Quản lý tài chính cá nhân cần biết trước tuổi 30

quản lý tài chính trước tuổi 30
Đánh giá tại đây

Tuổi 30 là gì mà kẻ mong được chạy đến và người mong được chạy đi? Đúng, tuổi 30 là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành mang tính trách nhiệm của bất kỳ ai. Người 20 tuổi thì mong đợi những điều mới mẻ của mình ở tuổi 30 nhưng có những người đến tuổi 30 lại mong được quay lại thời ‘vô tư’ tận hưởng thanh xuân của tuổi trẻ.

Người ta cứ rao nhau những câu hỏi khiến bạn chỉ muốn trốn chạy “Cần làm gì để thành công trước tuổi 30?” hay là “Tuổi 30 nên có trong tay những gì?”… Con người đặt kỳ vọng quá lớn vào sự thành công và sự ổn định tài chính vào tuổi 30.

Nhưng đừng quá áp lực về điều đó, tài chính ổn định không phải là khi bạn kiếm ra thật nhiều tiền mà nhờ vào sự cân bằng và quản lý tài chính cá nhân của mình một cách ‘khôn khéo’. Nếu hiện tại bạn còn chưa định hướng được việc lên kế hoạch cho việc quản lý tài chính cá nhân của mình thì hãy cùng tìm hiểu qua các lời khuyên bổ ích dưới đây.

quản lý tài chính cá nhân

1. Đừng tiêu hết toàn bộ số tiền lương hàng tháng

Bạn có thể không biết, những người giàu nhất trên thế giới này họ sẽ không đạt được vị trí như hiện tại nếu họ chi tiêu toàn bộ số tiền lương của mình hàng tháng.

Trong cuốn sách “The Millionaire Next Door” của Thomas J Stanley cho thấy, hầu như các triệu phụ đều chi tiêu thu nhập của họ một cách khiêm tốn, họ lái những chiếc xe đã qua sử dụng và sống ở căn nhà giá trung bình. Họ cho rằng “lối sống đắt giá không thể theo kịp đồng tiền lương hiện tại”. Do đó, sống với khả năng hiện tại là sức mạnh, không phải là điểm yếu.

Bạn hãy thử bắt đầu với việc sống bằng 90% nguồn thu nhập và dành ra 10% cho tiết kiệm/ đầu tư. Sau một thời gian, nếu bạn thấy bản thân có thể tiết kiệm nhiều hơn thì con số phù hợp nhất là dành ra khoảng 60 – 80% cho chi tiêu và số còn lại dành cho khoản tiết kiệm của mình.

2. Quản lý tài chính cá nhân bằng việc lập ngân sách

Điểm chung của việc lập ngân sách của hầu hết mọi người chính là biết tiền của bạn ‘đi đâu’ để đưa ra quyết định đúng đắn. Lập ngân sách sẽ giúp bạn khám phá ra nơi bạn có thể cắt giảm chi tiêu và đồng thời chỉ bạn cách có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn trong ‘quỹ hưu trí’ hoặc ‘tài khoản tiết kiệm/ đầu tư’.

Bạn có thể áp dụng phương pháp tư duy 6 chiếc lọ của Harv Eker bằng cách phân chia 6 chiếc lọ này với những chức năng khác nhau (ví dụ: hưởng thụ, giáo dục, từ thiện, tiết kiệm…). Sau đó, mỗi khi có tiền, bạn hãy chia khoản tiền này vào 6 cái lọ theo chức năng tương ứng. Việc này bạn cần thực hiện như một thói quen hàng ngày và phải nghiêm túc tuân thủ nó.

Để hiệu quả hơn, bạn nên ghi lại tất cả những chi tiêu, ghi rõ địa điểm và số tiền gây ảnh hưởng tới ngân sách của bạn, để biết đâu là khoản chi tiêu vô bổ ảnh hưởng đến ngân sách bản thân.

Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ nhận ra được những thứ được chi phù hợp và không phải lãng phí vào những thứ phù phiếm. Từ đó, một cách nhanh chóng, bạn có thể quản lý tài chính cá nhân bằng những quy tắc ngân sách đúng đắn, hợp lý.

3. Kiểm soát nợ là điều tiên quyết

Bước sang tuổi 30, nhiều người phải đối mặt với các khoản nợ phổ biến như nợ tiền mua nhà, mua xe, tiền đám cưới và có cả tiền kinh doanh, làm ăn…

Khi chúng ta mất đi kiểm soát với số nợ này, tiền lãi không ngừng tăng lên, đừng để bản thân hoàn toàn mất khả năng thanh toán số nợ này, bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới sự cân bằng cuộc sống gia đình cũng như tương lai của bản thân.

