Thiếu nguyên liệu đầu vào, giải pháp nào dành cho nhóm ngành nông lâm thuỷ sản?

[BẢN TIN NHANH] Thiếu nguyên liệu đầu vào, giải pháp nào dành cho nhóm ngành nông lâm thuỷ sản?
5/5 - (2 votes)

Bài viết này được viết từ thành viên của Group cộng đồng đầu tư Infina (Offcial Group). Link gốc bài viết tại đây nhé!

🎯Việc thiếu nguyên liệu đầu vào đang là 1 trong những thực tế ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều ngành chế biến nông lâm thuỷ sản từ nay đến cuối năm.

🎯Trong công văn gửi Bộ KH&ĐT, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định một thách thức hiện hữu của ngành trong 6 tháng cuối năm chính là thiếu nguyên liệu đầu vào. Và cũng theo VASEP, 40-50% tàu khai thác hải sản đã nằm bờ, nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến đã giảm từ 70-80% so với trước. Trong khi nguồn thuỷ sản từ nuôi trồng không tăng lên mà còn có xu hướng giảm đi do chi phí thức ăn cá giống đã tăng cao.

🎯Nhiều chuyên gia cho rằng nguồn nguyên liệu cá tra hiện nay đang giảm vì sau ảnh hưởng của thời gian dài do dịch bệnh và giá thức ăn đang tăng thì các hộ nuôi trồng thuỷ sản đang giảm sản lượng nuôi cá rất nhiều.

🎯Tình trang thiếu nguyên liệu kéo dài sẽ tác động lớn đến các nhà máy thuỷ sản rơi vào tình cảnh khó khăn. Nguyên liệu thức ăn đầu vào khiến giá cá cao đi kèm với cá giống tuổi thọ ko lâu sẽ góp phần làm chi phí phát sinh rất cao. Khi doanh nghiệp bỏ chi phí càng nhiều thì việc bán ra sản phẩm đòi hỏi phải có giá thành cao hơn để duy trì lợi nhuận.Bên cạnh đó, khi giá quá cao, người tiêu dùng cũng có xu hướng giảm nhu cầu, tìm các sản phẩm khác có giá thành thấp hơn. Từ đó cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

🎯Thời tiết năm nay không thuận lợi cũng là yếu tố khiến sản lượng tôm thu hoạch giảm, đây cũng là lý do khiến các nhà máy chế biến tôm phải nhập tôm nguyên liệu nhưng cũng duy trì được công suất từ 50 – 70%.

🎯Hầu hết các ngành chế biến rau củ tại VN chỉ hoạt động được 60% công suất. nguyên nhân cũng chính là thiếu nguyên liệu đầu vào. Do quy mô vùng trồng chưa đủ lớn và các hộ kinh doanh tự trồng trọt theo phương pháp riêng cũng như vùng trồng không đồng nhất sẽ dẫn đến chất lượng không đồng đều khi thu mua, gây khó khăn cho các nhà máy chế biến. Nhà máy chế biến nếu không có cơ chế tạo sự ổn định cho nguồn nguyên liệu đầu vào thì rất khó khăn để sản xuất và xuất khẩu.

🎯Giải pháp:

Việt Nam phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản

  • Về lương thực thực phẩm, nhà máy sản xuất chế biến nên xây dựng đa dạng mạng lưới vùng nguyên liệu thay vì tập trung vào 1 loại thế mạnh, ví dụ như vải, nhà máy có thể thay thế trái cây theo mùa để các loại quả có vụ mùa cuốn chiếu nhằm đảm bảo nhà máy hoạt động quanh năm.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên phát triển lại các sản phẩm thế mạnh, nâng cao giá trị sản phẩm hiện tại cũng như chọn lựa mặt hàng có lợi thế mặt hàng tiêu thụ và giá trị gia tăng tốt tương xứng với mức tăng của vấn đề giá đầu vào để không vào thế bị động khi sản phẩm chủ lực gặp vấn đề như hiện tại.
  • Về thuỷ sản, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản xuất theo chuỗi tuần hoàn khép kín để chủ dộng trong việc kiểm soát giá đầu vào cũng như đảm bảo chất lượng đồng nhất giữa các sản phẩm.

Các cổ phiếu tiêu biểu: HAG, APC, BAF, ASM, HNG, SSC, NSC trên app Infina đều có và các nhà đầu tư có thể giao dịch ngay lập tức.

Tác giả: Phan Khải