Đầu tư tích lũy ở độ tuổi bao nhiêu là hợp lý?

đầu tư tích lũy
5/5 - (3 votes)

Đầu tư tích lũy là khái niệm có vẻ khá là thân thuộc, tuy nhiên các bạn đã bao giờ tự hỏi mình nên đầu tư hay tích lũy ở thời điểm nào trong cuộc đời mình là hợp lý chưa? Đôi khi có những loại hình bạn không nên bắt đầu quá sớm, nhưng cũng có những kênh đầu tư bạn cần phải bắt đầu từ sớm.

Để trả lời cho vấn đề này, hãy cùng Infina tìm hiểu ngay bao nhiêu tuổi thì đầu tư tích lũy những gì để dễ dàng quản lý tài chính nhé!

*Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân!

1. Giai đoạn vừa bước ra “đời”: 18 – 22 tuổi

Tích lũy từ 18 tuổi

Đây là giai đoạn khi vừa 18 tuổi, giai đoạn bạn vừa tốt nghiệp cấp 3 cũng như là khoảng thời gian bạn đã đủ chín chắn về nhận thức và bắt đầu một cuộc sống mới. Ở giai đoạn này, mình nghĩ chắc chắn đa số các bạn ai cũng sẽ có suy nghĩ “Chơi cho hết đời tuổi trẻ” hay “Tuổi trẻ chỉ sống 1 lần”.

Thế là các bạn cứ vung hết tiền để thỏa mãn bản thân cho các nhu cầu giải trí, mua sắm. Thay vì dồn hết tiền đó để vui chơi, thế thì tại sao lại không trích 1 khoản nhỏ để tiết kiệm chứ? Bạn thử nghĩ xem:

Ví dụ bạn dành ra 1 ngày bạn tiêu xài hết 100.000đ cho nhu cầu vui chơi, thì bạn sẽ bỏ số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm để đầu tư tích lũy chẳng hạn. Bỏ giải trí 1 ngày cũng không chết ai đâu các bạn à, hoặc là giảm khoảng chi tiêu đó lại. Bạn cứ tích lũy hằng ngày như thế thì 1 tháng bạn sẽ tích lũy được 1 số tiền cũng gọi là kha khá đấy!

Điều này vừa giúp rèn luyện cho bạn được tính tiết kiệm, cũng như có tính kỷ luật không được đụng vào tài khoản tích lũy này!

2. Giai đoạn bắt đầu va chạm với cuộc sống: 22 đến 25 tuổi

đầu tư nhỏ

Đây là giai đoạn lúc bạn 22 tuổi, thường thì bạn vừa tốt nghiệp Đại Học. Bạn cần phải tìm cho mình 1 công việc để có thể nuôi sống bản thân. Có rất nhiều định hướng cho bạn ví dụ như bắt đầu đầu tư nhỏ, hoặc bạn cũng đã có sẵn kế hoạch từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đây cũng chính là giai đoạn mà bạn phải bắt đầu lập quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng tức là như nào? Quỹ dự phòng là số tiền bạn bỏ tương tự như tiết kiệm và bạn tuyệt đối không được sử dụng nó, số tiền này chỉ dành cho các trường hợp khẩn cấp vì bạn phải bắt đầu chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bản thân mình rồi.

Tuy nhiên như khi trên mình đã bảo là bắt đầu đầu tư nhỏ. Thế thì nên lựa chọn kênh đầu tư nào cũng như liệu nơi mà bạn bắt đầu “hành trình đầu tư” có an toàn không?

Ứng dụng Infina với danh mục Tích lũy sẽ giúp bạn làm điều đó vô cùng dễ dàng. Bạn có thể tích lũy với lợi nhuận không kỳ hạn 7.5%/năm và vô tư rút ra bất kỳ lúc nào mà không mất lợi nhuận ban đầu. Số vốn cần đầu tư tích lũy chỉ từ 200,000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Tải app infina
Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Chưa dừng lại ở đó, bạn còn có thể tăng số vốn ban đầu nhờ sức mạnh của lãi suất kép. Lãi suất kép được ví như “kỳ quan thứ 8 của thế giới” sẽ cùng đồng hành với bạn trong chặng đường tích lũy này.

Xem thêm: Tiết lộ cách gửi tiết kiệm online thông minh mà không ai chia sẻ

3. Giai đoạn ”bức tốc”: 25 – 30 tuổi

Ở độ tuổi này, bạn phải cố gắng và chịu áp lực rất nhiều. Bạn bị sức ép từ mọi phía buộc mình phải thành công trong công việc, tài chính, lẫn hôn nhân. Lúc này bạn sẽ thấy được việc tiết kiệm và đầu tư từ sớm nó quan trọng và cần thiết như thế nào.

khủng hoảng

Đây là giai đoạn bạn đã bắt đầu “tìm thấy chính mình” và bắt đầu đi ngao du khắp nơi. Có nhiều người sẽ từ bỏ sự ổn định hiện có để chạy theo những cái mới để bắt đầu một hành trình mới mẻ hơn. Lúc này, áp lực kiếm tiền thôi là chưa đủ, bạn phải tìm cách để tiền đẻ ra tiền.

