Các bài học tài chính khắc cốt ghi tâm mà bạn cần phải biết trước khi đến 30 tuổi

Bài học tài chính trước 30 tuổi
5/5 - (2 votes)

Vấn đề tài chính luôn là vấn đề đau đầu của mỗi cá nhân, đặc biệt là phái mạnh. Luôn luôn lúc nào cũng có áp lực “Phải giàu, phải thành công”, nhưng phái nữ cũng không ngoại lệ. Hiện nay phái nữ với sự giỏi giang của họ, đã đánh bại đc định kiến “phụ nữ chỉ nên bếp núc, kiếm tiền để đàn ông lo”.

Cho nên bài viết này, Infina sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem các bài học tài chính nào mà bạn cần phải biết trước khi đến 30 tuổi ở cả 2 giới nhé!

1. Bỏ ngay thói quen “Làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu”

Bỏ ngay thói quen có bao nhiêu xài bấy nhiêu trước 30

Những người giàu có nhất trên thế giới không thể đạt được vị trí như ngày hôm nay nếu tháng nào họ cũng tiêu hết lương. Trên thực tế, nhiều triệu phú tự thân chi tiêu rất dè sẻn, cuốn sách “The Millionaire Next Door” (Triệu phú nhà bên) của tác giả Thomas J. Stanley tiết lộ.

Tác giả cuốn sách chỉ ra rằng phần lớn các triệu phú tự thân lái xe ô tô đã qua sử dụng và sống trong những ngôi nhà giá trung bình. Ông cũng phát hiện ra rằng những người lái xe hơi đắt tiền và mặc quần áo đắt tiền thường là những người đang chìm trong nợ nần. Thực tế là tiền lương của họ không đủ để đáp ứng lối sống xa hoa của họ.

Hãy bắt đầu bằng cách chi tiêu 90% thu nhập và tiết kiệm 10% còn lại. Hàng tháng, tự động chuyển khoản này vào tài khoản hưu trí. Hãy tăng dân số tiền tiết kiệm được và giảm dần số tiền cần chi tiêu. Lý tưởng nhất là bạn chỉ tiêu 60-80% tiền lương tháng và tiết kiệm 20-40% còn lại.

2. Lập nên quỹ dự phòng

Lập quỹ dự phòng

Không ai biết trước ngày mai, chính vì vậy, ngoài những khoản chi cho cuộc sống hàng ngày. Hãy đảm bảo bạn luôn có một khoản tiền quỹ dự phòng. Đây sẽ là chiếc phao cứu sinh cho bạn trước các vấn đề bất trắc như bệnh tật, tai nạn,…

Nếu có thể, trước 30 tuổi bạn hãy tách biệt quỹ dự phòng này với tiền tiết kiệm hàng tháng (dùng cho những mục tiêu dài hạn hơn). Để rõ ràng hơn, bạn có thể tìm hiểu nguyên tắc 6 chiếc lọ, nguyên tắc 50 20 30 để có hình dung rõ ràng hơn về phương pháp quản lý tài chính cá nhân này.

3. Xây dựng “ham muốn” cho tương lai ngay từ bây giờ

Xây dựng ham muốn ngay từ bây giờ cho tương lai

Theo thuyết tiến hóa, chúng ta luôn muốn nhiều hơn những gì mình có. Nó được chấp nhận là một điều đương nhiên để con người có thể tiến lên một tầm cao khác.

Đương nhiên, nó cũng mang đến những tác dụng tiêu cực. Như là việc không hiểu rằng tiền không mua được tất cả, nó không thể mang đến hạnh phúc cho chúng ta. Những cuốn sách như “Tuesdays With Morrie” hoặc tác phẩm nổi tiếng “Last Lecture” làm cho chúng ta thấy rõ rằng trong những giây cuối cùng của cuộc đời, người ta sẽ không nhắc nhiều đến vật chất.

Hiểu được bài học này sẽ cho phép bạn tránh xa những sai lầm như là không tiết kiệm cho tương lai mà chỉ tiêu xài hoang phí. Cần phải có sự cân bằng cho mọi thứ.

