Tiếp theo phần 1, hôm nay Infina sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin khá quan trọng các loại phí giao dịch chứng khoán tiếp theo. Nổi bật là so sánh phí giao dịch các công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có phí giao dịch thấp nhất. Không chần chừ nữa, hãy bắt đầu ngay nào.
Bạn có thể tìm hiểu full series Kiến thức đầu tư cơ bản tại đây:
Thực chất thì trong chứng khoán có rất nhiều loại phí khác nhau, trong đó phí giao dịch chứng khoán như Infina đã đề cập ở trên là quan trọng nhất và được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
Dưới đây là một số loại phí khác khi giao dịch chứng khoán để các bạn tìm hiểu thêm.
Là khoản chi phí nộp cho VSD – Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.
Phí này được quy định khác nhau giữa các công ty chứng khoán nhưng không quá 0.5đ/cổ phiếu/tháng và là phí thu hộ VSD. Hiện tại mức phí lưu ký chứng khoán phổ biến được đa số công ty chứng khoán áp dụng là 0.27đồng/cổ phiếu/tháng. Phí lưu ký chứng khoán được tính trên số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ (không phân biệt đó là mã cổ phiếu nào hay giá hiện tại là bao nhiêu).
Phí lưu ký chứng khoán là rất nhỏ, không đáng để nhà đầu tư quan tâm.
Ví dụ bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu Vietcombank (VCB) thì phí lưu lý 10.000 cổ phiếu VCB của bạn trong 1 tháng là:
0.27 x 10.000 = 2.700 đồng
Với chỉ 2.700 đồng (giá 1 gói mì tôm) là bạn đã đủ trả phí lưu ký cho 10.000 cổ phiếu. Thật sự là một con số rất rẻ phải không nào?
Do thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch T+2 (sau 2 ngày mua cổ phiếu thì cổ phiếu mới về tài khoản để thực hiện giao dịch bán, và sau 2 ngày bán tiền bán cổ phiếu mới về tài khoản) do đó khi nhà đầu tư muốn sử dụng tiền bán cổ phiếu ngay sau khi bán thì phải ứng tiền từ công ty chứng khoán và phải chịu mức phí ứng tiền do công ty quy định.
Ví dụ: Phí ứng trước tiền bán của Công ty CP Chứng khoán SSI là 0.0389%/ngày (tối thiểu 50,000 đồng/lần ứng). Nếu nhà đầu tư bán cổ phiếu Vinamilk thu được 1 tỷ đồng nhưng trong 2 ngày sau (T + 2) thì 1 tỷ đồng mới về trong tài khoản. Sau khi bán xong nếu nhà đầu tư muốn SSI ứng trước 1 tỷ đồng để mua cổ phiếu ngay lúc đó thì số tiền phí nhà đầu tư phải trả sau 2 ngày là:
1 tỷ đồng x 0.0389%/ngày x 2 ngày = 778.000 đồng
Là thuế nhà đầu tư phải nộp sau khi thực hiện bán cổ phiếu, áp dụng 0.1%/giá trị bán khớp lệnh. Và mức thuế này sẽ chỉ đánh vào người bán ra, còn người mua sẽ không phải chịu. Tức là 1 vòng mua và bán thì sẽ có thêm đầu bán phải chịu thêm thuế 0,1%.
Ví dụ bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu VCB có giá trị 1 tỷ đồng, khi bán lượng cổ phiếu này ra thì Thuế thu nhập cá nhân bạn phải chịu là:
1 tỷ đồng x 0.1% = 1 triệu đồng
Thuế cổ tức bằng tiền mặt là loại thuế đánh vào toàn bộ các cổ tức bằng tiền mặt mà cổ đông được trả từ các công ty (nơi cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty đó) đó áp dụng 5% giá trị cổ tức là tiền mặt. Thông thường, cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn tại nguồn (tức doanh nghiệp chi trả).
Cách thu thuế của cục thuế rất đơn giản, chỉ cho phép công ty niêm yết thực sự trả cho cổ đông 95% số tiền mặt nhận được từ cổ tức, còn 5% họ thu ngay từ đầu của công ty niêm yết.
10.000 cp x 2.000 đ/cp x 5% = 1 triệu đồng
Số tiền cổ tức nhà đầu tư thực nhận là: 10.000 cp x 2.000 đ/cp x 95% = 19 triệu đồng.
