ qua một cú click.