Kiến thức tài chính

BSC là gì? BSC có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

5/5 - (2 votes)

BSC là một thuật ngữ không còn xa lạ với các doanh nghiệp, nó mang lại nhiều lợi ích và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Hiện nay, BSC đang ngày càng phổ biến và phát huy hiệu quả vai trò của nó, vậy BSC là gì? BSC là viết tắt của từ gì? Hãy cùng Infina tìm hiểu chi tiết ngay nhé!

BSC là gì?

BSC là viết tắt của thuật ngữ Balanced Scoreband, đây là một thuật ngữ được sáng tạo bởi hai tiến sĩ tài ba của đại học Harvard là Robert Kaplan và David Norton. Trong tiếng Việt, BSC có nghĩa là thẻ điểm cân bằng hay thẻ cân bằng điểm, là một hệ thống, phương pháp đo lường, đánh giá, giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu và hoạch định chiến lược của mình.

Không chỉ vậy, thuật ngữ BSC còn là hệ thống quản lý, hệ thống đo lường hay một công cụ trao đổi thông tin hiệu quả, là nguồn thông tin chính xác về quá trình thực hiện dự án cụ thể, giúp đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp.

Cấu trúc của BSC như thế nào?

Mô hình BSC hay mô hình thẻ cân bằng điểm có cấu trúc bao gồm 4 khía cạnh cụ thể:

  • Thước đo tài chính (Financial).
  • Thước đo khách hàng (Customer).
  • Thước đo quá trình nội bộ (Internal Business Processes).
  • Thước đo học tập và phát triển (Learning & Growth).

Mỗi yếu tố là một loại thước đo hiệu quả, năng suất trong quá trình hoạt động của tổ chức. Những yếu tố trong mô hình BSC đều có những điểm đặc trưng riêng, đồng thời có sự liên kết và tương trợ cho những khía cạnh còn lại.

Thước đo tài chính (Financial)

Thước đo tài chính là một trong những yếu tố chủ chốt của mô hình BSC, yếu tố này có vai trò giúp cho doanh nghiệp kiểm tra, đo lường các số liệu về tài chính gồm tăng trưởng, lợi nhuận, hệ số vòng quay tồn kho, nợ phải trả ngắn hạn, nợ phải trả dài hạn, nguồn vốn, dòng tiền hoạt động, vòng quay vốn lưu động,…

Bên cạnh những số liệu trên, thước đo tài chính còn cung cấp các thông tin về chỉ tiêu khác như chi phí khấu hao, doanh thu, tốc độ tăng trưởng, doanh thu, chi phí cố định, giá trị tài sản lưu động bình quân, hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỉ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS), lãi ròng.

Đây đều là những chỉ số quan trọng, giúp đánh giá tính hiệu quả của chiến lược trong quá trình sử dụng mô hình BSC.

Thước đo khách hàng (Customer)

Khách hàng là yếu tố tiên quyết tạo ra giá trị và doanh thu cho doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Thước đo khách hàng trong mô hình BSC giúp đánh giá một cách khách quan về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Thước đo khách hàng là công cụ để doanh nghiệp tự đánh giá, rút kinh nghiệm để cung cấp được những giá trị đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao các thuộc tính quan trọng của sản phẩm, dịch vụ như tính năng, chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, trải nghiệm sử dụng dịch vụ.

Thước đo quy trình nội bộ (Internal Business Processes)

Thước đo quá trình nội bộ mô tả quá trình hoạt động, làm việc, vận hành của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tự kiểm tra, đánh giá, rà soát hoạt động nội bộ của mình.

Thước đo quá trình nội bộ còn cung cấp chỉ số về hiệu suất, thời gian chu trình, tỷ lệ sai sót, thời gian phản hồi đơn hàng, năng lực hoạt động trong doanh nghiệp.

Thước đo học tập và tăng trưởng (Learning & Growth)

Yếu tố học tập và tăng trưởng trong BSC cho biết tình hình đào tạo, tập huấn, bổ sung những kiến thức mới về công nghệ, kỹ năng mềm nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên.