Đây là loại thuế TNCN được áp dụng cho các cổ đông khi họ được nhận cổ tức, áp dụng 5%/giá trị cổ phiếu là cổ tức sau khi bán. Ở đây có nghĩa là nếu nhà đầu tư nhận được cổ tức là cổ phiếu thì sau này khi bán số cổ phiếu này thì nhà đầu tư sẽ bị đánh thuế thêm 5% trên tổng giá trị giao dịch.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%.
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế.
Giá tính thuế: Nếu Giá bán/chuyển nhượng >= Mệnh giá (10.000 đ):
Giá tính thuế = Mệnh giá. Nếu Giá bán/chuyển nhượng (Giá bán là giá khớp bình quân gia quyền của các lệnh bán trong ngày).
Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế: ưu tiên tính số lượng cổ phiếu từ việc nhận cổ tức cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.
Như vậy, khi mở tài khoản chứng khoán 1 tỷ và mở đúng chỗ có thể giúp bạn tiết kiệm 30 – 50 triệu/năm.
Phí chuyển tiền sở hữu: Có nghĩa là bạn đang sở hữu cổ phiếu hay trái phiếu tại một công ty chứng khoán nào đó, nhưng muốn chuyển số chứng khoán đó cho người khác sở hữu thì phải có phí để bên công ty chứng khoán tiến hành việc chuyển quyền sở hữu.
Phí tư vấn: Bên cạnh các dịch vụ môi giới thì các công ty chứng khoán còn có dịch vụ tư vấn, cung cấp cho mọi người thông tin để mua bán chứng khoán, tư vấn nên mua loại nào, mua khi nào… thì phí tư vấn là để trả tiền cho người tư vấn đó.
Phí nạp tiền: Muốn giao dịch chứng khoán trên các sàn mọi người phải nạp tiền vào tài khoản chứng khoán của mình để mua cổ phiếu/ trái phiếu và việc nạp tiền đó được tính phí dựa trên số tiền nộp đó.
Phí rút tiền: Tương tự sau khi bạn đầu tư có lời hoặc không có nhu cầu giao dịch thì muốn rút tiền mặt hay rút tiền về tài khoản ngân hàng từ tài khoản chứng khoán đó thì phải trả phí cho việc rút tiền.
Phí chuyển khoản chứng khoán: Bên cạnh việc nạp tiền, chuyển tiền, chuyển quyền sở hữu thì mọi người còn có có thể chuyển khoản chứng khoán như chuyển số cổ phiếu hay trái phiếu cho 1 tài khoản chứng khoán khác. Quá trình đó sẽ được tính phí chuyển khoản chứng khoán.
Phí cấp lại Sổ/ Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán: Sau khi sở hữu 1 số lượng cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ ký quỹ thì bên công ty chứng khoán sẽ cấp cho mọi người sổ hoặc giấy chứng nhận đang có số lượng chứng khoán đó tại công ty và khi sổ hoặc giấy đó bị mất mọi người muốn cấp lại là phải mất phí.
Phí phong tỏa chứng khoán: Không có nhu cầu giao dịch hay đang nghi ngờ tài khoản chứng khoán của mình có vấn đề thì có thể tiến hành phong tỏa tài khoản và số chứng khoán mà bản thân đang có đó, việc phong tỏa sẽ được tính phí.
Phí mở tài khoản chứng khoán: Đó là phí khi bạn có nhu cầu mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán nào đó.
Phí xác nhận số dư tài khoản: Giống như xác nhận số dư tài khoản ngân hàng vậy, để kiểm tra số dư tài khoản chứng khoán còn bao nhiêu thì cũng sẽ được tính phí theo phương thức xác nhận.
Và còn nhiều loại phí khác, nhưng trên đó là các mức phí cơ bản nhất mọi người nên nắm rõ khi giao dịch chứng khoán tại bất kỳ sàn giao dịch nào hiện nay ở Việt Nam.
Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.