4. Tìm hiểu rõ về khoản vay sinh viên

Khoản vay sinh viên

Một sự thật phải nhìn nhận là một số người trẻ ngày nay chưa nhận thức hoàn chỉnh về các khoản vay lúc họ còn là sinh viên. Một nghiên cứu năm 2016 do Citizen Banks thực hiện cho thấy hơn một nửa số người đi vay không nắm bắt đầy đủ quy trình hoạt động của các khoản vay khiến thời gian trả nợ như bị kéo dài thêm hoặc dẫn tới nguy cơ không trả nổi.

Cứ 10 thanh niên thì lại có 6 trong số đó cho rằng không có gì đáng lo đối với các khoản thanh toán hàng tháng, trong khi 45% không rõ về số tiền hàng năm mà họ đã phải trả cho các khoản vay của mình.

Kể từ khi suy thoái kinh tế, lãi suất đã ở mức thấp trong lịch sử, làm giảm bớt một số áp lực lên các khoản nợ vay của sinh viên. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi cẩn thận mức lãi suất của các khoản cho vay của bạn.

5. Trả hết những số nợ đã có từ trước

Trả hết số nợ vay trước 30 tuổi

Thẻ tín dụng là phương tiện dùng để thay thế tiền mặt trong các giao dịch chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Tuy nhiên, nhiều chủ thẻ lại không kiểm soát được việc chi tiêu và đã vô tình trở thành “con nợ xấu”. Và sai lầm lớn nhất khi dùng thẻ tín dụng chính là mở quá nhiều thẻ. Bạn cần kiểm soát vấn đề này để quản lý tài chính trước năm 30 tuổi tốt hơn.

Thông thường, mỗi thẻ tín dụng luôn đi kèm với tỉ lệ dư nợ phải trả tối thiểu trong từng kỳ (thường là 5%). Nếu có nhiều hơn một thẻ tín dụng, bạn nên tập trung vào một con số duy nhất là lãi suất của từng khoản nợ và ưu tiên trả hết các món lãi suất cao trước tiên. Sau khi trả hết nợ, hãy đóng bớt thẻ và lên kế hoạch đầu tư dài hạn cho tương lai và cố gắng tránh rơi vào tình huống nợ nần như trước.

6. Lên kế hoạch tài chính dài hạn

Có tiền nên đầu tư tại Infina
Infina – Nền tảng đầu tư và tích lũy mới nhất hiện nay

Bài toán kinh tế luôn thay đổi và đòi hỏi những cái đầu nhanh nhạy. Mục tiêu thành công trước tuổi 30 cũng đòi hỏi bạn cần nắm bắt tình thế tốt nhất. Để tiến đến một quãng đường dài, bạn cần bắt đầu từ những bước đi tài chính ngắn nhất. Liệt kê những khoản chi tiêu cần được ưu tiên để tranh thủ thực hiện trước như mua xe, mua nhà,…

Sau đó, khi đã đạt được các mục tiêu quan trọng trong đời. Lúc đó, bạn mới có thể bắt đầu tính tới bước đi dài hạn như đầu tư cho chứng khoán hay BĐS chẳng hạn. Những mục tiêu ngắn hạn khi đã được liên tục sẽ giúp chúng ta không ngừng nghỉ tiến đến sự ổn định về cuộc sống và cả tài chính cá nhân.

Bên cạnh đó, bạn cũng thể tăng thu nhập thu động cho thời gian dài hạn tại app Infina – Ứng dụng đầu tư và tích lũy trẻ trung hàng đầu Việt Nam. Bạn có thể gửi tích lũy với lãi suất 6%/ năm hoặc đầu tư chứng chỉ quỹ với lãi suất 40%/ năm. Không tải ngay tại ĐÂY thì hơi muộn để góp phần tăng thêm thu nhập cho kế hoạch tài chính dài hạn của bạn đấy.

KẾT LUẬN

Việc quản lý tài chính cá nhân luôn là một việc không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn biết cách điều chỉnh và lập kế hoạch hợp lý thì việc chi tiêu của bạn sẽ đúng theo quỹ đạo mà bạn đề ra. Hãy cố gắng tạo dựng cho mình những thành công nhất định từ những bài học trên trước 30 tuổi nhé!

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: Lập kế hoạch tài chính cá nhân dễ dàng từ con số 0