Cộng đồng Infina nói gì hôm nay?

Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, phương pháp nào ưu việt hơn?

Đánh giá tại đây

Bài viết này được viết từ thành viên của Group cộng đồng đầu tư Infina (Offcial Group). Link gốc bài viết tại đây nhé!

Trong post này tôi sẽ giải thích kỹ thế nào là phân tích cơ bản và tại sao PTCB lại k thể thiếu trong đầu tư cổ phiếu. Bài này sẽ được diễn giải theo hướng trả lời các câu hỏi mà tôi thường gặp khi trao đổi với các nhà đầu tư cá nhân khác

CÂU 1: NGHIÊN CỨU MỘT DOANH NGHIỆP CỤ THỂ MẤT RẤT NHIỀU THỜI GIAN TRONG KHI TÔI CÓ THỂ NHÌN RA XU HƯỚNG TRÊN BIỂU ĐỒ GIÁ VÀ LƯỚT XOAY VÒNG CÁC CỔ PHIẾU KHÁC NHAU NÊN TẠI SAO TÔI LẠI PHẢI DÀNH NHIỀU THỜI GIAN ĐỂ PTCB?

Để trả lời câu hỏi này thì tôi sẽ kể câu chuyện của cá nhân tôi. Trước đây tôi từng đầu tư cổ phiếu thuần theo phương pháp PTKT và k hề biết đến PTCB và tôi cũng từng có suy nghĩ như trên, nhất là trong những giai đoạn thị trường thuận lợi thì việc lướt sóng cổ phiếu thực sự đem lại cảm giác chiến thắng tuyệt vời. Nhưng sau đó tôi nhận ra rằng, lợi nhuận tính bằng lần chỉ dành cho những nhà đầu tư dài hạn. Vậy là sau đó tôi quyết định đánh dài bằng chart 1M. Nhưng từ đây nảy sinh 2 vấn đề:

  • Vấn đề 1: đó là trong nhiều trường hợp cổ phiếu tôi nắm giữ lên yếu trong khi các cổ phiếu khác cùng ngành lại lên rất mạnh. Và trong các nhịp điều chỉnh thì cổ phiếu của tôi lại điều chỉnh sâu (về ngưỡng fibo 38.2; 23.6 hay thậm chí tạo thành sóng X) trong khi các cp khác chỉnh ít hơn hoặc tích lũy quanh đỉnh. Để lấy ví dụ trực quan về vấn đề này các bác có thể xem lại diễn biến giá cổ phiếu ngành thép từ đỉnh năm 2018 đến nay (không phải tự nhiên mà HSG và NKG giảm 80% trong khi HPG chỉ giảm 40%). Để giải đáp vđề này thì tôi xin hẹn các bác trong 1 topic riêng về ngành thép sắp tới.
  • Vấn đề 2: đó là kể cả khi có điểm mua đẹp về kỹ thuật nhưng tôi lại khá cóng tay khi vào lệnh lớn (tôi luôn xác định tỷ lệ TP/SL ở mức hợp lý trước khi vào lệnh và đa dạng hóa danh mục) và ở các pha chỉnh ngắn, test sâu xuống dưới MA50 tôi thường bị tâm lý và chốt lời sớm trước khi giá đạt TP. Nói đến đây thì chắc hẳn các “đồ thị sư” sẽ phán rằng “tâm lý yếu là do tôi chưa đủ giờ bay, chưa đủ kinh nghiệm… Đã đánh chart 1M thì phải bỏ qua biến động giá ngắn hạn, 1 tháng xem chart 1 lần, thời gian còn lại đi nghỉ mát…”

Nhưng tôi dám cá rằng đa số trong chúng ta vẫn theo dõi giá thường xuyên và ít nhiều vẫn bị tâm lý khi giá cổ phiếu mình nắm giữ rung giật trong ngắn hạn. Và khi giá càng lên cao thì cta càng có xu hướng giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.

Điều này là dễ hiểu vì nếu cta giao dịch với khối lượng lớn thì chỉ có thể thoát hết hàng khi giá vẫn đang trong trend lên. Còn nếu đợi trend đảo chiều xác nhận cắt MA thì tôi đồ rằng khả năng cao lệnh “triệu cổ” của bạn sẽ bị treo rất lâu ở cột dư bán và thị trường rất lâu sau đó mới có thể hấp thụ hết lượng cp của bạn bán ra.

Tóm lại, PTCB sẽ giúp bạn mua được những cổ phiếu có khả năng tăng bằng lần, giúp bạn có thể tự tin giải ngân với khối lượng lớn và nắm giữ chúng qua năm tháng.

CÂU 2: PTCB CÓ PHẢI LÀ ĐỌC HIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH, ĐỌC HIỂU CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NHƯ P/B, P/E, ROE, ROA, ROS… RỒI SAU ĐÓ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP?
CÂU TRẢ LỜI LÀ CÓ VÀ KHÔNG.

Có là bởi định giá là 1 bước mang tính định lượng trong quá trình phân tích doanh nghiệp. Nhưng lại là bước cuối cùng và ít quan trọng nhất. Nếu lấy hình ảnh tảng băng trôi để so sánh thì bước đọc hiểu báo cáo tài chính và định giá doanh nghiệp chỉ là phần nổi của tảng băng.

Không là bởi trên thực tế trong quá trình đầu tư, sẽ có rất nh cổ phiếu phạm phải những tiêu chí mà cta đã đặt ra ngay từ đầu nên đối vs những cp như v thì nđt tốt nhất nên bỏ qua và việc phân tích BCTC và định giá lúc này là k cần thiết. Đây chính là cái hay của thị trường chứng khoán so vs các thị trường khác. Vì ta có rất nhiều sự lựa chọn khi đầu tư.
Việc nghiên cứu, hiểu về doanh nghiệp chính là phần chìm của tảng băng. Đây là bước quan trọng bậc nhất trong phân tích cơ bản. Nếu bỏ qua những yếu tố định tính này mà định giá doanh nghiệp thì khả năng cao việc định giá sẽ k đầy đủ hoặc sai.

Tác giả: Chính Chưa Lớn

Nguyễn Thành

Tôi tên là Nguyễn Phúc Trường Thành, hiện nay tôi đang là người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất nội dung liên quan đến lãi suất ngân hàng, tình hình lãi suất hiện nay, các tin tức liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tiết kiệm hay tích lũy,... Tôi sẽ luôn cập nhật thông tin mới nhất và nhanh nhất đến cho người đọc. Hãy đón chờ những bài viết mới nhất đến từ tôi nhé!

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

3 days ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

3 days ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

3 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

3 days ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

5 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

5 days ago