Theo thông tư 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, CTCK không được phép thu quá 0,5% tổng giá trị giao dịch và không quy định tối thiểu. Dưới đây là bảng tổng hợp biểu phí giao dịch của các công ty chứng khoán (phí môi giới) của một số CTCK tại Việt Nam:
Công ty | Thị phần | Phí giao dịch (tổng giá trị giao dịch mỗi ngày trên một tài khoản) |
VPS | 13,24% | Giao dịch trực tuyến: 0,2% |
Giao dịch qua các kênh khác:
| ||
SSI | 11,89% | Giao dịch trực tuyến: 0,25% |
Giao dịch qua các kênh khác:
| ||
HSC | 8,23% | Giao dịch trực tuyến: 0,2% Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15% |
Giao dịch qua các kênh khác:
| ||
VNDS | 7,46% | Giao dịch trực tuyến: 0,15% |
Giao dịch qua các kênh khác:
| ||
VCSC | 5,62% | 0,15% đến 0,35% |
MAS | 4,41% | Giao dịch trực tuyến: 0,15% |
Giao dịch qua các kênh khác:
| ||
MBS | 4,07% | Giao dịch trực tuyến: 0,12% |
Giao dịch qua các kênh khác:
| ||
TCBS | 3,6% | 0,1% trên tất cả các kênh giao dịch |
Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075% | ||
FPTS | 3,46% |
|
BCS | 3,25% | Gói tư vấn đầu tư online: 0,18% |
Gói chuyên gia tư vấn: 0,2% |
Bảng thông tin biểu phí được cập nhật năm 2022
Vì hiện nay chỉ quy định mức trần chứng khoán là 0,5% trên trên tổng số tiền giao dịch trong ngày và quy định mức sàn đã bị loại bỏ tạo điều kiện cho các công ty cạnh tranh với nhau, giảm mức phí giao dịch chứng khoán rẻ nhất có thể để thu hút khách hàng.
Thực tế thì thì không có công ty chứng khoán nào áp dụng mức phí là 0,5% vì mức phí này được xem là quá cao so với mặt bằng chung của thị trường. Mức phí giao dịch chủ yếu dao động trong khoảng từ 0.1% đến 0.35%, mức phí này được đa số các công ty chứng khoán áp dụng.
Mức phí 0.1% được xem là mức phí giao dịch chứng khoán thấp nhất, rẻ nhất hiện nay. Mức phí này áp dụng cho khách hàng giao dịch trực tuyến và không có nhân viên môi giới hỗ trợ.
10.000 cp x 100.000 đ/cp = 1 tỷ đồng
Với mức phí 0.10% thì số tiền phí bạn phải trả là 1 triệu đồng
Với mức phí 0.15% thì số tiền phí bạn phải trả là 1,5 triệu đồng
Với mức phí 0.20% thì số tiền phí bạn phải trả là 2 triệu đồng
Rõ ràng bạn có thể tiết kiệm cả triệu đồng mỗi lần giao dịch nếu chọn mức phí thấp nhất.
Khi có biểu phí của các công ty thì Infina đương nhiên biết sẽ có một số nhà đầu tư xuất hiện câu hỏi: “Liệu có công ty chứng khoán miễn phí giao dịch trọn đời không?” Không phải là miễn phí theo giai đoạn hoặc theo các chương trình khuyến mãi mà là miễn phí giao dịch chứng khoán trọn đời.
Ngoài ra, khi bạn mua cổ phiếu trực tiếp trên app Infina với chứng khoán lô lẻ, bạn cũng sẽ được miễn phí giao dịch.
Qua bài viết trên, Infina đã cung cấp thông tin chi tiết nhất để giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc về các loại phí trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể so sánh biểu phí giao dịch chứng khoán của các công ty, chọn công ty chứng khoán có chi phí giao dịch thấp, phí dịch vụ công ty nào rẻ nhất? Công ty chứng khoán nào miễn phí giao dịch?
Infina hy vọng, với thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác và đúng đắn nhất, giúp nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản tiền lớn trên thị trường chứng khoán.
Xem thêm:
1. API là gì? API, viết tắt của Application Programming Interface, là giao diện lập…
Key Takeaway Ship COD là hình thức ship COD phổ biến trong thương mại điện…
1. Công an TP Hải Phòng cảnh báo các chiêu thức lừa đảo qua mạng…
1. Trí Tuệ Nhân Tạo Là Gì? Trí tuệ nhân tạo (AI), hay Artificial Intelligence,…
1. Thẻ ghi nợ là gì? 1.1. Thẻ ghi nợ là gì Thẻ ghi nợ…
Trong cuộc cập nhật ngày 5/8 vừa qua, Ngân hàng Nam A đã giảm lãi…