Trong bối cảnh Đức, nền kinh tế đầu tàu của châu Âu, cùng các nước sử dụng đồng Euro đang đối mặt với suy thoái kỹ thuật, khi đơn đặt hàng sản xuất và nhu cầu vay vốn từ người dân và doanh nghiệp vẫn thấp, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thông báo tăng lãi suất thêm 0,25 điểm %.
Đây là lần thứ 8 liên tiếp ECB tăng lãi suất trong thời gian chưa đầy 1 năm, tính từ tháng 7/2022. Lãi suất tiền gửi cơ bản của ECB đã tăng từ mức -0,5% lên 3,5%, đạt mức cao lịch sử được ghi nhận từ khi bước sang thế kỷ 21.
Nguyên nhân dẫn đến việc ECB tăng lãi suất là lạm phát trong các nước sử dụng đồng Euro, mặc dù đã giảm so với mức cao nhất là 10,6% vào tháng 10/2022 xuống còn 6,1%, nhưng vẫn cao hơn gấp ba lần so với mục tiêu 2%.
Lạm phát cơ bản, loại trừ năng lượng và thực phẩm, vẫn duy trì ở mức 5,3% trong tháng 5 và dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống 4,9% trong quý tới và 3,9% trong ba tháng cuối năm. Tuy nhiên, áp lực lạm phát với ECB vẫn có thể thay đổi theo hướng không mong muốn do tác động từ kế hoạch tăng lương cho người lao động trong các nước châu Âu.
Các chuyên gia tài chính châu Âu cho rằng đây chưa phải là lần tăng lãi suất cuối cùng của ECB. 75% số chuyên gia kinh tế được hỏi dự báo rằng ECB có thể tiến hành lần tăng lãi suất thứ 9 vào tháng 7 tới, đẩy lãi suất tiền gửi của ngân hàng này lên mức 3,75%, nhằm duy trì sức mạnh của đồng Euro khi lạm phát chưa giảm về mức mục tiêu 2%.
1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…
1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…
Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…
1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…
Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…
Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…