Vậy nên, hãy quản lý tài chính cá nhân một cách ‘khắt khe’ hơn. Thay vì chi tiêu cho những thứ không cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày, bạn hãy dành khoản tiền đấy để tiết kiệm cho việc thanh toán nợ hàng tháng.

Thử nghĩ xem, khi bạn hoàn toàn trả hết nợ, bạn sẽ có thêm 1 khoản khác để tiết kiệm và đầu tư.

4. Hạn chế phụ thuộc thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng hiện đang là hình thức thanh toán khá tiện lợi và phổ biến đối với người tiêu dùng cũng như các cửa hàng, trung tâm thương mại…

Đặc biệt hơn, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng bạn sẽ được nhận nhiều ưu đãi và hơn thế, bạn có thể mua hàng với mức giá bình thường mà bạn không biết đó chính là cái bẫy để kích thích bạn tiêu dùng.

Thế nên, sử dụng thẻ tín dụng tiện lợi nhưng phải thật thông minh và phù hợp trong từng hoàn cảnh, hạn chế việc mua sắm bằng thẻ tín dụng vì nó sẽ khiến việc mua sắm trở nên mất kiểm soát.

hạn chế phụ thuộc thẻ tín dụng

5. Xây dựng ‘quỹ khẩn cấp’ khi còn sớm

Quỹ khẩn cấp là khoản tiền bạn tiết kiệm để dành cho những tình huống không mong đợi như đau ốm, thất nghiệp, sửa chữa…

Do đó, có thể thấy khoản tiền này rất quan trọng đối với ‘sức khỏe tài chính’ của bạn. Nếu không có quỹ khẩn cấp, đồng nghĩa với việc bạn phải dựa vào thẻ tín dụng hoặc vay ngân hàng trong việc thanh toán cho các chi phí ngoài kế hoạch. Mỗi lần như thế, bạn lại vừa gánh nợ vừa gánh mức lãi suất cao.

Một số cố vấn tài chính khuyên bạn nên có khoản chi phí sinh hoạt tương đương với ba tháng trong quỹ, trong khi những người khác khuyên bạn nên có sáu tháng.

Nghĩa là, nếu chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn là 5 – 6 triệu thì số tiền ít nhất mà bạn cần tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp vào khoảng 20 – 30 triệu. Tất nhiên, bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của bạn.

6. Mở rộng nguồn thu nhập

Với sự phát triển của đa dạng ngành nghề hiện nay, bạn hãy thử tìm kiếm một đam mê nào đó ngoài công việc chính của mình để có thể kiếm thêm thu nhập bằng các công việc thời vụ khác.

Hoặc một gợi ý khác cho bạn, hãy nâng cao ‘chuyên môn’ hiện tại của bản thân và trở thành một Freelancer tiềm năng trong chính chuyên môn đó. Quản lý tài chính cá nhân không chỉ với nguồn tiền hiện có mà bạn phải tìm cách để có nhiều nguồn thu nhập khác nữa.

7. Quản lý tài chính bằng cách đầu tư “thông minh”

Nhiều người luôn nghĩ giàu rồi mới bắt đầu kế hoạch đầu tư? Đó là một sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân của họ. Đầu tư không phân biệt giàu nghèo, miễn là bạn có tiền, dù ít hay nhiều thì khoản tiền đó vẫn giúp bạn sinh ra lợi nhuận.

Tuy nhiên, đầu tư là một quá trình lâu dài, không thể một sớm một chiều mà bạn có thể thu về một nguồn lợi nhuận ‘khổng lồ’ được. Nếu bạn có ít thì đầu tư ít, nhiều thì mình đầu tư nhiều hơn nhưng nên trong tầm kiểm soát.

Hiện nay, với sự đa dạng của các mô hình đầu tư, bạn có thể tìm đến mô hình đầu tư chung, đây là loại mô hình khá mới mẻ nhưng lại là trải nghiệm vô cùng thú vị. Đặc biệt là phù hợp với các bạn có số vốn nhỏ. Một ví dụ cụ thể mà bạn có thể nghiên cứu – kênh đầu tư Bất Động Sản Infina.

Kết luận

Những lời khuyên trên không phải là tất cả, nhưng là một phần quan trọng trong lộ trình quản lý tài chính cá nhân. Hy vọng với những lời khuyên trên sẽ ít nhiều giúp bạn có thể áp dụng thành công.

Hãy tham gia cộng đồng Infina để cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và quản lý tài chính cá nhân!