Với các thước đo tài chính, khách hàng và quy trình nội bộ, doanh nghiệp sẽ đo lường được khoảng cách về nhân lực, tính hiệu quả của quy trình tổ chức, hiểu rõ được ưu điểm và khuyết điểm của doanh nghiệp để khắc phục nhằm đạt được hiệu quả tổ chức mong muốn.

Và để đạt được sự hiệu quả trong tổ chức, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào việc đào tạo nhân viên, nâng cao hệ thống thông tin quản lý, quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, thước đo này quyết định tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Vai trò của BSC đối với doanh nghiệp

 

Sau khi đã hiểu BSC là gì, BSC cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. BSC đóng vai trò cốt lõi trong quá trình quản trị doanh nghiệp, là sợi dây liên kết giữa các chỉ số đo lường và chiến lược lãnh đạo cũng như kinh doanh.

Chúng ta sẽ cùng điểm qua 3 vai trò chính:

BSC là một hệ thống đo lường

BSC là thước đo hiệu suất thông qua hệ thống thẻ và được phân thành các cấp độ khác nhau phù hợp với từng cá nhân trong doanh nghiệp. BSC giúp đo lường, so sánh quy trình thực tế và chiến lược đã được đề ra.

BSC cho doanh nghiệp một cái nhìn cụ thể về tương lai của chiến lược, dự đoán kết quả có được như mục tiêu đề ra hay không.

Thẻ cân bằng điểm là công cụ giúp trao đổi thông tin

BSC là công cụ phát huy tốt vai trò trao đổi thông tin giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Trong khi đó, tổ chức nhân lực tốt quyết định đến mức độ thành công của doanh nghiệp. Do vậy, việc trao đổi thông tin trong doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi sẽ giúp cho nhân viên trao đổi, thảo luận và bổ sung kiến thức cho nhau, cải thiện những yếu điểm và phát huy thế mạnh của công ty.

Thẻ điểm cân bằng là hệ thống quản lý chiến lược

Ngoài hai vai trò quan trọng trên, BSC còn đóng vai trò là một hệ thống quản lý chiến lược, là phương pháp tối ưu nhằm thực hiện các chiến lược thành những hành động cụ thể.

Bên cạnh đó, BSC là chìa khóa có vai trò quản lý, giám sát, thiết lập và theo dõi sát các chiến lược của doanh nghiệp, sắp xếp và thực hiện công việc theo mục tiêu chung đã đề ra.

App đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu

Đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá cực thấp – trải nghiệm làm cổ đông các công ty lớn với số vốn nhỏ. Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán trực tiếp tại app Infina và giao dịch chứng khoán lô chẵn và lô lẻ với số vốn cực thấp chỉ từ 10.000đ.

TẢI APP NGAY!!!

Nhận lợi nhuận 10,5% cho người mới

Kết luận

Bài viết trên đây là một số thông tin cung cấp kiến thức chi tiết về BSC là gì, các khía cạnh chính của BSC tới các bạn. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu hơn về BSC cũng như lợi ích và vai trò của BSC đối với doanh nghiệp.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức
Hà Huệ

Recent Posts

Tìm hiểu về quỹ đầu tư: Tham gia quỹ đầu tư có khó không?

1. Quỹ đầu tư là gì? Quỹ đầu tư, hay còn gọi là quỹ đại…

2 days ago

Các sản phẩm phổ biến của ngân hàng: CASA, tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi!

1. CASA: CASA là gì? CASA, viết tắt của Current Account Savings Account, là tài…

2 days ago

Cách Tính Quỹ Dự Phòng Tối Ưu

Quỹ dự phòng giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính bất ngờ như mất…

2 days ago

TOP 5 bài viết nổi bật tại Cộng đồng Infina tuần 9 – 15/1/2025

1. Chi tiêu Tết 100 triệu đồng: Gia đình Hà Nội ưu tiên khoản biếu…

3 days ago

5 Cách Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Hiệu Quả

Rủi ro tỷ giá có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị đầu tư quốc…

4 days ago

5 Lợi Ích Khi Sử Dụng Tài Khoản Tiết Kiệm Online

Tài khoản tiết kiệm online mang lại lợi ích vượt trội so với cách tiết…

4 days ago