Cách thiết lập bảng cân đối tài sản từ các câu chuyện đầu tư cực bổ ích

Góc chia sẻ những kiến thức đầu tư thú vị
5/5 - (1 vote)

Góc chia sẻ: Chia sẻ kiến thức đầu tư, các câu chuyện đầu tư

Tài chính cá nhân – Thiết lập Bảng cân đối tài sản của riêng mình

Chúng ta thường quen với việc đọc hiểu bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp, nhưng ít ai lượng hóa đầy đủ và đặt lên bàn cân – tài sản, nợ, tài sản ròng của bản thân.

Hướng dẫn lập bảng cân đối tài chính cá nhân

Đối với quản trị tài chính cá nhân, bảng cân đối tài sản này này có một số điểm khác biệt hơn, nhìn chung ngoài việc tính toán xem bản thân đang sở hữu bao nhiêu tài sản ròng, việc làm này còn nhằm mục đích:

  1. Nắm rõ các khoản tài sản đang có, giúp phân tách khoản nào cho dài hạn, ngắn hạn, khoản nào là nền tảng cho nhu cầu thiết yếu, khoản nào cho đầu tư, cải thiện chất lượng cuộc sống sau này, khoản nào có tính thanh khoản phục vụ các trường hợp đột xuất.
  2. Các “nghĩa vụ nợ”, bao gồm nợ vay và các khoản cần chi tiêu trong tương lai.

So sánh với bảng cân đối kế toán Doanh nghiệp truyền thống, tài chính cá nhân có một số điểm khác biệt quan trọng nhất.

  • Human Capital – Thu nhập tương lai: Đây được coi là một loại tài sản được hình thành trong tương lai, phản ánh thu nhập trong tương lai, tăng theo “năng lực cá nhân” và lạm phát, chiết khấu về hiện tại. Có nhiều cách để ước tính, nhưng trong thời lượng bài này tạm thời bỏ ngỏ.
  • Các khoản nợ phải trả: Ngoài các khoản nợ vay ngân hàng, nợ phải trả cũng là một khoản mục cần ước tính từ tương lai, bao gồm: Chi phí sinh hoạt hàng năm, đầu tư giáo dục cho con cái, hay các mục tiêu cao hơn, thay đổi cuộc sống (VD: 100 triệu cho du lịch nước ngoài mỗi năm sau tuổi 50), cho con “của hồi môn” sau này….

Human Capital là điều cần thiết

Từ bảng cân đối ví dụ dưới đây của một gia đình trẻ, chúng ta có thể thấy nhiều điều.

  • Cặp vợ chồng giả định có tổng thu nhập hằng năm 700 triệu đồng, ước tính có thể tăng trưởng 5%/1 năm, theo nâng cao chuyên môn và vị trí công việc. Chi phí chi tiêu hàng năm 500 triệu đồng bao gồm cả các khoản phát sinh với chất lượng cuộc sống tương đối ổn tại Hà Nội. Hai vợ chồng bắt đầu tạo dựng được các tài sản đầu tiên và mạnh dạn vay tiền để tài trợ cho các khoản đầu tư của mình.
  • Tài sản lớn hơn Nợ phải trả, tài sản ròng hơn 3 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Cho phép gia đình có thể chấp nhận rủi ro nhiều hơn để nhận được lợi nhuận cao hơn trong các hoạt động đầu tư của mình.
  • Human Capital lớn: Đây sẽ là thực trạng của nhiều cặp vợ chồng dưới 30 tuổi, khi số năm đi làm còn lớn, đồng thời tài sản tài chính (ngắn và dài hạn) không chiếm trọng số cao trong danh mục do chưa tích lũy đủ lâu. Càng về sau, Human Capital càng giảm, buộc tài sản tài chính khác phải có tăng trưởng bù đắp, đồng thời đáp ứng các nhu cầu cuộc sống ngày càng cao.
  • Với tài sản hiện tại, cặp vợ chồng đã có thể nghĩ đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống (đi du lịch), và giành thêm tài sản để lại cho con. Do vậy, khả năng “take risk”, chấp nhận rủi ro trong đầu tư có thể tăng lên, nhằm cải thiện tốt hơn nữa chất lượng cuộc sống. Vì nếu trong trường hợp rủi ro xảy ra, nhiều khả năng thua lỗ cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến các mục tiêu của gia đình và tương lai của con cái. Tiền tích lũy được trong thời gian tới, cặp vợ chồng có thể giành thời gian đầu tư chứng khoán, bất động sản, chứng chỉ quỹ với rủi ro cao hơn so với tiền gửi.

Trên đây là bức tranh tài chính của một trường hợp điển hình, với thu nhập, tài sản khá tốt nên hoàn toàn có khả năng tự chủ được các mục tiêu cuộc sống. Lời khuyên là hoàn toàn có thể cải thiện hơn nữa chất lượng cuộc sống với tình hình hiện tại.

Trong thực thế, nhiều “Bảng cân đối” sẽ hiện ra nhiều vấn đề hơn, yêu cầu các gia đình trẻ phải tái cấu trúc lại các khoản vay nợ, đầu tư tài chính hoặc tìm kiếm các phương pháp tiết giảm chi phí, nâng cao Human Capital để đạt được các mục tiêu quan trọng của cá nhân.

Bức tranh tài chính –bảng cân đối tài sản của bạn đang ở trong tình trạng như thế nào.
Bức tranh tài chính –bảng cân đối tài sản của bạn đang ở trong tình trạng như thế nào.

Nguồn: Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán IPA (IPAAM)

Xem thêm: Mua ô tô mỗi tháng ‘bốc hơi’ 13 triệu đồng