Ngân hàng

Ngân hàng hoạt động thế nào? Tất tần tật về ngân hàng trong 5 phút.

Đánh giá tại đây

Ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính giữa người gửi tiền và người vay tiền, đồng thời thực hiện chức năng tạo ra tiền. 

Chức năng chính của ngân hàng bao gồm quản lý tiền gửi, cung cấp các khoản vay, và cung cấp các dịch vụ tài chính khác như chuyển khoản, đầu tư, và tư vấn tài chính. 

Các ngân hàng hoạt động theo mô hình “dự trữ phân đoạn” – chỉ giữ lại một phần nhỏ số tiền gửi để đảm bảo thanh khoản, phần lớn còn lại được sử dụng để cho vay, giúp tối ưu hóa lợi nhuận.

Ngoài ra, ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chính phủ để đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong hệ thống tài chính. Với sự đa dạng trong loại hình và chức năng, mỗi ngân hàng đều có vai trò riêng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cung cấp dịch vụ tiện ích cho cá nhân và doanh nghiệp.

1. Tổng quan về ngân hàng

1.1. Phân biệt ngân hàng cấp 1 và ngân hàng cấp 2?

Trước năm 1991, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động theo mô hình một cấp, trong đó nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình này có nhiều hạn chế như hiệu quả thấp, lạm phát tăng cao và ảnh hưởng không tích cực đến nền kinh tế.

Để khắc phục những vấn đề này, năm 1991, hệ thống ngân hàng được tái cấu trúc thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Trung ương (cấp 1), và các Ngân hàng Thương mại (cấp 2).

Ngân hàng Nhà nước sẽ nắm vai trò điều hành và định hướng, thực hiện ban hành các chính sách tiền tệ, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, quy định room tín dụng. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại. Ngoài ra, cần lưu ý: Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh như nhận tiền gửi hoặc cho vay với khách hàng cá nhân hay tổ chức.

Các ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp vốn, tín dụng, và dịch vụ tài chính cho cá nhân, tổ chức, và doanh nghiệp theo khuôn khổ pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đề ra, góp phần duy trì sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.2. Các loại hình ngân hàng

Ngân hàng được phân loại thành ba loại hình chính, mỗi loại có chức năng và mục tiêu riêng:

  • Ngân hàng Thương mại: Là loại hình ngân hàng phổ biến nhất, thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các ngân hàng thương mại phục vụ cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức với đa dạng sản phẩm tài chính.
  • Ngân hàng Chính sách: Là ngân hàng thuộc quản lý của Nhà nước, được thành lập để thực hiện các chính sách tài chính xã hội như cho vay hỗ trợ người nghèo, phát triển nông thôn, và các chương trình kinh tế – xã hội đặc thù.
  • Ngân hàng Hợp tác xã: Là ngân hàng được thành lập bởi các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác, nhằm hỗ trợ tài chính, liên kết hệ thống và điều hòa vốn trong cộng đồng quỹ tín dụng nhân dân.

Mỗi loại ngân hàng đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cá nhân và tổ chức đạt được các mục tiêu tài chính, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

1.3. Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

1.3.1. Ngân hàng làm trung gian tín dụng:

Một trong những vai trò quan trọng nhất của ngân hàng là làm trung gian tín dụng. Thông qua chức năng này, ngân hàng trở thành cầu nối giữa những người thừa vốn và những người cần vốn. Điều này có nghĩa là ngân hàng thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế từ các cá nhân, tổ chức và biến chúng thành nguồn vốn cho vay.

Ngân hàng vừa thực hiện vai trò người đi vay (với người gửi tiền), vừa là người cho vay (với các cá nhân, doanh nghiệp). Nguồn vốn huy động được ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế, giúp duy trì dòng chảy tài chính ổn định và đảm bảo lợi ích cho cả người gửi tiền, người vay vốn và bản thân ngân hàng.

1.3.2. Chức năng làm trung gian thanh toán:

Ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối các bên trong giao dịch tài chính. Với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng cung cấp các sản phẩm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,… 

Ngân hàng cũng hỗ trợ các giao dịch nội địa và quốc tế thông qua hệ thống chuyển khoản và thanh toán liên ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, dịch vụ, và đầu tư. Trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và bảo vệ lợi ích của bên ủy thác cũng như đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

1.3.2. Chức năng tạo tiền

Ngoài việc làm trung gian tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại, còn có khả năng tạo tiền – một chức năng quan trọng giúp mở rộng nguồn cung tiền tệ trong nền kinh tế. 

Việc “tạo ra tiền” ở đây không phải hoạt động “phát hành tiền” của Ngân hàng Nhà nước mà là việc sử dụng các nghiệp vụ như nhận tiền gửi và cho vay để mở rộng cung tiền. Cụ thể, khi ngân hàng thương mại sử dụng số tiền huy động được (tiền gửi) để cho vay hoặc thực hiện thanh toán, số tiền cho vay thường được chuyển khoản vào tài khoản của người nhận tại ngân hàng khác, từ đó trở thành tiền gửi mới. Quá trình này lặp đi lặp lại trong hệ thống ngân hàng, giúp tăng lượng tiền gửi thanh toán và mở rộng lượng cung tiền.

Khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc (số tiền ngân hàng phải giữ lại theo quy định), tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi, và tỷ lệ dự trữ quá mức. Khi ngân hàng cung ứng tín dụng, lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế tăng lên; ngược lại, khi khách hàng hoàn trả các khoản vay, lượng tiền cung ứng giảm.

Việc tạo tiền không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hội mà còn giảm phụ thuộc vào tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông, và thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Nhờ đó, ngân hàng trở thành trung tâm của đời sống kinh tế – xã hội.

 

  • Ví dụ minh họa:

 

Công thức tính lượng cung tiền:

Trong đó:

  • M là tổng lượng cung tiền
  • H là tiền cơ sở
  • C là lượng tiền mặt
  • D là lượng tiền gửi
  • R là lượng tiền các ngân hàng thương mại dự trữ tại Ngân hàng Trung ương.

Vì ngân hàng thương mại chỉ dự trữ một phần R nhỏ hơn tổng số tiền gửi D, nên m luôn lớn hơn 1, giúp tổng lượng cung tiền M tăng nhiều hơn số tiền cơ sở H.

Hãy cùng xem xét cách một khoản tiền gửi ban đầu được ngân hàng sử dụng trong ví dụ cụ thể dưới đây:

(1) Khi bạn gửi 1 tỷ đồng vào ngân hàng, ngân hàng sẽ giữ lại 10% của số tiền này, tương đương 100 triệu đồng, làm dự trữ bắt buộc. Phần còn lại, tức 900 triệu đồng, được ngân hàng cho vay. Người vay sử dụng khoản tiền này để mua hàng hóa hoặc dịch vụ, và số tiền đó lại được gửi vào một ngân hàng khác.

(2) Ngân hàng thứ hai tiếp tục giữ lại 10% của 900 triệu đồng (tức 90 triệu đồng) làm dự trữ, sau đó cho vay 810 triệu đồng còn lại. Người nhận khoản vay này cũng sử dụng tiền để thanh toán, và số tiền đó lại được gửi vào một ngân hàng khác. Quá trình này cứ tiếp diễn, mỗi lần ngân hàng giữ lại một phần nhỏ làm dự trữ và sử dụng phần còn lại để cho vay.

(3) Kết quả của quá trình này là tổng số tiền trong hệ thống ngân hàng tăng lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu. Trong ví dụ này, với tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10%, khoản tiền gửi ban đầu 1 tỷ đồng có thể tạo ra tổng cộng 10 tỷ đồng trong nền kinh tế. Đây chính là cách mà hệ thống ngân hàng thương mại mở rộng lượng cung tiền thông qua hoạt động tín dụng.

Hay áp dụng công thức cũng cho ra kết quả tương tự:

  • Số tiền dự trữ là 1.000.000.000 × 10% = 100.000.000 đồng.
  • Số tiền cho vay là 1.000.000.000 – 100.000.000 = 900.000.000 đồng.
  • Số nhân tiền được tính là m = 1 / tỷ lệ dự trữ bắt buộc = 1 / 10% = 10.
  • Tổng lượng tiền ngân hàng tạo ra thông qua quá trình cho vay là m × số tiền cho vay = 10 × 900.000.000 = 9.000.000.000 đồng.

Kết quả, từ khoản tiền gửi ban đầu 1 tỷ đồng, ngân hàng có thể tạo thêm 9 tỷ đồng qua hoạt động cho vay, nâng tổng lượng tiền trong hệ thống ngân hàng lên 10 tỷ đồng (bao gồm 1 tỷ đồng ban đầu).

2. Các hoạt động của ngân hàng

Theo Khoản 12, 13, 14, 15 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

  1. a) Nhận tiền gửi;
  2. b) Cấp tín dụng;
  3. c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

2.1. Hoạt động nhận tiền gửi

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Trong đó, các sản phẩm phổ biến của ngân hàng sẽ gồm có Tài khoản CASA, Tài khoản tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi.

2.2. Hoạt động cấp tín dụng

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

Thuc Tran

Recent Posts

Cách loại hình ngân hàng ở Việt Nam? Tổng hợp các ngân hàng 2025

1. Hiện nay ở Việt Nam đang có các loại hình ngân hàng nào? 1.1.…

47 mins ago

Lợi Nhuận Vàng So Với Bất Động Sản 10 Năm Qua

Vàng hay bất động sản: Đầu tư nào sinh lời tốt hơn trong 10 năm…

2 hours ago

Freelancer cần biết gì về công cụ tính thuế thu nhập?

Bạn là freelancer và lo lắng về việc tính thuế thu nhập? Dưới đây là…

1 day ago

Cách sử dụng công cụ tính thuế thu nhập cá nhân

Bạn muốn biết mình cần nộp bao nhiêu thuế thu nhập cá nhân? Hãy sử…

1 day ago

Rủi ro biến động trong quỹ mở là gì?

Rủi ro biến động trong quỹ mở là sự thay đổi lớn trong giá trị…

1 day ago

5 Yếu Tố FDI Ảnh Hưởng Đến Giá Trị VND

FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) có ảnh hưởng lớn đến giá trị đồng…

1 day ago