Những kênh đầu tư không yêu cầu số vốn quá cao mà bạn có thể tham khảo: Chứng khoán, Chứng chỉ Quỹ, Crypto (tiền ảo)… Đây hoàn toàn là những kênh đầu tư tích lũy có thể sinh lời cho bạn tuy nhiên bạn phải cần phải có một lượng kiến thức tài chính nhất định, cũng như thời gian để xem các biểu đồ thị trường, bảng dữ liệu. Nhưng mình nghĩ nếu đã đến khoảng độ tuổi 25-30, các bạn có thể thử sức với những loại kênh đầu tư này.

Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy thử tìm hiểu kênh đầu tư chứng chỉ quỹ. Đây là kênh đầu tư không đòi hỏi nhiều kiến thức tài chính cũng như thời gian. Bạn vẫn có thể tăng thu nhập thụ động tại nhà, vừa có nơi sử dụng tiền nhàn rỗi làm nguồn thu nhập thứ 2 từ các công ty quản lý quỹ bậc nhất Việt Nam như Dragon Capital, Vietcombank Securities,… tại Infina.

Bên cạnh đó, thời điểm này bạn nên nghĩ đến phương án mua Bảo hiểm nhân thọ. Hình thức này thực sự phù hợp cho những bạn nào có dự định tiết kiệm dài hạn. Mua BHNT càng sớm thì chi phí càng rẻ và lợi ích càng nhiều. Cứ thử nghĩ xem: Sau 10 năm, lúc đó bạn khoảng 40, bạn đã có một khoản tiền dư từ việc đầu tư vào BHNT.

Xem thêm: Phát sốc cách tiết kiệm tiền của người Nhật hiệu quả hơn 100 năm

4. Giai đoạn ổn định cuộc sống: 30 – 45 tuổi

ổn định cuộc sống

Đây là giai đoạn bạn đã trên 30 tuổi, bạn đã trưởng thành hơn rất nhiều và có nhiều suy nghĩ chín chắn để có thể tự quyết định lấy những công việc trong gia đình (nếu có). Đây cũng là giai đoạn bạn bắt đầu không còn đam mê “nhảy việc” nữa, cũng như không còn thích thú gì với vui chơi giải trí xuyên đêm nữa.

Nếu như bạn đã có gia đình, đây chính là độ tuổi bạn sẽ phải chịu khá nhiều gánh nặng từ gia đình. Hãy tạo quỹ riêng cho con cái ngay từ khi bạn mới có con. Tuy nhiên, nhớ giữ gìn sức khỏe! Đừng quá đâm đầu vào công việc mà bỏ quên sức khỏe của bản thân, sức khỏe là khoảng đầu tư tích lũy quan trọng nhất. Tiền thì quan trọng thật đấy, nhưng không có sức khỏe thì cũng chẳng thể kiếm tiền được!

Nếu như bạn đã tiết kiệm được những giai đoạn sống trên thì bạn có thể bắt đầu tự kinh doanh nhỏ. Nếu bạn đã đủ tự tin với kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ, hãy khởi nghiệp thôi. Phi thương bất phú. Đây vẫn là độ tuổi cho phép bạn có thể tự “thử sức mình”, vẫn còn có thể làm lại được. Các bạn không được nản chí!

Ở độ tuổi này, ngoài tự kinh doanh, nếu số vốn đủ lớn bạn có thể xuống tiền để đầu tư bất động sản.

Xem thêm: Nguyên tắc 6 chiếc lọ – Quản lý chi tiêu cá nhân như các triệu phú

5. Giai đoạn bắt đầu nghỉ hưu: từ 45 trở lên

đầu tư tích lũy từ quỹ hưu trí

Đây là giai đoạn bạn đã trên 45 tuổi, bạn sẽ cần phải bắt đầu nghĩ đến đầu tư tích lũy vào quỹ hưu trí. Quỹ hưu trí là gì?

Quỹ hưu trí (pension fund) là định chế tài chính quản lý tiền hưu trí tự nguyện và theo hợp đồng của cá nhân, công ty và chính phủ. Quỹ hưu trí hàng ngày thu tiền đóng góp của người thuê lao động và người lao động, cũng như thanh toán tiền cho những người về hưu. Quỹ hưu trí chuyên môn hóa vào các khoản đầu tư dài hạn như mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, chứng khoán chính phủ và bất động sản.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Khi về hưu, tiền bảo hiểm xã hội và tiền lương hưu có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhưng không đủ để cho bạn có một cuộc sống sung túc. Quỹ hưu trí sẽ giúp bạn làm điều này. Những ai đã đầu tư bảo hiểm nhân thọ từ sớm cũng sẽ gặt hái được quả ngọt ở thời điểm này.

Tổng kết

Đây chính là 5 giai đoạn trong cuộc sống mà bạn cần phải biết để đầu tư tích lũy cho đúng vào từng thời kỳ, có thể các bạn sẽ có những hướng đi khác miễn sao bạn cảm thấy nó đúng với cuộc sống bạn là được.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: 5 điều đặc biệt cần lưu ý khi gửi tiết kiệm online không nên bỏ qua