11 rủi ro khiến nhà đầu tư Bất động sản mất sạch vốn

11 rủi ro khiến nhà đầu tư Bất động sản mất sạch vốn
1/5 - (1 vote)

11 rủi ro khiến nhà đầu tư Bất động sản mất sạch vốn

Vướng quy hoạch

Người mua bất động sản không kiểm tra hoặc không thể kiểm tra thông tin quy hoạch của bất động sản.


Vướng dự án thế chấp

Có thể sẽ khiến bạn “tay không ra về”. Cách tốt nhất để đề phòng là yêu cầu người bán, chủ đầu tư xuất trình các giấy tờ về thông tin dự án, nếu từng thế chấp ngân hàng hoặc đã thế chấp thì phải được giải chấp trước khi tiến hành việc mua bán.


Mua tài sản đang bị chiếm dụng

Phần lớn nằm ở người đầu tư bất động sản không tìm hiểu kỹ thông tin, mua phải bất động sản đang tranh chấp hoặc đang bị ngăn chặn giao dịch…


Mua phải bất động sản chưa đủ điều kiện bán

Nhà đầu tư nếu không cẩn trọng khi mua phải bất động sản không hoặc chưa đủ điều kiện để giao dịch: dự án chưa được hoàn tất các thủ tục pháp lý, chưa đủ điều kiện bán


11 rủi ro khiến nhà đầu tư Bất động sản mất sạch vốn

Chất lượng bất động sản không đảm bảo

Đối với các dự án nhất là các dự án hình thành trong tương lai thì rủi ro người mua nhận được sản phẩm không đúng với kỳ vọng, sai thiết kế là hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi người mua kiểm tra chất lượng bất động sản hời hợt, không đầy đủ hạng mục và không chính thống. Điều này khiến giá trị bất động sản giảm mạnh gây thiệt hại nặng nề cho người đầu tư.


Hợp đồng mua bán sai chuẩn

Theo quy định, hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản phải được thành lập thành văn bản và được công chứng. Nhưng thực tế vẫn tồn tại các hợp đồng mua bán được thực hiện bằng giấy tay, không qua công chứng, thậm chí bằng cam kết “miệng” hay chỉ lập vi bằng. Đây là một sai lầm có thể dẫn đến rủi ro mất trắng cho phía bên mua.


Đúng thời điểm nhưng sai người

Trường hợp này xảy ra khi bất động sản đang giao dịch thuộc sở hữu chung nhưng chỉ có một bên đứng ra giao dịch hoặc người đứng ra thực hiện giao dịch không phải là chủ sở hữu. Ví dụ, tài sản của vợ chồng nhưng chỉ giao dịch với vợ hoặc chồng mà không có sự đồng ý hợp pháp của người còn lại. Hoặc tài sản của ông bà, bố mẹ nhưng con cháu đứng ra giao dịch.


Thỏa thuận cọc qua loa

Mâu thuẫn sẽ xảy ra trong quá trình giao dịch, một bên yêu cầu hủy cọc hoặc tiếp tục nhưng bên còn lại không đồng ý và muốn giải quyết theo các điều khoản thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận không rõ ràng, vướng mắc sẽ xảy ra.


11 rủi ro khiến nhà đầu tư Bất động sản mất sạch vốn

Mất trắng vì bị lừa đảo

Chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng mang đi đặt cọc, giữ chỗ, bán cho nhiều người bằng giấy tay hoặc bằng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền. Đây là những loại hợp đồng đầy rủi ro có thể khiến nhà đầu tư mất sạch tiền tỷ nếu gặp phải tình huống lừa đảo này.


Rủi ro “né” thuế

Nhiều trường hợp vì muốn giảm số tiền thuế phải đóng khi phát sinh giao dịch mua bán nhà đất mà bên bán tiến hành kê khai giá trị trên hợp đồng mua bán bất động sản có công chứng thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế ghi trên hợp đồng đặt cọc trước đó. Nếu sau khi ký kết hợp đồng, công chứng một bên thay đổi quyết định hoặc cố tình vi phạm hợp đồng, ví dụ như bên mua chỉ muốn trả đúng số tiền trên hợp đồng mua bán đã công chứng thì rất dễ phát sinh xung đột.


Xung đột về giá, phí, phương thức thanh toán

Nếu người mua không thỏa thuận kỹ về giá cả, phí và chi phí trước đó (đặc biệt là tại thời điểm đặt cọc) dẫn đến không phân định được ai phải chịu khoản chi phí phát sinh. Việc thanh toán theo tiến độ như thế nào, bao nhiêu và bằng phương thức nào nếu không có thỏa thuận kỹ có thể dẫn đến tranh cãi.