Kiến thức tài chính

CAPEX là gì? CAPEX có ý nghĩa gì trong chứng khoán?

5/5 - (2 votes)

Để quản trị doanh nghiệp, có rất nhiều chi phí mà người quản lý cần phải chú ý. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án hoặc đầu tư các thiết bị mới vào công ty. CAPEX là một loại chi phí đã quá quen thuộc với những người làm tài chính. Tuy nhiên, cụ thể CAPEX là gì? Đối với các nhà đầu tư, CAPEX có ý nghĩa gì trong chứng khoán? Hãy cùng Infina giải đáp các thắc mắc dưới bài viết này nhé.

CAPEX là gì?

CAPEX là viết tắt của cụm từ tiếng anh Capital Expenditure, trong đó Capital là vốn, vậy Expenditure là gì? Expenditure là chi tiêu, tức Capital Expenditure là chi tiêu vốn. Vậy, chi tiêu vốn là gì?

Chi tiêu vốn được hiểu là chi phí đầu tư vào các loại tài sản cố định của doanh nghiệp phổ biến như: nhà máy, thiết bị máy móc,… Các khoản đầu tư CAPEX được sử dụng để mở rộng thêm quy mô sản xuất và sửa chữa, nâng cấp của tài sản cố định của doanh nghiệp. Việc sử dụng chi phí CAPEX được xem như một quyết định tài chính lớn và đặc biệt quan trọng với một công ty.

Đặc điểm của CAPEX

  • Các khoản chi phí CAPEX cần được vốn hóa và phân bổ theo thời gian sử dụng của 1 loại tài sản cố định. Nếu CAPEX sử dụng để duy trì hoạt động, doanh nghiệp cần khấu trừ trong các năm phát sinh.
  • Những khoản đầu tư chi phí vốn sẽ có giá trị hoặc quy mô lớn hoặc cả hai cùng lớn. Tài sản này sẽ được dùng trong nhiều năm và trở thành tài sản cố định.
  • Chi phí vốn là việc đầu tư dài hạn, không thể thu hồi ngay lập tức, nó cần có thời gian hoạt động. Khi chi phí vốn giảm, tài sản cố định sẽ bị mất đi một phần giá trị sau mỗi kỳ kế toán.

  • CAPEX cần phải được xác định và ghi nhận ở các mục khác nhau, tùy vào đó là loại tài sản gì, ví dụ: chi phí mua bất động sản, chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng,…
  • Tuy từng lĩnh vực sản xuất, giá trị CAPEX sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với các ngành viễn thông, khai thác dầu mỏ khí đốt và sản xuất sẽ có chỉ số CAPEX rất cao.

Công thức tính CAPEX là gì?

Để xác định CAPEX, chúng ta cần sử dụng bảng báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Trong đó, bảng báo cáo thu nhập xác định chi phí khấu hao, bảng cân đối kế toán cho biết số dư của mục hàng hóa, nhà máy, thiết bị (PP&E) → xác định được chênh lệch số dư giữa PP&E kỳ trước và kỳ sau.

Công thức tính CAPEX:

CAPEX = ΔPP&E + Khấu hao hiện tại

Lưu ý: Khi tính toán cần đưa tất cả các giá trị về cùng một giai đoạn hoặc nhà đầu tư có thể sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tính CAPEX, cụ thể:

CAPEX = Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định – Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

CAPEX có ý nghĩa gì trong chứng khoán?

Thông thường, CAPEX chiếm tỷ trọng trong dòng tiền đầu tư của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số CAPEX sẽ cho phép nhà đầu tư xác định doanh nghiệp đang sử dụng bao nhiêu tiền vào việc sản xuất, duy trì và phát triển.

