4 mẹo giúp bạn cắt giảm chi tiêu, gia tăng tiết kiệm và thu nhập

mẹo chi tiêu
4.5/5 - (2 votes)

Chắc hẳn ai cũng đã một vài lần đặt ra câu hỏi tại sao mình lại chi quá nhiều tiền như vậy cho những món hàng không cần thiết hoặc những thứ mà mình biết chắc là sẽ sớm bị mất giá. Chi tiêu bất hợp lý khiến tỷ lệ tiết kiệm của bạn giảm đi đáng kể, ngay cả khi thu nhập đã tăng lên. Sau đây sẽ là 4 mẹo giúp bạn cắt giảm chi tiêu, gia tăng tiết kiệm và thu nhập mà Infina chia sẻ cho bạn!

Thực trạng chi tiêu hiện nay

Thực tế, vào thời điểm cuối năm hoặc năm mới, chúng ta có thói quen xem xét bảng sao kê tín dụng, các sổ sách ghi chép chi tiêu và càng xem thì càng dễ cảm thấy bực bội và thất vọng về bản thân.

Chắc hẳn ai cũng đã một vài lần đặt ra câu hỏi tại sao mình lại chi quá nhiều tiền như vậy cho những món hàng không cần thiết hoặc những thứ mà mình biết chắc là sẽ sớm bị mất giá. Chi tiêu bất hợp lý khiến tỷ lệ tiết kiệm của bạn giảm đi đáng kể, ngay cả khi thu nhập đã tăng lên.

Với thực trạng như vậy, chúng ta bắt đầu cuống cuồng kiểm tra xem mình sẽ còn bao nhiêu tiền mặt trong ngân hàng, nếu không mua những khoản đó thì liệu sẽ tiết kiệm thêm được bao nhiêu? Rõ ràng, có biết bao bộ quần áo mới bạn treo trong tủ mà chưa bao giờ dùng tới?

Nếu bạn đang gặp phải tất cả những vấn đề như vậy thì kiểm soát tài chính nhiều hơn vào năm 2022 chắc chắn là nhiệm vụ bắt buộc. Hãy thử đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 22% tổng thu nhập của mình bạn nhé. Để thực hiện được kế hoạch đó, hãy áp dụng các bước trong quy trình sau đây để cắt giảm dần chi tiêu của mình trong vài tháng tới, theo Business Insider.

1. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng online

thẻ tín dụng

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bạn lạm chi thường xuyên là thực hiện quá nhiều giao dịch mua hàng trực tuyến. Chúng ta thường lướt các cửa hàng trực tuyến trên mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, nhấp vào các quảng cáo trên mạng xã hội, cho hàng vào giỏ và nhấn nút mua – thậm chí trước cả khi bạn tử hỏi lại xem mình có cần hay không, có đủ điều kiện mua chúng hay không.

Đặc biệt là nếu tài khoản thanh toán của bạn kết nối với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Nghĩa là, khi bạn thích sẽ thanh toán được ngay, các mặt hàng cũng khó mà vượt qua định mức thẻ nhưng về lâu dài, điều này khiến bạn quá dễ dàng thanh toán, hành động và chi tiêu thiếu suy nghĩ.

Để hạn chế chi tiêu sai lầm như vậy, bạn hãy thử dừng kết nối thẻ tín dụng một thời gian xem sao, và đương nhiên, giới hạn số tiền dành cho chi tiêu, mua sắm trực tuyến cũng sẽ giúp ích. Bằng cách đó, nếu có thứ gì đó bạn thực sự cần thì bạn mới bỏ vào trong giỏ và có thể có thêm thời gian suy nghĩ trước khi mua ngay lập tức.

2. Cắt giảm các khoản chi tiêu bằng cách dừng mua quần áo mới

mua hàng online

Mỗi khi dọn tủ, chắc hẳn chúng ta thường có nhiều lần tự nhủ rằng mình không cần thêm quần áo mới. Thế nhưng, thực tế thú vị là đa số mọi người chi tiêu vài trăm đến vài triệu tiền quần áo, giày dép và phụ kiện mới mỗi tháng.

Bạn có thể thực hiện một thử thách thú vị để chấm dứt việc mua quá nhiều quần áo. Hãy đặt ra cho mình nguyên tắc, đó là trước khi được phép mua thứ gì đó mới thì bạn chắc chắn mình đã mặc món đồ tương tự còn đang nằm im trong tủ. Đây sẽ là 1 mẹo cắt giảm chi tiêu cực hay mà bạn không nên bỏ qua.

Ví dụ, nếu bạn tìm thấy một đôi giày thể thao mới mà bạn muốn mua, hãy dành cả tháng để đi 6 đôi giày thể thao khác mà bạn đang có. Nếu sau ngần ấy thời gian mà bạn vẫn muốn mua đôi mới, hãy cân nhắc thanh lý, bán lại hoặc tặng lại 1, 2 đôi cũ.

3. Cố gắng tận dụng các nguồn tài nguyên, sự hỗ trợ miễn phí

miễn phí

Vì đại dịch mà nhiều người trong chúng ta có thời gian sắp xếp, trang trí nhà cửa và điều này tiêu tốn rất nhiều tiền. Đây cũng là một ví dụ khác về việc chi tiêu quá nhiều cho những khoản có thể không thực sự cần thiết.

Và để bù lại, bạn có hai cách: Một là cắt giảm hầu hết chi tiêu khác để bù vào, 2 là thử tìm kiếm các sự hỗ trợ miễn phí, ví dụ như các nhóm thanh lý đồ giá rẻ hoặc cho lại, tặng lại đồ dùng cũ, đồ nội thất cũ xung quanh bạn… Thực tế, bạn sẽ nhận ra rằng mình sẽ tiết kiệm được hàng triệu hoặc chục triệu từ cách này đấy.

4. Theo dõi tất cả hoạt động chi tiêu và mua sắm hàng ngày

theo dõi chi tiêu

Cho dù với người trưởng thành thì rất có thể, những năm ngoài 30 tuổi mới là năm đầu bạn biết đến lập ngân sách và nỗ lực gắn bó với ngân sách. Nếu theo đuổi kế hoạch lâu dài, bạn sẽ nhận ra có nhiều tháng bạn buộc phải điều chỉnh ngân sách, chi tiêu ít đi, tăng tiết kiệm cho các khoản lớn hoặc tiết kiệm ít do chi tiêu quá nhiều và hết tiền.

Để kiên trì với kế hoạch ngân sách, bám sát ngân sách là bạn hãy theo dõi tất cả hoạt động chi tiêu, giao dịch mua sắm hàng ngày của mình. Mỗi tối, sau bữa ăn, bạn hãy dành ra 5 phút để xem xét lại tất cả các khoản chi tiêu của mình trong ngày và cố gắng nhận ra các thói quen mua sắm tiêu cực, từ đó thay đổi kịp thời để tiết kiệm được nhiều hơn. Đây là mẹo chi tiêu cuối cùng cực kì bổ ích mà bạn không nên quên.

Kết luận

Đối với việc lập ngân sách hay quản lý chi tiêu, để tiết kiệm nói chung thì nói luôn dễ hơn làm và chúng ta thường khó kiên trì khi ngay lập tức phải cắt giảm quá nhiều. Do đó, cách tốt nhất là bạn hãy làm từng bước một và kiên trì với kế hoạch của mình. Trên đây là 4 mẹo cắt giảm chi tiêu hay nhất mà bạn nên tham khảo để gia tăng tiết kiệm và thu nhập.

Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm: Những điểm cần cân nhắc về lãi suất tiết kiệm để sinh lời mạnh