Nhà đầu tư có thể dựa vào tỷ trọng CAPEX với dòng tiền để đánh giá mức độ uy tín, quy mô và hiệu suất sản xuất của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lâu dài thường sẽ sử dụng một khoản nhỏ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để tái đầu tư vào tài sản cố định, như vậy mới có thể duy trì vị thế và giữ được sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong chứng khoán, nhà đầu tư có thể so sánh chỉ số CAPEX để đánh giá các mã cổ phiếu của doanh nghiệp:

  1. Nếu tỷ lệ CAPEX/lợi nhuận sau thuế trong vòng đời của tài sản thấp, điều này cho thấy tính cạnh tranh của doanh nghiệp rất cao.
  2. Nếu tỷ lệ CFO (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh)/CAPEX càng lớn, năng lực của doanh nghiệp càng cao. Bởi, tỷ lệ này cho biết khả năng đáp ứng việc đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp đó. Nếu:
  • CFO/CAPEX > 1: cho biết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tạo ra đủ tiền mặt để chi trả các chi phí đầu tư, sửa chửa tài sản cố định.
  • CFO/CAPEX < 1: cho biết doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, phải đi vay tiền để duy trì việc sản xuất kinh doanh, mua thêm tài sản cố định.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Phân biệt giữa CAPEX và OPEX

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ OPEX là gì? OPEX là viết tắt của Operating Expenditure, tức chi phí hoạt động. Đây là các chi phí được hiểu khi phát sinh trong quá trình kinh doanh thường xuyên như: tiền thua nhà, chi phí tồn khi, tiếp thị, quỹ được phân bổ cho nghiên cứu và phát triển,…

Tiêu chíOPEXCAPEX
Đặc điểmLà các chi phí phát sinh  trong hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.Là các chi phí phát sinh khi mua tài sản cố định tạo ra doanh thu trong tương lai hoặc phát sinh chi phí trong quá trình sửa chữa hoặc thêm giá trị vào tài sản hiện tại để kéo dài tuổi thọ của tài sản đó.
Ý nghĩaĐại diện cho các chi phí hàng ngày được thiết kế để duy trì hoạt động của một doanh nghiệp.Là những khoản mua sắm lớn sẽ được sử dụng ngoài kỳ kế toán hiện tại.
Khấu trừOPEX được khấu trừ hoàn toàn trong giai đoạn vì chúng được sử dụng để phục vụ cho các chi phí của kỳ kế toán đó.CAPEX không được khấu trừ trong giai đoạn phát sinh mà phân bổ vào các giai đoạn tài chính khác nhau.
Lợi nhuậnLợi nhuận của OPEX ngắn hơn.Lợi nhuận trên CAPEX mất nhiều thời gian hơn để nhận.

 

Ngoài việc phân biệt CAPEX với OPEX, người đầu tư cần phải phân biệt khái niệm CAPEX với Net Capital Spending. Cụ thể Net Capital Spending là gì? Net Capital Spending được hiểu là chi tiêu vốn ròng trong doanh nghiệp, là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên, giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về chỉ số CAPEX, có thể thấy, chỉ cần nhìn vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể dễ dàng đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn về loại cổ phiếu thuộc doanh nghiệp đó. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn có những bước đi thành công.

Bạn đã hiểu chỉ số CAPEX là gì chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Nhận định các cổ phiếu tiềm năng chỉ duy nhất có tại cộng đồng Infina
Lưu Khánh Huyền

Tôi tên là Lưu Khánh Huyền, tôi hiện đang là người chịu trách nhiệm sản xuất các nội dung liên quan đến chứng khoán, cổ phiếu hằng ngày cho Infina.

Recent Posts

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

1 day ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

1 day ago

Lãi Suất Tiết Kiệm Online So Với Tiết Kiệm Truyền Thống

Tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn từ 0.1% đến 2.1%/năm so với…

2 days ago

API là gì? Tìm hiểu REST API, Web API và ưu nhược điểm

1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…

6 days ago

Ship COD là gì? Hướng dẫn ship COD và bảng giá mới nhất

Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…

6 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại cộng đồng Infina tuần 2-8/1/2025

1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…

7 days ago